spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Volkswagen đang mắc kẹt trong tình trạng rủi ro về uy tín ở Tân Cương

Hãng sản xuất ô tô Volkswagen đang phải đối mặt với một loạt chỉ trích từ các nhà vận động vào ngày 28/2, sau khi người đứng đầu doanh nghiệp chi nhánh Trung Quốc của hãng cho biết, trong chuyến thăm nhà máy của nhà sản xuất ô tô ở Tân Cương, ông không nhìn thấy dấu hiệu lao động cưỡng bức.

Triển lãm ô tô Thượng Hải tại Thượng Hải
Volkswagen đang mắc kẹt trong tình trạng rủi ro về uy tín ở Tân Cương – Ảnh: Triển lãm ô tô tại Thượng Hải (Reuters)

Nhiều nhà hoạt động nhân quyền và một nhóm các nhà lập pháp quốc tế cho biết việc xác minh các tiêu chuẩn lao động trong khu vực này là không thể.

Kể từ những năm 2000, các nhóm nhân quyền đã ghi nhận nhiều vụ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm cả việc cưỡng bức lao động hàng loạt trong các trại tạm giam. Liên Hợp Quốc cho rằng điều đó có thể cấu thành tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ hành vi lạm dụng nào ở Tân Cương.

Giám đốc Trung Quốc của Volkswagen (VLKAF)- Ralf Brandstaetter đã dành 1 ngày rưỡi từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 2, để tham quan cơ sở sản xuất của tập đoàn đến từ nước Đức này tại Tân Cương. Đây là một phần trong việc liên doanh với SAIC Motor của Trung Quốc và Volkswagen (VLKAF ).

Brandstaetter cho biết ông không thấy dấu hiệu của lao động cưỡng bức nào, và những nhận xét từ công nhân phù hợp với các báo cáo mà Volkswagen đã nhận được từ SAIC về nhà máy.

“Tôi có thể nói chuyện với mọi người và rút ra kết luận của mình. Tôi đã trải nghiệm và xác minh sự thật, đó là những gì tôi đã làm. Và tôi không tìm thấy bất kỳ mâu thuẫn nào” ông nói và cho biết thêm đây là chuyến thăm đầu tiên, nhưng không phải là lần cuối cùng của ông.

International Frankfurt Autoshow IAA in Frankfurt
Ralf Brandstaetter, Giám đốc điều hành của thương hiệu Xe khách Volkswagen ra hiệu trước logo sửa đổi của nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen AG trong buổi xem trước nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tại Triển lãm Ô tô Frankfurt quốc tế IAA ở Frankfurt, Đức ngày 9 tháng 9 năm 2019 .REUTERS/Wolfgang Rattay

Tuy nhiên Luke de Pulford của Liên minh Nghị viện về Trung Quốc, một nhóm các nhà lập pháp từ 30 quốc gia dân chủ bao gồm Anh, Đức và Hoa Kỳ, cho biết các tổ chức nhân quyền nhận thấy rằng các tiêu chuẩn lao động không thể được xác minh trong khu vực này, vì các thành viên là người Duy Ngô Nhĩ thiểu số sẽ không thể tự do phát biểu mà không lo sợ cho sự an toàn của họ.

Các nhà vận động tại Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới ở Đức và các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield Hallam, cùng tác giả của một báo cáo về các mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô với Tân Cương, cho biết chuyến thăm và các cuộc trò chuyện với công nhân của Volkswagen có thể đã được lên kế hoạch trước và có sự phối hợp từ chính quyền.

Brandstaetter cho biết ông đã nói chuyện rất lâu với bảy công nhân – bao gồm cả người Hán, người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh – một số thông qua phiên dịch viên do Volkswagen lựa chọn và một số bằng tiếng Anh, đồng thời họ cũng tổ chức các cuộc thảo luận ngắn với những công nhân khác trong chuyến tham quan của mình. Ông cho biết những sự kiện này diễn ra mà không có sự giám sát của chính phủ.

Volkswagen nói rằng họ chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng về lao động cưỡng bức trong lực lượng lao động Tân Cương, và sự hiện diện của họ là tích cực đối với người dân địa phương. Họ cũng phủ nhận việc duy trì nhà máy là một điều kiện do Bắc Kinh áp đặt để tiếp tục sản xuất ô tô trên khắp Trung Quốc.

Thomas Steg – Nhà vận động hành lang chính cho biết, ban đầu Volkswagen được khen ngợi vì đã thành lập nhà máy, khi so sánh mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện sống với mục tiêu thống nhất nước Đức.

Nhưng bầu không khí đã thay đổi sau nhiều cuộc tấn công chết người ở Tân Cương và các nơi khác trong khoảng thời gian từ 2009-2014. Lúc đó chính phủ Trung Quốc đổ hết tội lỗi cho các phần tử quá khích ở Tân Cương và dẫn đến một “cách tiếp cận đàn áp đáng kể hơn” .

TTK 2.2 02

Tuy nhiên, với việc Volkswagen đang tìm kiếm các đối tác hợp đồng mới trên toàn thế giới — một phần nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của hãng để không bị ràng buộc thị trường Trung Quốc — thì việc phá vỡ thỏa thuận với SAIC Motor để duy trì nhà máy cho đến năm 2030 là điều không thể xảy ra.

Ngoài ra, Ingo Speich, người đứng đầu bộ phận phát triển bền vững và quản trị doanh nghiệp của Deka Investment, một trong 20 nhà đầu tư hàng đầu của Volkswagen, cho biết rủi ro về uy tín của việc giữ lại nhà máy có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô này.

Hiện tại, một số quỹ đã chuyển danh mục đầu tư của họ để loại trừ cổ phiếu của Volkswagen, sau khi nhà cung cấp chỉ số MSCI đưa ra cảnh báo về xếp hạng môi trường, xã hội và quản trị đối với Volkswagen vì nhà máy tại Tân Cương vào tháng 11 năm ngoái.

Speich cho biết: “Volkswagen đang mắc kẹt trong tình trạng rủi ro về uy tín ở Tân Cương”.

Theo Reuters

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều