spot_img
21 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Gần 400 người tham gia cưỡng chế bệnh viện đa khoa Anh Minh

Tân Thế Kỷ – Gần 400 người là cán bộ Cục Thi hành án Dân sự, công an, kiểm sát viên… đã cưỡng chế Bệnh viện Anh Minh để thi hành khoản nợ 238 tỷ đồng.

Cưỡng chế bệnh viện Anh Minh | Tân Thế Kỷ
Lực lượng thi hành án thực hiện việc cưỡng chế Bệnh viện Đa khoa Anh Minh

Ngày 31/5, lực lượng thi hành án cùng nhiều xe tải đến Bệnh viện Đa khoa Anh Minh (trước đây là Bệnh viện quốc tế Vũ Anh – do Hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga sáng lập) trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, để “đưa toàn bộ người và tài sản ra khỏi Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Anh Minh.

Trước đó Cục Thi hành án Dân sự TP. HCM đã có thông báo về việc cưỡng chế nhằm thi hành án khoản nợ 238 tỷ đồng của phía bệnh viện, bàn giao tài sản (quyền sử dụng đất) cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Phát (phía mua được tài sản bán đấu giá).

Phía Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Anh Minh chấp hành quyết định thi hành án. Dự kiến việc thi hành án sẽ diễn ra trong hai ngày.

Theo hồ sơ vụ án, Bệnh viện Đa khoa Anh Minh có hai thành viên góp vốn là ông Vũ Hải Anh góp 59 tỷ đồng (tương đương 10%) và em trai Vũ Hải Minh Anh góp 531 tỷ đồng (tương đương 90%) vốn điều lệ. Cả hai là con trai bà Tuyết Nga.

Ngày 25/4/2012, hai anh em lập hợp đồng chuyển nhượng vốn. Cụ thể, ông Minh Anh chuyển nhượng cho Hải Anh 80% vốn điều lệ trong Công ty Vũ Anh, tương đương giá trị vốn góp là 472 tỷ đồng. Ông Hải Anh sau đó thế chấp toàn bộ 2.810 m2 và tài sản gắn liền với đất của công ty cùng toàn bộ vốn góp của hai anh em để vay Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) 230 tỷ đồng, mục đích để mua lại một phần vốn góp của ông Minh Anh. Ngân hàng đã giải ngân được 83,8 tỷ đồng.

Do ông Hải Anh không có khả năng trả nợ, bị Oceanbank kiện năm 2016. Ngân hàng này sau đó bán khoản nợ cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Phát. Đồng thời, giữa ông và anh trai phát sinh tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

Vụ án được TAND TP.HCM xử sơ thẩm năm 2019 và TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm năm 2020, đều tuyên buộc ông Hải Anh phải thanh toán cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Phát tổng số tiền 238,2 tỷ đồng (gồm nợ gốc 83,7 tỷ đồng, nợ lãi 154,3 tỷ); hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa ông Minh Anh và ông Hải Anh.

Cả hai bản án này bị VKSND Tối cao kháng nghị hủy. Hội đồng thẩm phán của TAND Tối cao xử giám đốc thẩm đã tuyên hủy một phần bản án “về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp”.

Theo Cục Thi hành án Dân sự TP HCM, quyết định cưỡng chế Bệnh viện Đa khoa Anh Minh được đưa ra sau khi cơ quan này đã họp liên ngành và báo cáo Tổng cục Thi hành án hướng dẫn nghiệp vụ để đảm bảo việc cưỡng chế được thực hiện đúng quy định. Theo đó, liên ngành Trung ương kết luận quyết định giám đốc thẩm ngày 29/4/2022 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao chỉ hủy về phần giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn giữa ông Hải Anh và em trai Minh Anh, không đề cập đến hợp đồng vay tiền giữa ông Hải Anh và ngân hàng – tức hợp đồng tín dụng làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của ông Hải Anh có hiệu lực thi hành.

Như vậy, bản án này buộc ông Hải Anh phải thanh toán cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Phát số tiền hơn 238 tỷ đồng gồm nợ gốc và lãi. Do ông Hải Anh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên chấp hành viên đã phát mãi tài sản thế chấp (Bệnh viện Đa khoa Anh Minh) là đúng theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện đa khoa Anh Minh
Bệnh viện Anh Minh hiện đã ngưng hoạt động trước đó

Giám đốc bệnh viện Anh Minh phản đối

Hôm 26/5, ông Vũ Hải Minh Anh, Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Anh Minh (người đại diện theo pháp luật) phản đối quyết định cưỡng chế thi hành án.

Chúng tôi không có ý định chống đối các hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có Cục Thi hành án Dân sự TP HCM. Nhưng chúng tôi muốn được các cơ quan chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình“, ông này nói, thêm rằng “Cục Thi hành án căn cứ vào cuộc họp liên ngành Trung ương để cưỡng chế thi hành án mà không dựa trên các quy định của pháp luật là vi hiến“.

Theo ông, tại khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 50 Luật Thi hành án Dân sự quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này.

Ngoài ra, hiện nay, ngoài khu đất hơn 2.800 m2 và công trình trên đất thì tại bệnh viện còn có nhiều trang thiết bị y tế gồm: máy chụp X-Quang; máy chụp CT; trang thiết bị phòng mổ; trang thiết bị vật tư y tế và nhiều trang thiết bị, vật tư khác bao gồm hoá chất độc hại và chất phóng xạ… trị giá hơn 100 tỷ đồng.

Các trang thiết bị này không phải là tài sản thế chấp để bảo đảm khoản vay nên không phải là tài sản thuộc diện phải thi hành án. Nhưng hiện giờ công ty không thể tự nguyện di dời.

Giải thích từ cơ quan chức năng

Giải thích về quy định “phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định bị huỷ một phần hoặc toàn bộ” tại Điều 50 Luật thi hành án 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, phía Cục Thi hành án dân sự TP. HCM cho rằng, việc đình chỉ này chỉ áp dụng đối với phần bản án, quyết định bị huỷ.

Còn đối với phần có hiệu lực, cơ quan thi hành án vẫn thi hành theo thủ tục. Hơn nữa, điều luật này cũng quy định chỉ đình chỉ “trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 103” – tức người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá, nhưng bản án, quyết định bị huỷ một phần.

Từ đó, phía cơ quan thi hành án này khẳng định, việc bản án bị huỷ một phần, song chấp hành viên vẫn thi hành án đối với phần còn lại là đúng theo quy định của pháp luật.

BN 1 jpeg 3 1

Theo VNE.

Đà Lạt: Viện Kiếm sát nhân dân “can ngăn” nhưng Toà Án nhân dân vẫn phạm Luật

Khởi tố vụ án 488 biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai

Giải cứu 437 người Việt khỏi sòng bạc ở Philippines, 60 người về nước sáng 30/5

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều