spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Chính thức bỏ quê quán, vân tay trên thẻ căn cước

Luật Căn cước mới quy định, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sáng 27/11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Quốc hội chính thức đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước - Ảnh 1.
Với việc luật Căn cước được thông qua, thẻ CCCD sẽ có tên gọi mới là thẻ căn cước (Ảnh TNO)

Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc dự thảo bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.

Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói, nghề nghiệp…

Luật Căn cước cũng cho phép người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Nghi Vân (t.h)

BN 2 jpeg 2

Xem thêm:

Doanh nghiệp có được tùy ý trừ lương người lao động?

Từ 1/12/2023, chuyển khoản từ 500 triệu bắt buộc phải báo cáo

Không được giữ căn cước của người dân?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều