Tân Thế Kỷ – Tờ Greek Reporter đưa tin, Chính phủ Ấn Độ mới đây đã quyết định loại bỏ các bài giảng liên quan đến Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa ở trường học, bao gồm các sách giáo khoa được sử dụng trong các lớp khoa học ở khối lớp 9 và 10 tại những trường công lập.
Trong năm học 2021-2022, Hội đồng Đào tạo và Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia (NCERT), một tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm chọn sách giáo khoa và thiết lập chương trình giảng dạy cho 256 triệu học sinh của Ấn Độ, đã thông báo rằng các vấn đề liên quan đến sự tiến hóa của Thuyết Darwin sẽ bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa ở các lớp 9 và 10 ở Ấn Độ.
Thuyết tiến hóa Darwin có đưa ra giả thuyết về nguồn gốc loài người. Do vậy, học thuyết này không chỉ ảnh hưởng tới khoa học nói chung, mà nó có ảnh hưởng tới cả các vấn đề đạo đức xã hội, triết học và tín ngưỡng. Giả thuyết này thực sự vẫn còn là một giả thuyết gây tranh cãi, nhưng nó vẫn được rao giảng ở nhiều nơi.
Thuyết tiến hóa đến từ phương Tây nhưng trong những người tin tưởng Thuyết tiến hóa thì tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, Liên Xô cũ và những quốc gia cộng sản cũ của Đông Âu. Đặc điểm chung của những nước này là: Quyền lực quốc gia được dùng để ngăn cấm tín ngưỡng và nhồi nhét Thuyết vô Thần. Từ đó, nhiều người dân bị giáo dục một chiều, không chỉ tự mình coi Thuyết vô Thần là quy tắc vàng, mà còn đương nhiên cho rằng mọi người ai cũng vậy.
Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với học thuyết này, một sản phẩm của thế kỷ 19, thời kỳ mà khoa học còn kém phát triển.
NTDVN đưa tin, một số nhà tiến hoá học đã tạo ra bằng chứng giả về hóa thạch chiếc hộp sọ của vượn – người (người Piltdown) như một ‘mắt xích còn thiếu’ của Thuyết tiến hóa. Thực chất đó là một trò lừa đảo khoa học lớn nhất lịch sử. Vụ án chỉ bị phát giác sau 41 năm, vào năm 1953, đó là hộp sọ của một người đàn ông hiện đại, chế tác với xương hàm dưới của đười ươi.
Các nhà khoa học đã liệt kê ra 10 điểm sơ hở về khoa học trong Thuyết tiến hoá Darwin. Trong đó vụ án Người Piltdown: Vụ lừa đảo khoa học đình đám nhất lịch sử về tiến hóa là nổi bật nhất.
Ngoài ra, vào năm 2019, một bản danh sách “Các nhà khoa học không đồng tình với Thuyết tiến hóa Darwin” đã có tên hàng nghìn nhà khoa học đầu ngành. Bản danh sách cũng kèm theo tuyên bố sau: “Chúng tôi nghi ngờ cách giải thích của Darwin rằng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là nguồn gốc của đa dạng sinh học. Cần khuyến khích việc kiểm chứng Thuyết tiến hóa Darwin một cách tỉ mỉ”.
Những người ký tên đều đang nắm giữ các chức danh như giáo sư hoặc tiến sĩ từ các Đại học Cambridge, Oxford, Harvard, Berkeley, MIT, UCLA, Pennsylvania và nhiều tổ chức nổi tiếng khác.
Trước đó, vào tháng 2/2017, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định ngừng dạy thuyết tiến hóa trong các trường trung học vì cho rằng thuyết này vẫn còn gây tranh cãi và khó hiểu.
Thuyết tiến hóa của Charles Darwin vốn bị bác bỏ bởi cả Kito giáo và Hồi giáo – những người cho rằng Chúa là người kiến tạo thế giới như trong Kinh Thánh và Kinh Koran đã nói. Theo đó, Chúa cũng là người tạo nên vũ trụ và tất cả sinh vật sống trong vòng 6 ngày.
Những phát hiện khảo cổ làm đảo lộn Thuyết tiến hóa
Kỹ thuật hiện đại ngày nay và lý thuyết tiến hóa đã kết luận rằng con người hiện đại có nguồn gốc từ khoảng vài trăm nghìn năm trước. Nhưng rất nhiều khám phá khảo cổ học gần đây đã làm đảo lộn Thuyết tiến hóa.
Theo dailykos.com: “Tuy nhiều nhà cổ sinh vật học cảm thấy rằng dữ liệu khảo cổ học cho thấy rằng cộng đồng người Homo sapiens có thể đã bắt đầu từ 100.000 năm trước, thì bằng chứng khảo cổ học và DNA về nguồn gốc của loài người hiện đại ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước là khá thuyết phục’’.
Những bộ xương của con người có niên đại gần 300 triệu năm đã được khai quật. Cũng có những phát hiện về dấu vết của con người trong các lớp đá có thể được truy nguyên từ hơn 500 triệu năm trước. Những cổ vật do con người chế tác đã được phát hiện từ các thành tạo đã hơn 600 triệu năm tuổi.
Theo Carl Zimmer trong cuốn sách của ông Hướng dẫn thân thiện bảo tàng Smithsonian về nguồn gốc con người: “Tất cả loài người hiện đại có thể truy tìm nguồn gốc của họ đến một nhóm nhỏ người châu Phi sống cách đây chưa đến 200.000 năm và lan tỏa ra từ châu Phi khoảng 50.000 năm trước.
Bằng chứng về những dấu chân của người cổ xưa đã được tìm thấy tại Laetoli, Tanzania, trong tro núi lửa được coi là ít nhất 3,5 triệu năm tuổi. Mặc dù những dấu chân này không có được liên kết với loài người ngày nay, nhưng các nhà khoa học nổi tiếng của lĩnh vực như Mary Leakey đã kết luận rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta có đôi chân hiện đại kỳ lạ!
Theo krishna.com: “Vì vậy, có vẻ như được cho phép, xem xét một khả năng mà cả Tuttle và Leakey không đề cập đến – những sinh vật sống ở Đông Phi khoảng 3,6 triệu năm trước có cơ thể giống như cơ thể con người hiện đại vì họ có bàn chân hoàn toàn phù hợp với bàn chân con người hiện nay’’.
Một ví dụ khác là việc tìm thấy xương đùi ở hồ Turkana, Kenya, vào năm 1972. Mẫu vật này, tương tự như dấu chân người, được các nhà khoa học xác định là đã hơn 2 triệu năm tuổi. Họ kết luận rằng xương đùi đó thuộc về một loài gọi là tiền-loài người, như là Homo habilis.
Năm 1968, William J. Meister đã phát hiện ra hóa thạch dấu chân Bọ ba thùy (có tên gọi theo khoa học là Trilobite có nghĩa là Tam diệp trùng, con côn trùng có 3 thuỳ) tại Hoa Kỳ. Chiếc giày này có chiều dài 26 cm và chiều rộng 9 cm; đây là kích thước phổ biến của giày nam dành cho người lớn; cụ thể là size 41 của châu Âu (rộng 3,5 inch và dài 10,25 inch).
Vào ngày 16/6/1968, tờ “The Deseret News” đã đăng một bài báo với tiêu đề “Những hóa thạch gây bối rối được khai quật”, đưa tin về việc phát hiện ra hóa thạch với các dấu chân. Bài báo có đính kèm thêm các hình ảnh chụp hóa thạch. Rất nhanh sau đó, các tờ báo khắp nước Mỹ đều đưa tin về việc này. Các nhà khoa học lập tức đến địa phương đó để tiến hành một cuộc điều tra chi tiết hơn.
Bọ ba thùy là loài động vật cổ đại xuất hiện trong kỷ Cambri (kỷ Hàn Vũ) cách nay 560 triệu năm; và nó đã bị tuyệt chủng hoàn toàn vào kỷ Permi cách đây 260 triệu năm. Việc phát hiện ra hóa thạch này đã gây ra những xung đột nghiêm trọng với thuyết tiến hóa. Vì theo Thuyết tiến hóa, lẽ nào cách đây hơn 260 triệu năm đã có con người được.
Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn cộng đồng khoa học đã vô hiệu hóa những phát hiện này hoặc bỏ qua chúng chỉ đơn giản vì chúng không phù hợp với thuyết tiến hóa của Darwin đã được thiết lập và các nghiên cứu khác về thời cổ đại của con người. Theo những lý thuyết đã được thiết lập này, những người hiện đại như chúng ta không thể tồn tại trước 100.000 năm trước.
Tuy nhiên, trước loài người nguyên thủy Homo sapiens, có thể có nhiều tổ tiên nguyên thủy của con người hơn nữa.
Nghi Vân (t.h)
Tham khảo greekreporter.com, Epoch Times, NTDVN
Xem thêm:
Kinh thành tửu sắc Pompeii diệt vong, nhắn nhủ điều gì cho hậu thế?
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*