spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Kinh thành tửu sắc Pompeii diệt vong, nhắn nhủ điều gì cho hậu thế?

Tân Thế Kỷ – Kinh thành tửu sắc Pompeii phồn hoa, giàu có, ngoảnh mặt ra bờ vịnh Naples yên bình, quanh năm ngập trong ánh nắng ấm áp vì đâu lại bị diệt vong chỉ trong chốc lát?

Đó thật sự là câu chuyện để lại bài học sâu sắc cho hậu nhân. Đáng tiếc chúng ta ngày nay thờ ơ với lời cảnh tỉnh đó. Nếu xét đến mức độ xuống dốc của đạo đức người Pompeii khi ấy, so với nhân loại chúng ta hôm nay, nhiều người sẽ ngạc nhiên thấy có sự tương đồng. Thậm chí, nhiều việc mà người hiện nay làm còn đáng sợ hơn nữa.

Pompeii phồn vinh, xa hoa bậc nhất thời La Mã cổ đại

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Italia vào thời ấy. Thành phố là một hải cảng an toàn giao thương giữa La Mã với Hy Lạp. Trước Công Nguyên, Pompeii là một nước riêng biệt, có lúc độc lập, có khi là thuộc địa của La Mã. Là một thành phố ven biển, tắm trong sự ấm áp của ánh mặt trời, khí hậu dễ chịu, Pompeii sớm trở thành nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Pompeii: Sự hồi sinh của thành phố Italy cổ đã từng lụi tàn - Ảnh 1.
Thành cổ Pompeii phồn hoa, giàu có, ngoảnh mặt ra bờ vịnh Naples sóng yên bể lặng

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành ở Pompeii được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp hoành tráng. Có 4 con phố lớn rải đá cắt ngang, dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau. Ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa vừa đi qua. Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân.

Trong thành phố, các cửa hàng san sát nối tiếp nhau, hàng hóa rực rỡ muôn màu đủ chủng loại, việc giao thương buôn bán vô cùng hưng thịnh phát triển. Các đường phố, ngõ hẻm san sát, chằng chịt như bàn cờ. Xe ngựa xếp thành hàng dài trên đường phố. Xe bưu chính chỉ trong vài ngày là có thể di chuyển tới khắp các thành phố lớn của đế quốc La Mã.

0 f2b82 8fb08964 XL
Tái hiện kinh thành Pompeii, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý. (Ảnh: Pinterest)

Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm,… Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Suối nước được dẫn từ trên núi cao cách thành phố 10 km xuống dưới, đường ống nước được làm bằng gốm sứ công phu. Tháp nước được xây dựng phía trên bể tắm công cộng, dùng một đường ống lớn dẫn nước vào. Sau đó, đường ống nhỏ lại dẫn nước tới từng vị trí có người sử dụng. Người dân thành phố Pompeii sớm đã biết sử dụng bồn cầu xả nước. Tất cả chất thải được thải ra từ đường cống ngầm rất dài dưới đất. 

Những vết bánh xe in sâu xuống đường năm đó vẫn còn lưu lại dấu tích, phía Đông có thể đi tới Tiểu Á, phía Tây có thể đi tới Tây Ban Nha. Cửa hàng, cửa hiệu có ở khắp nơi trong thành phố, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt nhỏ nhặt nhất như: sạp hoa quả, chợ rau, chợ cá, hàng thịt, quầy pho mát, hàng dầu oliu…

Sự phồn thịnh của Pompeii khiến các nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc. Thậm chí rất nhiều thành phố hiện đại cũng khó mà theo kịp. Nhưng phồn vinh không có nghĩa với văn minh. Pompeii được mệnh danh là kinh đô tửu sắc, nơi người dân đua nhau ăn chơi, hưởng lạc, phóng túng dục vọng.

1920px forum of pompeii e1581244460992
Tàn tích tại thành cổ Pompeii cho thấy nó đã từng là một thành thị vô cùng phồn vinh (ảnh: Wikimedia Commons).

Câu cửa miệng của người Pompeii: “Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”

“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ.

Người Pompeii càng khoác lên mình tấm áo choàng hiện đại, phồn vinh thì càng ứng xử rời xa chuẩn mực đạo đức, càng làm những chuyện bại hoại nhân luân, phản đạo đức. Nô lệ ở đây phải chịu sự ngược đãi vô cùng khủng khiếp. Đó là tội ác của Pompeii.

Họ mê cuồng ăn uống, hưởng thụ mỹ thực là toàn bộ ý nghĩa sinh tồn của rất nhiều người Pompeii. Về phương diện ăn uống, người Pompeii đã đạt đến mức vô độ. Thực đơn của họ bao gồm: lưỡi hạc, gan chim sơn ca, nhím biển nhập khẩu từ Tây Ban Nha, hươu cao cổ ở Bắc Phi, hồng hạc ở Địa Trung Hải, v.v.. hầu như không có thứ gì là người Pompeii không dám ăn. Thậm chí, người dân nơi đây còn tin rằng lươn biển nuôi bằng thịt người có vị rất ngon, nên đem những nô lệ mới bị giết cho lươn biển ăn thịt.

Vào thời đó, nằm ăn là một biểu tượng của địa vị, những người giàu có đều nằm nghiêng trên chiếc ghế dài bằng đá cẩm thạch có đệm, dựa một khuỷu tay vào và ăn ở tư thế nằm ngang. Trẻ em và những người có địa vị thấp hơn phải ngồi ăn, trong khi nô lệ và người hầu đứng bên hầu hạ.

Những bữa tiệc tối thường bắt đầu lúc 4 giờ chiều cho tới nửa đêm mới kết thúc, được pha trộn cùng dâm loạn và du hí. Phú hào ngày ngày yến nhạc và đêm đêm cuồng hoan. Để thể hiện sự giàu có của mình, những phú hào vừa ăn vừa vứt. Những tảng thịt đắt đỏ bị ném xuống đất sau khi vừa mới chỉ cắn vài miếng. Nhiều chùm nho bị vứt đi sau khi ăn một vài quả. Sự thô tục và ngông cuồng được coi là thời thượng!

mn
Một bữa tiệc xa xỉ của người giàu có quyền thế tại thành Pompeii (ảnh chụp màn hình: thegioibian).

Người ta vì thỏa mãn khẩu dục mà trở thành bạo thực, không ngừng thưởng thức những món sơn trân hải vị. Khi ăn không nổi nữa thì nghĩ ra nhiều biện pháp để nôn ra. Đây là trào lưu thịnh hành lúc bấy giờ.

Ở Pompeii, các nhà hàng, kỹ viện và nhà tắm công cộng là phổ biến nhất. Vào thời điểm đó, kỹ viện lớn nhất có 29 phòng, cửa mỗi phòng đều dán hình ảnh khiêu dâm.

Khắp nơi trong kinh thành là những hình ảnh và đồ khiêu dâm: có những bức bích họa khiêu dâm, tác phẩm điêu khắc và đồ thủ công mỹ nghệ, thậm chí còn có những bức tượng khiêu dâm bằng đá cẩm thạch. Ngay cả những đồ vật hàng ngày như đèn đường, ly rượu và tiền tệ cũng có ý nghĩa khiêu dâm rất rõ ràng. Số lượng lớn di vật khiêu dâm được khai quật rất khó coi khiến nhiều nhà khảo cổ học hoang mang và xấu hổ.

Người dân Pompeii đã sử dụng địa nhiệt tự nhiên do núi Vesuvius mang lại để kết nối trực tiếp với các nhà tắm công cộng lớn ở Pompeii. Nhà tắm là nơi để những người giàu có và quyền lực giao lưu và đàm phán kinh doanh vào thời điểm đó. Các phòng tắm được trang bị phòng thay đồ, phòng massage, phòng làm đẹp, phòng xông hơi ướt, v.v… Trên tường của các bồn tắm cũng có một số lượng lớn các bức tranh khiêu dâm, thậm chí có những phòng tắm nam nữ hỗn hợp, phòng tắm đồng tính luyến dục cho đến phòng tắm loạn tính.

xonggggg 24
Cuộc sống sa hoa, trụy lạc của người dân Pompeii

Nhà sử học Mary Beard thuộc Đại học Cambridge từng viết cuốn “Pompeii: The Life of a Roman Town”. Bà nói: “Trên các ô cửa, xưởng bánh, đường phố đều dễ dàng có thể nhìn thấy hình ảnh các bộ phận sinh dục, là biểu tượng của quyền lực, địa vị và may mắn”. Trong kỹ viện, nhà nghỉ, biệt thự, không chỗ nào là không trông thấy các bức họa, tác phẩm điêu khắc về tình dục. Thậm chí ngay tại công viên, những bức tượng điêu khắc cảnh giao hoan nam nữ cũng được bày biện khắp nơi. Trẻ em chưa lớn đã mắc bệnh giang mai,…

Pompeii chỉ có 2 vạn nhân khẩu nhưng có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội túng dục loạn tính, tạo thành tội ác lớn. Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis I khi cùng hoàng hậu tham quan các bức bích họa ở Pompeii đã cảm thấy xấu hổ vô cùng, liền cho đóng cửa triển lãm. Đến tận năm 2000, các chuyến tham quan mới được mở cửa lại. Nhưng đó thực sự là một điều đáng buồn bởi nó chứng minh rằng xã hội hiện nay thậm chí còn phóng túng dục vọng, loạn tính, đạo đức trượt dốc hơn cả Pompeii.

Ngoài ra, xem những màn biểu diễn tàn khốc và đẫm máu cũng là một trong những nội dung sinh hoạt trọng yếu của người Pompeii.

Đấu trường lớn của Pompeii có thể chứa hơn 10.000 người, và nó được xây dựng sớm hơn Đấu trường La Mã nổi tiếng tới 50 năm.

xonggggg 26
Đấu trường Pompeii nơi diễn ra những cảnh chém giết kinh hoàng dành cho tội nhân và nô lệ (ảnh cắt ghép: tintuc.vn).

Khi đó, đấu trường không phải là “cuộc thi đấu”, mà là cuộc chiến sinh tử, ‘một sống hai chết’ giữa các dã thú, giữa nô lệ và thú đói, nô lệ và nô lệ, tù nhân và tù nhân.

Những phú hào và những thị dân phổ thông rất cuồng nhiệt và hoan hỉ với trò giải trí tàn bạo này. Tiếng rống của dã thú, tiếng la khóc của con người, những vết thương tưới máu, những cánh tay rách bươm tê liệt, càng vật vã chống cự cái chết, càng máu me điên cuồng thì họ càng hưng phấn. Trên đấu trường giao tranh đẫm máu, điều dẫn phát người Pompeii không phải là sự thương cảm, mà là sự phấn khích đến cuồng loạn.

“Kiếm tiền tức là hoan lạc”, câu này được viết nguệch ngoạc trên tường của các cửa hàng; người dân Pompeii kiếm tiền, hưởng lạc để vinh hoa. Một chiếc chén bạc khai quật được khắc: “Cứ tận tình hưởng thụ cuộc sống đi, ngày mai là bất định”. Một câu khác: “Rượu bồ đào và nữ nhân hủy hoại thân thể ta, nhưng ngoài những điều này ra, cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa?” Điều này cho thấy mặc dù khắp nơi đều có đền thờ, nhưng người dân Pompeii xem trọng những hưởng lạc vật chất trong thế giới thực hơn.

Người Pompeii khi ấy ngạo mạn, xem mình sống chẳng khác gì ở thiên đàng. Thực tế, địa ngục đang mở cửa chờ ngày phán xét.

Ngày phán xét đến, Pompeii hoa lệ bị hủy diệt chỉ trong một lát

Trong Thánh Kinh hay cả trong quan niệm của Phật Gia, Đạo Gia đều quy định rất nghiêm khắc trong việc giao tiếp giữa nam và nữ. Trong văn hóa truyền thống, “nam nữ hữu biệt” được xem là quy chuẩn quan trọng nhất, giữ gìn đạo đức và phẩm hạnh của con người. Đi ngược với điều này, cũng là làm trái với ý Trời và tất sẽ nhận quả báo khôn lường.

Nhưng người Pompeii không quan tâm đến điều đó. Họ xem các quy chuẩn đạo đức hết sức rẻ mạt, phóng tiết dục vọng điên cuồng. Người đời sau cho rằng người dân Pompeii đã phạm phải 8 tội lớn: ngạo mạn, tham lam, dâm dục, bạo lực, phàm ăn, đố kỵ và lười biếng.

Nhiều người cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii. 

Vào ngày 8/2/62 sau công nguyên, Pompeii hứng chịu một trận động đất mạnh làm nhiều toà nhà bị sụp đổ. Tuy nhiên, người dân Pompeii vẫn tiếp tục xây dựng thành phố với những nhà tắm sang trọng, những nhà thổ phục vụ cho thói ăn chơi vô hạn độ. Người giàu tiếp tục theo đuổi cuộc sống xa hoa, các thương nhân tiếp tục lên kế hoạch kiếm tiền.

Họ không quan tâm đến dấu hiệu cho biết cơn thịnh nộ của thiên nhiên sắp đổ lên đầu toàn bộ người dân trong thành.

Ngày 24/8/79 đã trở thành một ngày đáng nhớ khi trận thiên tai nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới cổ đại đổ ập xuống nơi đây. Núi lửa Vesuvius ngủ yên suốt 800 năm và nằm cách Pompeii 10km đột nhiên tỉnh dậy và phun trào dữ dội.

pompeii
Thành phố Pompeii hoa lệ, giàu có đã bị tiêu diệt trong chốc lát bởi lối sống sa đọa, dâm đãng và đạo đức người dân xuống dốc cực độ. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

10 tỷ tấn nham thạch mang sức nóng 5.000 độ C phun lên trời và đổ dội xuống, tro bụi cuồn cuộn bao phủ.

Những con phố hoa lệ, sầm uất, những đấu trường điên cuồng, dã man, những người dân xa xỉ, lãng phí… chỉ trong nháy mắt tất cả đều biến thành hư vô. Người Pompeii có nằm mơ cũng không ngờ được rằng “ngày mai khó đoán trước” ấy lại tới nhanh như vậy. Cùng với sinh mệnh của họ, cả một nền văn minh, những thành trì vững chắc cũng sụp đổ theo. Và đây là câu nói cuối cùng của một người dân viết vội trên tường trong cái ngày thảm họa xảy ra: “Đây là một thành phố tội ác đáng chết”. 

xonggggg 30
Một người dân đã viết vội lên tường như lời trăn trối cuối cùng: “đây là một thành phố tội ác đáng chết” (ảnh chụp màn hình: Ngẫm radio).

Nhà văn nhân chứng thời đó, Pliny the Younger, đã theo dõi thảm họa này từ Misenum, trông qua Vịnh Naples, đã viết. “Tro bụi vẫn đang đổ xuống, ngày một nóng hơn và dày đặc hơn,” sau đó ông viết, “tiếp theo đó là sự tràn vào của những tảng đá núi lửa và những viên đá bị cháy đen và nứt toác vì bi lửa thiêu.”

pompeii garden of the fugitives 02 1
“Garden of the Fugitives” (Vườn những người trốn chạy). Hình đổ khuôn các nạn nhân vẫn ở tại chỗ, nhiều hình hiện ở tại Bảo tàng Khảo cổ Naples (ảnh: Wikimedia Commons).

Ngay sau nửa đêm, núi lửa Vesuvius lại bùng nổ một lần nữa, phóng ra một lượng lớn tro và khí nóng với tốc độ lên đến 100 dặm một giờ. Thành phố Pompeii và Herculaneum đã bị nuốt chửng hoàn toàn trong tro bụi.

Ngày nay, người ta phát hiện 5.000 di thể người dân Pompeii chất thành gò, tầng tầng lớp lớp bị bụi thời gian làm cho đông cứng.

Bài học chưa bao giờ cũ của thảm họa Pompeii

Thảm họa ở thành Pompeii khiến nhiều người cảm thấy dường như Thần đột nhiên quăng xuống một tấm lưới vô biên, vô tận màu đen để tóm gọn toàn bộ tội ác tày trời của con người, đồng thời quét sạch những thứ dơ bẩn. Những hình người, hình thú bị đông cứng và chôn vùi trong lớp bụi đất tro tàn núi lửa cho thấy vào thời khắc cuối cùng mọi sự hối hận đều đã trở nên quá muộn màng. 

Nhưng con người hiện đại dường như không nhìn thấy bài học nhãn tiền ấy. Ngày nay, người ta mở cửa di tích Pompeii vì mục đích thương mại, du lịch, coi thảm họa ngày nào thành cơ hội kiếm tiền. Lại có nhiều người bản thân đạo đức bại hoại, còn sáng tác ra những tác phẩm thơ ca, nghệ thuật, ca ngợi sắc dục phóng túng chính là “vẻ đẹp” của Pompeii. 

xonggggg 37
Chính phủ cho phép kinh doanh du lịch ở thành cổ Pompeii (ảnh: Khám Phá Bí Ẩn).

Thần không vô cớ trừng phạt con người. Mọi chuyện là chính do con người tạo nên, gây nên, phải gánh chịu nghiệp báo là điều đương nhiên. Thần trân quý sinh mệnh con người còn hơn cả bản thân chúng ta, vốn không muốn người ta tự hủy hoại mình nên luôn có lời cảnh tỉnh, điểm hóa. Nhưng từ lâu, văn hóa của nhân loại đã biến dị dần theo thời gian. Nhất là khi cuộc “cách mạng tình dục” nổ ra trong những năm 60, đạo đức nhân loại đã tiến đến bờ vực thẳm.

Giai phong tinh duc 03 image
Biểu tượng của loạn tính, con người muốn thay đổi quy chuẩn đạo đức truyền thống – Phụ nữ Liên Xô diễu hành trong một sự kiện thể thao tại Quảng trường Đỏ, Moscow 1932. Họ đều không mặc đồ lót. (Ảnh: Ivan Shagin, 1904-1982, Fine Arts Museums of San Francisco)

Lời cảnh tỉnh của các khoa học gia

Một số nhà khoa học cũng suy đoán rằng con người đang tiến vào thời kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6. Điều đáng nói, 5 lần đại tuyệt chủng trước đều bắt nguồn từ thảm hoạ thiên nhiên như: núi lửa phun, băng hà, động đất tách các bản khối lục địa, đại hồng thuỷ, thiên thạch đâm vào trái đất; riêng lần thứ 6 đang âm thầm diễn ra này, thì thủ phạm chính là con người.

Cựu tổng giám đốc Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên- giáo sư Gerardo nhấn mạnh: “đó hoàn toàn là lỗi của chúng ta”.

>> Viễn cảnh xám xịt của Trái đất vào năm 2100

Giữ gìn thiện niệm, ước thúc đạo đức: Lối thoát cho con người hiện đại

Những đại thảm hoạ trong quá khứ đều có nguyên nhân sâu xa từ sự băng hoại của đạo đức con người. Với thói ăn chơi phung phí, xa đoạ, lối sống dâm dục không cần biết ngày mai của người Pompeii là một minh chứng cụ thể cho sự diệt vong của họ. Như vậy, nhân phẩm cũng là một điều kiện để con người được lưu lại.

Nói về đại hồng thuỷ, kinh thánh có đoạn: “khi loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến mức không thể cứu chữa”. Bởi vậy Đức Chúa Trời đã quyết định huỷ diệt tất cả bằng một trận đại hồng thuỷ. Tuy nhiên, Ngài muốn giữ lại ông già Noal vì ông ấy một người sống đạo đức, biết tín Thần, kính Trời.

Lật lại cổ thư, trong “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn triều Minh, ông đã miêu tả tường tận tình huống của các loại tai nạn ngày nay. Đặc biệt, ông có nói về đại nạn dịch bệnh sẽ lấy đi sinh mạng của nhiều người, thậm chí “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba”. Nhưng ông cũng chỉ ra con đường, chính là người biết trân quý và giữ gìn Chân – Thiện – Nhẫn sẽ vượt qua kiếp nạn.

Lịch sử đã có không biết bao nhiêu nền văn minh nhân loại bị tiêu diệt do mất đi các quy phạm đạo đức mà Thần cho phép, nhưng những người tốt được lưu giữ lại để tiếp tục duy trì nòi giống cho một nhân loại mới.

Những điều này cũng được giải thích tỏ tường trong bài viết “Vì Sao có Nhân Loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố trong ngày đầu năm mới vừa qua. Bài viết chứa rất nhiều thiên cơ này đã tạo nên tiếng vang lớn trên thế giới, đánh thức tâm trí của không biết bao người.

Bài viết khải thị thiên cơ về nguồn gốc chân chính của cũ trụ, tam giới, sinh mệnh và con người. Đồng thời mở ra hy vọng cho con người trước những nguy nan và đại nạn đang đến. Trong đó, một người nếu biết giữ gìn đạo đức truyền thống, hướng hiện, tu tâm, kính trời, tín Thần,… thì chính là sinh mệnh được Thần chở che, bảo hộ trước nguy nan.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Viễn cảnh xám xịt của Trái đất vào năm 2100

Nghiên cứu dự đoán mọi thứ trong vũ trụ cuối cùng sẽ bốc hơi và biến mất

Cuộc đối thoại sâu sắc: Không có thảm họa nào trên đời là ngẫu nhiên

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều