Một cuộc phản kháng lớn nhất từ trước đến nay ở Argentina chống lại Tổng thống cực hữu Javier Milei. Các công nhân Argentina đã xuống đường tổng đình công, khiến nhiều khu vực trung tâm thành phố Buenos Aires ‘tê liệt’.
Đó là một cuộc xuống đường huy động lượng người chưa từng có. Chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Argentina hiện đại. Nó là một cuộc biểu tình lớn diễn ra, sau khi chưa đầy bảy tuần của nhiệm kỳ tổng thống mới.
Nhưng các nhà lãnh đạo từ liên đoàn lao động lớn nhất Argentina nói rằng các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản ánh sự ‘cấp bách’ sau khi ông Milei theo đuổi những cải cách kinh tế và chính trị triệt để mà ông ví như “liệu pháp sốc ”.
Hàng ngàn người biểu tình đã tràn vào quảng trường trước Quốc hội Argentina hôm thứ Tư, tố cáo các kế hoạch cải tổ chính phủ, tư nhân hóa các ngành công nghiệp công cộng và cắt giảm chi tiêu của tổng thống Milei.
Một số người la hét và mang theo các khẩu hiệu cáo buộc ông Milei là “kẻ phản bội”. Các biểu ngữ khác có hình chân dung của biểu tượng tầng lớp lao động.
Elizabeth Gutierrez một y tá cũng đến dự phiên biểu tình sau ca trực đêm. Cô giải thích rằng cô bị thúc đẩy bởi việc giá thực phẩm tăng mạnh kể từ khi Milei nhậm chức.
“Trước đây chúng tôi thường ăn asados [thịt nướng] vào Chủ nhật hàng tuần. Nhưng bây giờ thì không thể. Ngay cả gạo cũng rất đắt” – Gutierrez nói. “Giá thuê nhà đã tăng vọt. Bạn không thể sống bằng tiền lương của mình nữa: Nó không đủ”. Và “Người dân ở đây để bảo vệ đất nước của họ” cô nói thêm.
Một người biểu tình khác, bà Alicia Pereyra, 63 tuổi, đã nghỉ hưu, đã lên tiếng phản đối những nỗ lực của Milei nhằm bãi bỏ quy định nền kinh tế , bao gồm cả kế hoạch “hiện đại hóa” luật lao động và bỏ quy định về tiền thuê nhà. “Ông ấy muốn chúng tôi trở thành nô lệ” – bà Pereyra nói.
Mang trên mình lá cờ Argentina, Pereyra lo lắng về khả năng kiếm sống của mình trước những cải cách của Milei. Thu nhập hưu trí của bà chỉ ở mức 85.000 peso mỗi tháng – khoảng 70 USD.
Bà cho biết những nhu cầu cơ bản đã trở nên đắt đỏ dưới thời Milei đến nỗi cô không chắc liệu mình có thể tiếp cận được loại thuốc cần thiết cho căn bệnh mãn tính hay không.
Ngay cả những thứ xa xỉ nhỏ bé giờ đây cũng nằm ngoài tầm với. Pereyra nói: “Thật là một cảm giác khủng khiếp khi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. “[Milei] đang khiến chúng tôi đảo lộn đầu óc.”
Các biện pháp “cực đoan” làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát
Argentina đã phải hứng chịu lạm phát kỷ lục ba con số khi Milei nhậm chức vào ngày 10 tháng 12.
Được bầu với lời hứa rằng ông sẽ khắc phục nền kinh tế đang suy thoái, Milei nhanh chóng chuyển sang thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà ông cho là cần thiết để ổn định lại nền tài chính của Argentina.
Trong bài phát biểu nhậm chức, ông cảnh báo cả nước rằng tình hình của Argentina sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn. Và ông dường như đã đúng.
Một trong những biện pháp sớm nhất của ông là phá giá đồng peso của Argentina xuống 54%, đẩy nhanh tỷ lệ lạm phát vốn đã cao ngất ngưởng.
Theo Viện Thống kê và Điều tra Dân số Quốc gia (INDEC), Argentina kết thúc năm 2023 với lạm phát hàng năm là 211,4%, tỷ lệ cao nhất ở Mỹ Latinh, vượt qua cả Venezuela.
Năm nay cũng chứng kiến mức lạm phát tăng nhanh nhất kể từ năm 1990, dẫn đến giá cả cao hơn cho người tiêu dùng.
Santiago Manoukian, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn Ecolatina, nói với báo giới rằng đợt tăng giá trong tháng 12 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến túi tiền của người tiêu dùng trong vài tháng tới. Tiền lương sẽ khó theo kịp.
Ông nói: “Chúng tôi tin rằng tiền lương thực tế trong tháng 12 đã giảm nhiều hơn bất kỳ tháng nào khác kể từ ít nhất là năm 2002”. “Sức mua sẽ tiếp tục đi xuống.”
Xu hướng đó dự kiến sẽ làm chậm chi tiêu của người tiêu dùng, điều mà Manoukian cho rằng có thể sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói.
Trước đó, theo dữ liệu quốc gia, cứ 10 người Argentina thì có 4 người đã rơi vào cảnh nghèo đói khi Milei nhậm chức.