Vương Triều Sính là cống sinh phó bảng kỳ thi hương năm Thiên Khải thứ nhất (năm 1621) triều Minh, ông thường giáo dục con cái nghiêm khắc lại có phép hay, được truyền tụng trong gia tộc. Con trai của Vương Triều Sính sau này là Vương Phu Chi cũng được thừa hưởng những tinh hoa giáo dục từ người cha…
Vương Phu Chi, tự Nhi Nông, hiệu Khương Trai, tự xưng là Thuyền Sơn tiên sinh. Ông nghiên cứu văn tự từ khi còn rất nhỏ. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, như “Chu Dịch ngoại truyện”, “Hoàng thư”, “Thượng thư dẫn nghĩa”, “Vĩnh Lịch thật lục”, “Xuân Thu thế luận”, “Đọc thông giám luận”… Về phương diện triết học ông có rất nhiều thành tựu xuất sắc.
Khi Trương Hiến Trung khởi nghĩa có mời Vương Phu Chi đi theo và bắt cha ông là Vương Triều Sính đi làm con tin, thực tế là muốn ép ông phải đi theo. Vương Phu Chi tự lấy dao đâm khắp thân thể thương tích đầy mình, rồi sai người khiêng đi gặp Trương Hiến Trung, muốn dùng thân mình để đổi cho cha được trở về. Trương Hiến Trung thấy ông bị trọng thương liền thả ông và Vương Triều Sính về.
Sau khi nhà Minh diệt vong, quân Thanh tràn xuống phía Nam. Vương Phu Chi ở Hoành Sơn, Hồ Nam đã đem quân kháng cự quân Thanh. Sau khi binh bại, ông lại gia nhập triều đình Vĩnh Lịch Nam Minh. Sau này do tận mắt chứng kiến triều đình Vĩnh Lịch hủ bại, ông phẫn nộ từ chức.
Sau này Vương Phu Chi dựng nhà trong núi Thạch Thuyền ẩn cư, một lòng gắng sức trước tác, tổng cộng 40 năm trời. Khi ông ẩn cư, có viên quan địa phương hâm mộ thanh danh của ông nên muốn mời ông xuống núi làm quan, Vương Phu Chi không động lòng. Ông giỏi thơ văn, tinh thông từ khúc, quan trọng hơn là tinh thông học thuật, đã viết những trước tác triết học như Chu dịch ngoại truyện, Thượng thư ẩn nghĩa…
Vương Phu Chi trước sau giữ khí tiết, đồng thời gây dựng được thành tựu lớn trong học thuật, trở thành nhà tư tưởng nổi tiếng. Tất cả những điều này đều có quan hệ mật thiết với sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ của người cha – Vương Triều Sính.
Vương Triều Sính là cống sinh phó bảng kỳ thi hương năm Thiên Khải thứ nhất (năm 1621) triều Minh, ông thường giáo dục con cái nghiêm khắc lại có phép hay, được truyền tụng trong gia tộc.
Phương pháp giáo dục con cái của Vương Triều Sính rất độc đáo, ông không dùng phương thức nghiêm mặt dạy bảo mà luôn dẫn dắt như mưa dầm thấm lâu. Mỗi khi con cái có hành vi không phù hợp thì ông luôn luôn dạy bảo với nét mặt vui vẻ, nhẫn nại gợi mở, dẫn dắt. Vương Triều Sính không cho phép con cái chơi các trò chơi như đen đỏ, bài bạc, mã cầu, võ nghệ, tạp kỹ… Tuy nhiên cũng có lúc ông đem cờ ra chơi với các con.
Bình thường lúc nhàn rỗi, Vương Triều Sính dạy con về truyền thống văn hóa và các lời dạy của cổ nhân, phân tích giảng giải cho con cái nghe, đồng thời còn dạy chúng một chút lịch sử, sự tích và tấm gương tiền nhân. Vương Triều Sính cũng thường chong đèn đàm đạo với con cái, có khi tới nửa đêm mà vẫn chưa nghỉ.
Khi còn nhỏ, Vương Phu Chi không biết tự ước thúc bản thân, thường nói lời sai trái. Mỗi lần như vậy, Vương Triều Sính không vội trách mắng con, chỉ trầm ngâm, nghiêm nghị không nói gì với con trai, để Vương Phu Chi xem xét mình từ nội tâm. Đến khi Vương Phu Chi thực sự nhận thức được lỗi lầm của mình từ nội tâm, nhỏ lệ bày tỏ nhất định sẽ sửa chữa, khi đó Vương Triều Sính mới phê bình và dạy bảo, giúp con trai nhận thức được sai lầm của mình sâu sắc hơn nữa.
Vương Phu Chi đã kế thừa truyền thống tốt đẹp giáo dục gia đình của phụ thân, ông cũng rất chú trọng giáo dục con cháu. Vương Phu Chi đã dùng thơ ca để dạy con trai lập chí hướng, chú ý không bị ảnh hưởng xấu của xã hội:
Khởi đầu lập chí hướng,
Từ bỏ thói quen xấu.
Thói quen tiêm nhiễm người,
Không rượu mà vẫn say.
……
Tiền tài dẫu bất tận
Tích lũy ta đâu cần.
Tất cả người trước mặt
Đều giúp ta sửa mình.
Những người không ra gì
Liên lụy ta sao nổi.
Tự tại thường an khang
Vua quan chẳng quan hệ
……
Chăm chỉ vui đọc sách
Hiểu được ý cổ nhân
Đức là gốc lập thân
Đứng hàng người hào kiệt
Hiếu kính thờ mẹ cha
Nuôi dưỡng lập chí hướng
Trung tín với bằng hữu
Hợp sức vì nghĩa nhân.
Ý nghĩa là:
Ban đầu lập chí hướng thì cốt yếu là không bị ảnh hưởng của phong khí thế tục. Phong khí thế tục là thứ dễ tiêm nhiễm con người nhất, như không uống rượu mà cũng say. Những người bị phong khí thế tục đầu độc thì thường “múa tay trong bị”, ngấm ngầm hại người, và thục mạng tranh giành cái lợi cỏn con. Đâu có bậc đại trượng phu nào theo học bọn họ? Đâu có người tài năng xuất chúng nào đứng cùng hàng ngũ với lũ bất tài vô đức?
Những của cải vô cùng vô tận kia, không phải là những thứ mà những người như chúng ta cần tích trữ. Phẩm tính của những người đó ở trước mắt, đều là thứ mà chúng ta cần trừ bỏ. Chúng ta không muốn bị tài sản trói buộc mệt nhọc như những người đó. Tự tại thoát tục, bình an mạnh khỏe mới là điều chúng ta mong muốn, do đó không bị câu thúc trói buộc, tư tưởng tự do thoáng đạt. Dùng cảnh giới như vậy thì có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của cổ nhân.
Nếu thực hiện được những đạo lý trên thì có thể lập thân, không sợ không trở thành hào kiệt. Đồng thời cũng có thể phụng dưỡng mẹ cha, có thể bồi dưỡng tình cảm tiết tháo và chí hướng cao thượng. Dùng cảnh giới như vậy mà kết giao bằng hữu, thì hành vi cũng sẽ hợp với lễ nghĩa.
Vương Phu Chi yêu cầu con cái không được để phong khí thế tục ảnh hưởng, điều này đã thể hiện cảnh giới siêu thoát thế tục của ông.
Phu Chi còn viết một bài thơ, giáo dục cháu nội, dạy cháu cần lập chí hướng cao xa:
Một cuốn sách truyền gia
Chỉ mong cháu lập chí
Phượng bay chín ngàn trượng
Én sẻ đứng nhìn suông
Không uống canh chua thối
Nhàn xem người ta say
Biết chữ biết được Chân
Tục khí tự xa lánh
Chữ Nhân chỉ hai nét
Khác với chữ thú cầm
Tự tại không bùn bẩn
Thì không khác với Trời
Bài thơ này và bài thơ trên đều yêu cầu con trai, cháu nội lập chí hướng, thoát tục, lời lẽ rất sâu sắc. Đặc biệt là khuyên nhủ hậu nhân không nên truy những thứ như tiền của phú quý, cần phải tự tại thoát tục, không để bùn đất ô uế thế tục vấy bẩn, làm được thế thì có thể đạt được đến cảnh giới tối cao của con người.
Nghi Vân (Theo epochtimes.com)
BÀI CHỌN LỌC: