spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Trái Đất từng thoát khỏi nhiều họa diệt vong, ai đã ra tay che chở nhân loại?

Tân Thế Kỷ – Quả bom siêu hạt nhân không xác định phi hành với tốc độ cao, ngăn chặn đại thảm họa. Vết đen Mặt Trời dị thường, vật thể thần bí ngăn chặn thảm họa ngày tận thế của Trái Đất. Trong u minh, ai đang bảo vệ Trái Đất của chúng ta? 

Có một sự kiện thiên văn vô cùng hiếm gặp, tuy đã xảy ra cách đây gần 30 năm nhưng đến tận ngày nay nó vẫn khiến người ta sửng sốt. Đó là sự kiện va chạm sao chổi năm 1994. Nếu sự kiện bắn phá này phát sinh trên Trái Đất, thì hành tinh xanh mỹ lệ của chúng ta sẽ không còn tồn tại.

Sao Mộc – Hung tinh không hung

Sao Mộc là hành tinh siêu khổng lồ trong số chín hành tinh của hệ Mặt Trời. Thành phần chủ yếu của nó là khoảng 71% hydro và 24% heli, nó là một hành tinh khí. Đường kính của nó gấp 11 lần Trái Đất, thể tích của nó gấp 1.321 lần Trái Đất, và khối lượng của nó thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, thực tế gấp 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh khác. Nói cách khác, tất cả các anh chị em khác cộng lại chỉ bằng một nửa trọng lượng của Sao Mộc.

Trong bầu trời đầy sao vào ban đêm, ngoại trừ Mặt Trăng và Sao Kim, Sao Mộc là sáng nhất. Tương truyền rằng khi người xưa quan sát ngôi sao này, họ phát hiện nó có màu lục lam, thuộc mộc trong “ngũ hành”, nên đặt tên cho nó là Mộc Tinh.

Có thể là hình ảnh về hành tinh
Đường kính của sao Mộc gấp 11 lần Trái Đất, thể tích của nó gấp 1.321 lần Trái Đất, và khối lượng của nó thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, thực tế gấp 2,5 lần tổng khối lượng của các hành tinh khác.

Người xưa dùng 12 địa chi để ghi năm, chia các vì sao trên trời thành 12 khu vực. Sao Mộc quay quanh Mặt Trời một vòng mất khoảng mười hai năm, nghĩa là mỗi năm nằm ở một khu vực. Nó giống như một chiếc đồng hồ khổng lồ treo trên bầu trời đêm tối. Người xưa biết đó là năm nào bằng cách nhìn vào vị trí của Sao Mộc. Do đó, Sao Mộc còn được gọi là Tuế Tinh (sao tuổi).

SYZP campaign2 336x280 v3

Trong dân gian, Sao Mộc cũng thường được gọi là Thái Tuế, được coi là hung thần. Nhưng giới chiêm tinh học lại không nghĩ như vậy. Họ nói, điều này kỳ thực là không đúng.

Thái Tuế được đề cập trong thiên văn học cổ đại là một ngôi sao ảo vận hành trên cùng một quỹ đạo với Sao Mộc, nhưng phương hướng tương phản, cũng có thể nói nó là ảnh gương của Sao Mộc. Về sau, ngôi sao này dần dần diễn biến thành một vị Thần trong tín ngưỡng dân gian, được gọi là “Thập nhị thần Thần” (Thần 12 giờ). Trong tín ngưỡng của cổ nhân, Thái Tuế là vị quân vương tôn quý nhất trong các thiên thần, vì quá tôn quý nên thứ dân bách tính trái lại phải tránh xa, cũng giống như nhìn thấy vua thì phải tránh đường để biểu thị tôn trọng. Cho nên có thuyết pháp “Tránh Thái Tuế”. Tránh không phải là tránh hung thần, mà là tránh quân vương. Trên thực tế, ba đại cát tinh trong truyền thuyết, phúc tinh trong Phúc, Lộc, Thọ, tại giới chiêm tinh đều là do Tuế Tinh, cũng chính là Sao Mộc đại biểu. Do đó, cho dù sao Mộc là một Tuế Tinh hay Thái Tuế, nó đều là một cát tinh – ngôi sao tốt lành.

Vì vậy, làm thế nào mà một cát tinh có địa vị tôn cao như vậy lại trở thành hung tinh? Chiêm tinh thuật cổ đại có thuyết pháp rằng nếu tương thuận với Thái Tuế thì tốt lành, nếu tương nghịch với nó thì ắt hung, xấu. (“Hoài Nam Tử – Thiên Văn Huấn” nói: “Thái Tuế nghênh giả nhục, bối giả cường”) Vào thời cổ, hành quân đánh giặc, nếu có thể nghĩ ra biện pháp khiến kẻ địch đối mặt với Thái Tuế, thì địch sẽ rơi vào thế “Tuế phá” đại hung, rất dễ bị công phá. Dần dần diễn biến, mọi người đều bỏ qua vấn đề phương vị này, có thuyết pháp nói rằng không thể xung đột Thái Tuế, và Mộc Tinh cũng bị hiểu lầm thành sao xấu, hung tinh.

Người nhặt rác” trong thái không

Thế giới này là như vậy, một số thứ truyền đi truyền lại sẽ thành biến dạng. Nhưng điều thú vị là trong thế giới hiện thực, Sao Mộc thực sự là một đại phúc tinh. Bởi lẽ, Sao Mộc luôn đóng vai trò “kẻ nhặt rác” rác vũ trụ trong Hệ Mặt Trời, đồng thời với lực hấp dẫn rất cường đại của nó, bắt giữ rất nhiều sao chổi, biến trở thành “vệ tinh” của nó. Bằng cách đó, chúng không thể gây nguy hại cho các tiểu hành tinh nhỏ yếu hơn mà Sao Mộc bảo vệ, chẳng hạn như Trái Đất.

Giới thiên văn học có một giả thuyết về cuộc di dời vĩ đại, cho rằng vào thời kỳ mới hình thành Hệ Mặt Trời, nó không phải là kết cấu 9 hành tinh lớn như hiện tại. Thay vào đó, có một số siêu trái đất cố thủ ở những nơi rất gần Mặt Trời, tức là gần Mặt Trời hơn Sao Thủy hiện tại đang ở gần Mặt Trời nhất. Bao quanh bên ngoài nó là một vòng sao nguyên hành, chính là một vòng khí dày đặc.

Cái gọi là siêu Trái Đất là những hành tinh đá có điều kiện tương tự Trái Đất, nhưng chúng nặng hơn nhiều và có bầu khí quyển mỏng. Một hành tinh như vậy khó có khả năng sản sinh sự sống. Rất nhiều hằng tinh trong Dải Ngân Hà đều có những siêu Trái Đất như vậy. Tuy nhiên, những siêu Trái Đất này trong Hệ Mặt Trời quá gần Mặt Trời, đối với con người chúng ta mà nói, khí hậu và nhiệt độ đều không thích hợp để sinh sống.

Làm thế nào đây? Lúc này, Sao Mộc đã phát huy tác dụng. Khi Sao Mộc được sinh ra, nó cách Mặt Trời 3,5 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Sau đó, nó trôi dạt hướng đến Mặt Trời. Như tôi vừa nói, trường lực hấp dẫn của Sao Mộc rất mạnh. Khi đến gần, những siêu Trái Đất đó bị ảnh hưởng bởi Sao Mộc, quỹ đạo của chúng phát sinh lệch chuyển, phát sinh va chạm dữ dội rồi tan rã.

Các mảnh vụn ở gần Mặt Trời bị luồng khí lưu đẩy đến Mặt Trời, trong khi vật chất ở xa hơn từ từ hình thành nên Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa và hành tinh quê hương Trái Đất mà chúng ta thấy ngày nay. Trải qua một phen đả loạn và trọng tổ bởi Sao Mộc, Trái Đất – một hành tinh có thể phù hợp cho con người cư trú – cuối cùng đã xuất hiện.

Còn bản thân Sao Mộc khi đến vị trí hiện tại của Sao Kim thì ngừng chuyển động về phía trước, quay ngược lại và bắt đầu trôi dạt ra phía ngoài, trong quá trình trôi dạt đã hấp thụ một lượng lớn vật chất xung quanh và dọn sạch chúng. Sau đó, cùng với Sao Thổ mới ra đời, khoảng 15% số tiểu hành tinh đã bị nó quét sạch, và cuối cùng ở lại quỹ đạo hiện tại cách Mặt Trời 5,2 đơn vị thiên văn, ở bên ngoài vành đai tiểu hành tinh, chăm sóc cho bốn người em Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa.

Nếu giả thuyết về cuộc đại di cư này là sự thật thì Sao Mộc sẽ là ân nhân lớn đối với con người chúng ta. Chẳng lạ người xưa gọi Sao Mộc là phúc tinh. Dù sao thì vụ va chạm kinh hoàng năm 1994 cũng đã cho chúng ta thấy sự bảo vệ và phó xuất của Sao Mộc đối với Trái Đất.

Sao chổi va chạm

Vào ngày 24 tháng 3 năm 1993, các nhà thiên văn học người Mỹ Eugene và Carolyn Shoemaker, và người yêu thiên văn David H. Levy tại Đài quan sát Palomar ở California, Hoa Kỳ đã cùng phát hiện ra một sao chổi mới. Sau đó, sao chổi được đặt tên là Shoemaker-Levy 9, được ghép từ họ của ba người.

Ở phía ngoài của Hệ Mặt Trời là vành đai sao chổi bao gồm hàng tỷ sao chổi. Do sự can thiệp của các hành tinh khác và lực hấp dẫn của Mặt Trời, một số sao chổi sẽ phát sinh lệch khỏi quỹ đạo và bắt đầu va chạm lung tung, và một số sẽ lao thẳng vào các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Do các sao chổi này xuất hiện không có quy luật nào, nên nếu có va chạm với các hành tinh, sự va chạm này thường rất khó dự trắc.

Ví dụ như sao chổi Shoemaker-Levy 9 này, không ai biết nó đến từ đâu, bởi vì nó đã ở trong quỹ đạo của Sao Mộc khi được phát hiện, tức là nó đã bị Sao Mộc bắt giữ, đồng thời nó cũng đã bị trường hấp dẫn của Sao Mộc xé nát thành 21 mảnh nhỏ. Tuy nhiên, sao chổi bị giam cầm này không đầu hàng như những ngôi sao khác cùng loại ngoan ngoãn trở thành vệ tinh của Sao Mộc, mà lại chọn cách chết thảm, đó là đâm vào Sao Mộc. Đừng xem chúng chỉ là những mảnh vỡ, nếu chúng va vào Trái Đất, chúng đủ mạnh để xé nát Trái Đất. Chúng ta hãy xem hậu quả của tác động của chúng đối với Sao Mộc.

Tháng 7 năm 1994, 21 mảnh vỡ này xếp thành hàng và đâm sầm vào Sao Mộc, mảnh lớn nhất có chiều rộng khoảng 4km.

Vào lúc 20:15 ngày 16 tháng 7, mảnh vỡ đầu tiên chính thức va vào Sao Mộc, giải phóng năng lượng tương đương với 150 triệu quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, và sóng lửa được phóng ra xa khoảng một nghìn km. Sau cú va chạm, một hố lớn có thể chứa Trái Đất xuất hiện trên bề mặt Sao Mộc, nhiệt độ tối đa trong hố lên tới khoảng 30.000 độ C.

screen shot 2023 06 17 at 044235
Ảnh chụp từ video Epoch Times

Và điều này chỉ là khởi đầu. Trong một loạt các vụ va chạm sau đó, vụ bạo lực nhất xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 19. Vụ va chạm này đã để lại một vết đen có đường kính khoảng 30.000 km trên bề mặt Sao Mộc, lớn hơn hai Trái Đất, thậm chí còn làm biến dạng toàn bộ Sao Mộc. Năng lượng giải phóng lần này tương đương với năng lượng giải phóng từ vụ nổ đồng thời của 250 triệu quả bom nguyên tử.

screen shot 2023 06 17 at 044245
(Ảnh chụp từ video Epoch Times)

Hình ảnh chuyển động lưu hành trên mạng này cho thấy quá trình của một trong những vụ va chạm. Mặc dù quả cầu lửa trông không lớn, nhưng hãy xem xét rằng thể tích của Sao Mộc gấp khoảng 1.300 lần Trái Đất. Vậy nếu nó va vào Trái Đất lần đó, điều gì sẽ xảy ra với chúng ta? Mọi thứ nháy mắt sẽ hóa hơi, không lưu lại gì.

Sau khi toàn bộ sự kiện va chạm kết thúc, các nhà thiên văn học ước tính tổng năng lượng được giải phóng tương đương với năng lượng được giải phóng bởi hai tỷ quả bom nguyên tử phát nổ đồng thời, tạo ra bốn miệng hố khổng lồ. Mỗi hố đều lớn hơn Trái Đất.

Sau đó, dựa trên kết quả của vụ va chạm này, các nhà khoa học suy luận rằng chỉ cần một sao chổi có đường kính hơn 800 mét va vào Trái Đất là đủ để trực tiếp quét sạch mọi sinh vật và nền văn minh của Hành tinh xanh. Điều đó đủ để cảnh giác các nhà khoa học. Bởi vì mặc dù có Sao Mộc vô tư đứng phía trước mặt Trái Đất, nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều thiên thạch các loại đến xâm phạm Trái Đất. Vì vậy, vào năm 2000, tạp chí “Phát hiện” đã liệt kê 20 sự kiện có tính hủy diệt đối với nhân loại, trong đó sự kiện va chạm đứng đầu danh sách.

Mọi người thử nghĩ xem, nếu lần đó sao chổi nhỏ không bị Sao Mộc chặn lại mà đâm vào Trái Đất, thì từ khi phát hiện ra sao chổi vào tháng 3 năm 1993 đến vụ va chạm lớn vào tháng 7 năm 1994, chỉ mất hơn một năm. Với trình độ công nghệ hiện tại của loài người, liệu chúng ta có còn thời gian để chuẩn bị và trốn thoát?

Ai đã ngăn chặn thảm họa?

Cơn “mưa thiên thạch” ở siberia

Tuy nhiên, sự kiện thiên thạch xảy ra ở Siberia, Nga vào năm 2013 đã mang đến cho chúng ta một hy vọng khác.

Vào lúc 9:20 sáng ngày 15 tháng 2 năm 2013, trên thành phố Chelyabinsk, Siberia, một luồng sáng trắng chói lọi khổng lồ bất ngờ xuất hiện và lao thẳng xuống mặt đất, tuy nhiên luồng sáng trắng đó đã nổ tung giữa không trung và biến thành một quả cầu lửa tỏa sáng rực rỡ toàn bộ bầu trời phía trên thành phố.

screen shot 2023 06 17 at 044541
(Ảnh chụp từ video Epoch Times)

Dữ liệu hình ảnh sau đó cho thấy ánh sáng trắng này là một thiên thạch có bán kính 8,5 mét và trọng lượng khoảng 7.200 tấn, lao vào Trái Đất với tốc độ 18km/giây. Không ai biết nó đến từ đâu, bởi vì nó đã bị vệ tinh giám sát chụp lại sau khi nó đi vào bầu khí quyển, và lúc này nó chỉ còn vài giây trước khi chạm đất, không thể đánh chặn nó. Điều đáng sợ là địa điểm va chạm chỉ cách nhà máy điện hạt nhân gần đó chưa đến 100km. Nếu va chạm thực sự xảy ra, năng lượng khổng lồ sinh ra sẽ làm nổ tung nhà máy điện hạt nhân, đến lúc đó toàn bộ lục địa Á-Âu sẽ không còn tồn tại, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa tối chung cho nhân loại.

Tuy nhiên, thiên thạch đã bất ngờ tan rã trong không trung. Mặc dù mảnh vỡ rơi xuống cũng khiến một số người bị thương, nhưng nhìn chung, tổn thất không lớn và không có ai thiệt mạng. Ba ngày sau vụ việc, các phương tiện truyền thông Nga đã công bố một đoạn video được ghi lại bởi một máy ghi âm của lái xe. Nó cho thấy rõ ràng rằng ngay lúc đó, một vật thể không xác định đã nhanh chóng đuổi kịp thiên thạch, đâm xuyên qua nó và nghiền nát nó. Các chuyên gia tính toán dựa trên tốc độ rơi của thiên thạch vượt quá 40km/giây, nhanh hơn cả quả bom hạt nhân nhanh nhất thế giới. Đây có thể là một số vũ khí bí mật được sử dụng bởi quân đội Nga?

Quân đội trả lời: Họ không có. Như tôi vừa nói, trước và sau chỉ diễn ra trong vài giây, họ không biết trước có thiên thạch rơi xuống nên không kịp chuẩn bị. Vậy vật thể lạ này đến từ đâu? Đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải cho đến nay.

Thật trùng hợp, vào năm trước đó, tức là năm 2012, khi thuyết ngày tận thế trở nên dữ dội nhất, một thảm họa tương tự đã bị ngăn chặn lại một cách thần kỳ.

Thảm họa bão Mặt trời

Một tuyên bố trên trang web chính thức của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) cho biết, ngày 23/7/2012, cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong 150 năm qua đang lao về phía Trái Đất. Các bức ảnh độ nét cao trên trang web của NASA cho thấy vết đen Mặt Trời hoạt động bất thường vào thời điểm đó và rất có khả năng hình thành một cơn bão Mặt Trời cường liệt cấp độ ngày tận thế, có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động mạng lưới điện toàn cầu. Điều này tương đương với cái gì? Chính là làm cho tuần hoàn khí huyết của nhân loại ngừng lại trong nháy mắt, mọi người thử nghĩ xem, hậu quả sẽ như thế nào?

Ngay thời khắc khi các nhà khoa học đang cảm thấy tuyệt vọng thì một hiện tượng kỳ lạ xuất hiện. Trên bề mặt cho đến xung quanh Mặt Trời, hàng trăm ngàn vật thể màu đen không xác định đột nhiên xuất hiện, dường như đang hấp thụ năng lượng của Mặt Trời. Sau đó, cơn bão Mặt Trời lệch khỏi Trái Đất. Một đại thảm họa đã được hóa giải.

screen shot 2023 06 17 at 044924
(Ảnh chụp từ video Epoch Times)

Mọi người không thể không đặt câu hỏi, trong u minh, ai là người đã hóa giải nguy cơ này? Phải chăng thật sự có bàn tay của Thượng Đế?

Có người cho rằng, nếu thế thượng thực sự có những vị Thần có năng lực giáng tai nạn trừng phạt lòng tham và sự vô tri của nhân loại, vậy thì chẳng phải cũng có những vị Thần khác, hoặc là sinh mệnh cao cấp, có năng lực giúp nhân loại ngăn chặn những thảm họa này, cho con người một cơ hội sống sót để sửa chữa lỗi lầm? Chẳng phải nói rằng, Thần yêu thế nhân sao? Vậy quý vị nghĩ sao?

Xem thêm bài viết: Tại sao cần cứu độ chúng sinh?

Theo Epoch Times
Hương Thảo (ĐKN) biên dịch

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều