spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Chính quyền Myanmar ân xá cho cựu lãnh đạo Suu Kyi 5 tội danh

Tân Thế Kỷ – Cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi đã được ân xá cho 5 trong số 19 tội danh mà bà đã bị kết án và phải ngồi tù tổng cộng 33 năm – truyền thông nhà nước và một nguồn thạo tin Myanmar cho biết hôm thứ Ba.

Chính quyền Myanmar ân xá cho cựu lãnh đạo Suu Kyi 5 tội danh
Cựu lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi chụp ảnh tại Dinh Tổng thống ở Naypyidaw vào ngày 18/1/2020. Ảnh: Nyein Chan Naing/Pool/AFP/Getty Images

Theo CNN – Việc ân xá của bà Suu Kyi đã được ông Aung Lin Dwe – thư ký của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar công bố và các chi tiết khác đã được xác nhận bởi một nguồn thạo tin có hiểu biết trực tiếp về vụ việc này.

Năm tội danh được ân xá bao gồm: tội phỉ báng, luật thiên tai, luật xuất nhập khẩu và luật viễn thông – nguồn tin nói với CNN.

Cựu lãnh đạo 78 tuổi trước đó phải đối mặt với tổng cộng 33 năm tù giam, trong đó có 3 năm lao động khổ sai, vì nhiều tội danh bao gồm gian lận bầu cử và nhận hối lộ.

Bản án của bà Suu Kyi hiện được giảm xuống còn 21 năm sau khi được ân xá.

Bà Aung San Suu Kyi – Người từng đoạt giải Nobel, đã bị giam giữ kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào đầu năm 2021. Vào tuần trước, bà đã được chuyển từ nhà tù sang quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw.

Theo Reuters, Hội đồng Hành chính Nhà nước của quân đội Myanmar cũng ân xá cho cựu tổng thống Win Myint, người cũng bị bắt cùng lúc với Suu Kyi sau cuộc đảo chính năm 2021, ông được ân xá về một số tội danh và được giảm 4 năm tù giam – người phát ngôn của chính quyền cho biết.

Bà Suu Kyi đã phủ nhận tất cả các cáo buộc mà bà bị kết án, từ kích động và gian lận bầu cử đến tham nhũng, và đã kháng cáo các cáo buộc đó.

Một nguồn thạo tin cho biết cả bà Suu Kyi và ông Win Myint sẽ vẫn bị giam giữ, và bà Suu Kyi vẫn phải đối mặt với các bản án cho 14 tội danh khác mà bà đã bị kết án.

“Bà ấy sẽ không thoát khỏi sự quản thúc tại gia”-  một nguồn tin giấu tên cho biết.

BN 3 jpeg 2

Bà Suu Kyi – con gái của vị anh hùng độc lập của Myanmar, lần đầu tiên bị quản thúc tại gia vào năm 1989 sau các cuộc biểu tình lớn chống lại sự cai trị của quân đội trong nhiều thập kỷ.

Năm 1991, bà giành giải Nobel Hòa bình nhờ vận động cho dân chủ của Myanmar, nhưng chỉ được trả tự do sau khi bị quản thúc tại gia vào năm 2010. Bà đã vượt qua cuộc bầu cử năm 2015 ​​và đảng của bà đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo vào tháng 11 năm 2020.

Nhưng quân đội Myanmar đã cáo buộc về việc gian lận bầu cử sau cuộc bỏ phiếu năm 2020 và cho biết họ phải lên nắm quyền vào đầu năm 2021 để đảm bảo rằng các khiếu nại đều được điều tra. Đảng của bà Suu Kyi bác bỏ cáo buộc gian lận bầu cử.

Chính phủ các nước, đặc biệt là ở phương Tây, đã kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho bà Suu Kyi và hàng nghìn người khác bị giam giữ trong cuộc đàn áp đẫm máu mà chính quyền quân sự Myanmar đã tiến hành nhằm vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ sau cuộc đảo chính.

Năm ngoái, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi chính quyền trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm cả bà Suu Kyi và cựu Tổng thống Win Myint.

Một nguồn tin ngoại giao mô tả lệnh ân xá của chính quyền Myanmar là một “động thái thẩm mỹ”.

“Đây là một tín hiệu gửi cho cộng đồng quốc tế – nhưng họ không làm bất cứ điều gì thực chất” – nguồn tin giấu tên cho biết thêm.

Hoàng Dung (t/h)

Theo Reuters, CNN

Xem Thêm:

Tên lửa Nga tấn công quê hương Tổng thống Ukraine

Đây là “bằng chứng thép” cho thấy nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc là có thật

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều