spot_img
23 C
Vietnam
Chủ Nhật,19 Tháng Năm
spot_img

Chuyên gia: Những tình tiết bất thường quanh cái chết của Giang Trạch Dân

Cựu lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân, đã qua đời nhưng xung quanh cái chết của ông này có nhiều tình tiết kỳ lạ. Nhà bình luận Shi Chuanayun đã có những phân tích quanh vấn đề này trên chương trình thời sự của đài Sound of Hope.  

Một trong những tình tiết gây chấn động trong bài phân tích, ông Shi Chuanayun dự đoán rằng, Giang Trạch Dân có thể đã chết từ lâu, nhưng đến ngày 30 tháng 11 năm 2022 mới được công bố.

jiang zemin 19 congress
Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, ngày 18/10/2017.

Nghi ngờ về ngày mất của Giang Trạch Dân

Vào khoảng 4:30 chiều ngày 30 tháng 11 theo giờ Bắc Kinh, Tân Hoa Xã, cơ quan chính thức của nhà nước Trung Quốc đưa tin, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân mắc bệnh bạch cầu và suy đa tạng. Sau những nỗ lực cứu chữa không thành công, ông qua đời tại Thượng Hải lúc 12:13 chiều ngày 30 tháng 11 năm 2022, hưởng thọ 96 tuổi.

Tuy nhiên, tin tức về cái chết của Giang đã được báo cáo từ nhiều tuần trước.

Vào giữa tháng 11, một cư dân mạng cho biết , “những người bạn Baidu của tôi đã nhận được thông báo, các ứng dụng trên thiết bị thiết lập giao diện đen trắng. Tất cả nội dung là đen trắng và tất cả quảng cáo trên màn hình đã dừng lại. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Điều này phải liên quan đến cái chết của một nhân vật quan trọng trong ĐCSTQ”.

Vào ngày 16 tháng 11, một Twitter đưa tin rằng thi thể của Giang Trạch Dân đã được chuyển đến Bắc Kinh, và một điếu văn thậm chí đã được chuẩn bị. So với “cáo phó” mà cư dân mạng này đăng tải, quả thực có một số điểm tương đồng và trùng lặp về nội dung. Như vậy, cáo phó có thể đã bị rò rỉ. Điều này cho thấy rằng Giang đã chết cách đây vài tuần.

Vào ngày 13 tháng 11, Qin Feng, cháu gái của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh và là phóng viên của Đài truyền hình vệ tinh Hồng Kông (HKSTV), đã đăng trên Weibo , “Nước sông đã chảy về phía đông.” Điều này có thể liên quan đến cái chết của Giang. Ngày 30/11, cô đăng bài “Tôi xin nhắc lại, nước sông đã chảy về đông”, kèm theo biểu tượng “ngọn nến”. Qin dường như đang ngụ ý rằng, Giang Trạch dân đã chết cách đây hai tuần chứ không phải vào ngày 30 tháng 11 như chính quyền cho biết. Bài đăng hiện đã bị xóa khỏi Weibo.

Theo Sound of Hope, Lý Triệu Tinh là đại sứ tại Hoa Kỳ trong thời gian Giang nắm quyền. Ông là người thân tín trung thành của Giang. Vì mối quan hệ này, không có gì ngạc nhiên khi Qing biết tin sớm hơn những người khác

Từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 11, sau khi ông Tập tái đắc cử tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ông đã có chuyến thăm cấp cao tới Đông Nam Á để tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 và APEC. Shi Chuanyun chỉ ra rằng, nếu Giang chết trong thời gian này, ông Tập sẽ không thể vội vã trở về Trung Quốc. Hơn nữa, người ta nghe nói rằng Tập Cận Bình, một người tin vào phong thủy, cũng tin rằng tin tức về cái chết của Giang sẽ không may mắn cho chuyến đi của mình, vì vậy ông đã ra lệnh hoãn thông báo. Và cứ như thế, “Giang phải đợi Tập trở về mới được thông báo đã chết.”

Shi nhận thấy rằng mặc dù cáo phó chính thức đề cập đến cái gọi là “thành tích” của Giang, nhưng điểm cuối cùng vẫn là, “Chúng ta phải đoàn kết và ý thức hơn đối với Ủy ban Trung ương Đảng với mà Chủ tịch Tập Cận Bình là nòng cốt.” Có vẻ như nó có một ý nghĩa sâu xa hơn.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, cuộc đấu đá nội bộ giữa Giang và Tập vẫn là tâm điểm chú ý. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, Tập đã thanh trừ được một số lượng lớn tay sai của thế lực Giang Trạch Dân. Vào năm 2021, Phiên họp toàn thể lần thứ sáu đã ban hành cái gọi là Nghị quyết lịch sử thứ ba. Tập ngầm chỉ trích việc thời gian Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã gây ra sự xáo trộn lớn trong các vấn đề kinh tế và chính trị, và mức độ tham nhũng gây sốc. Ông cũng chỉ trích chế độ đã tạo ra các vấn đề trong quân đội.

Trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ông Tập cũng đã thẳng tay đàn áp phe cánh của Giang như bè lũ chính trị của Tôn Lập Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Mạnh Kiến Trụ, cựu Bí thư Chính trị và Pháp luật Trung ương. Phía sau còn nhắm vào Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng – Nguyên Phó Tổng bí thư Trung Quốc.

Giang chết vì ung thư máu, nghi suy đa tạng

Thông báo chính thức về cái chết của Giang Trạch Dân lần này cũng công bố nguyên nhân cái chết của ông ta, đó là anh bị bệnh bạch cầu kết hợp với suy đa tạng. Điều này không giống như bệnh tình của Giang được đồn đại trước đây.

Kể từ năm 2011, Giang đã thực sự được hồi sinh nhiều lần. Hồi đó có tin đồn rằng ông ta mắc một căn bệnh nào đó không rõ. Cũng có báo cáo rằng Giang mắc bệnh giống như người bạn tâm giao Từ Tài Hậu, người đã chết vì ung thư bàng quang. Đây là căn bệnh từ kết quả của đời sống trụy lạc, phóng đãng và sa đọa.

Ngày 6 tháng 7 năm 2011, Đài truyền hình Châu Á Hồng Kông độc quyền đưa tin Giang đã chết, gây chấn động toàn thế giới. Cuốn sách “Tân sử ký” sau đó nói rằng mặc dù Giang không chết, nhưng ông ta thực sự đang cận kề cái chết. Theo tin tức từ VCT, sau khi Giang bị bệnh ở Thượng Hải, các chuyên gia đầu ngành đã cùng nhau tham khảo ý kiến nhưng họ không thể tìm ra nguyên nhân chứ đừng nói đến việc điều trị. Các nhà chức trách sau đó đưa Giang trở lại Bệnh viện số 301 ở Bắc Kinh. Một đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng khắp cả nước được gọi đến để hội chẩn toàn diện nhưng họ không thể tìm ra căn nguyên của căn bệnh. Có thông tin cho rằng cựu lãnh đạo thậm chí đã chuẩn bị một cáo phó.

Theo VOA, vào những ngày đầu tháng 9 năm 2014, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện tin đồn rằng ông Giang đã qua đời vào sáng ngày 6 tháng 9 vì bệnh ung thư bàng quang.

Theo Ozvoice, vào ngày 30 tháng 9 năm 2014, tờ Tokyo Shimbun của Nhật đưa tin rằng ông Giang, 88 tuổi, đã được đưa từ nơi cư trú của ông ở Thượng Hải vào đầu tháng, đến bệnh viện vì nghi ngờ mắc bệnh ung thư bàng quang nặng. Đồng thời, tờ Yangcheng Evening News của Trung Quốc cũng đăng một bài báo có tiêu đề “Châu Âu và Hoa Kỳ hạn chế lạm dụng kháng sinh như thế nào?” và đính kèm hình ảnh lớn về một con cóc phải uống rất nhiều thuốc (ám chỉ Giang đang mắc bệnh nan y), làm dấy lên đồn đoán về một cuộc tranh giành quyền lực. Ifeng cũng đăng lại bài viết của Yangcheng Evening News.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, kỷ niệm 65 năm thành lập ĐCSTQ, Sina đã đăng một bài báo tiết lộ ngày sinh của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Giang là lãnh đạo Đảng duy nhất tiết lộ công khai ngày sinh cụ thể của mình khi còn sống. Theo quy định của chế độ, các nhà lãnh đạo chỉ có thể công khai ngày sinh của mình sau khi họ đã qua đời. Động thái của Sina bị nghi là nguyền rủa Giang Trạch Dân đến chết.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng người một cách bất hợp pháp để cấy ghép cho người giàu, và các nạn nhân đã mở rộng từ các học viên Pháp Luân Công sang người dân thường. Không lâu trước khi Giang Trạch Dân qua đời, có một số lượng lớn thanh thiếu niên mất tích ở Trung Quốc bị nghi ngờ là bị bắt cóc để lấy nội tạng.

Những giai thoại kỳ lạ lưu hành trong xã hội Trung Quốc về Giang Trạch Dân

Sau đây là một số giai thoại lưu hành trong xã hội Trung Quốc về Giang Trạch Dân. Văn hóa truyền thống Trung Quốc rất tin vào luân hồi và nhân quả báo ứng. Vì thế các câu chuyện về Giang Trạch Dân trở nên thần bí. Tuy nhiên, nó thể hiện phần nào thái độ của người dân Trung Quốc đối với Giang Trạch Dân.

Rất lâu sau khi Giang trở thành Tổng bí thư của ĐCSTQ, có tin đồn rằng Giang đã được đầu thai từ một con cóc ác quỷ. Cuốn sách “Bản chất của Giang Trạch Dân”  có đề cập rằng: “tà linh nghìn năm tuổi dưới hình dạng một con cóc đã tái sinh thành hình dạng con người, đó chính là Giang Trạch Dân.” Con cóc thích nước, và tên của nó có chữ giang (sông), ám chỉ nơi ông ta sinh ra là Giang Tô. Ngụ ý rằng không chỉ chứa đựng “nước” mà địa vị và sự nghiệp của ông cũng phát triển ở Thượng Hải (chữ Hải (biển) cũng chỉ nước). Sau khi nắm quyền, ông chuyển đến Trung Nam Hải, vẫn có chữ Hải và người thầy của ông là Wang Daohan (Daohan là một cống nước).

Cao tăng tiết lộ bí mật: Giang Trạch Dân từng đến 'Hang Cóc' để bổ sung năng lượng đen [Radio]
Nhiều người cho rằng, một con cóc chúa đã chuyển sinh thành Giang Trạch Dân
Trong cuốn sách “Bản chất của Giang Trạch Dân” cũng có đoạn viết rằng, năm 1996, trong một chuyến đi đến miền Nam, Giang đã dừng chân tại một ngôi chùa nổi tiếng. Sau khi vào đại điện thắp hương xong, ông đi thẳng lên gác chuông. Trụ trì ra sức ngăn cản nhưng Giang vẫn kiên quyết bấm chuông.

Trụ trì chỉ biết đứng nhìn và khóc, không ai hiểu tại sao. Sau đó, mọi người biết rằng trụ trì đã từng nói rằng Giang là Vua Cóc đầu thai. Nếu ông ta rung chuông, nhất định sẽ khiến các loài thủy tộc cổ xưa của Trung Quốc hoành hành, khiến Trung Quốc lũ lụt liên miên, sẽ không có hòa bình.

Thật vậy, sau đó, Trung Quốc có lũ lụt và mưa nhiều hơn những năm khác. Mức độ tàn phá vô cùng khủng khiếp. Năm 1998, năm định mệnh của Giang, Trung Quốc xảy ra trận lũ lụt chưa từng có.

Giang không chỉ trông giống một con cóc mà các cử động hàng ngày của ông ta cũng rất giống. Giang đôi mắt lồi, cái miệng rộng và đôi môi mỏng; mỗi khi vỗ tay, các ngón tay của Giang lại xòe ra như con cóc. Bất cứ nơi nào Giang đi đến, ông ta đều tìm thấy một nơi có nước hỗ trợ cho cuộc sống. Các phương tiện truyền thông đã lan truyền những bức ảnh Giang đi bơi ở Hawaii và Biển Chết. Bất kỳ khách sạn nào ông chọn ở đều phải có bể cá. Tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019, chi tiết Giang xòe ngón tay nắm chặt lan can một cách kỳ lạ cũng được tiết lộ.

Giang Trạch Dân
Giang thường có biểu hiện khó hiểu, kỳ lạ trước mặt các nguyên thủ quốc gia khác. (Ảnh qua Nhân Sinh)

Không biết liệu Giang có cấy ghép nội tạng để kéo dài tuổi thọ hay không, nhưng Guo Wengui, một tỷ phú sống lưu vong ở Mỹ, từng tiết lộ trên YouTube rằng bí quyết kéo dài tuổi thọ của các quan chức hàng đầu ĐCSTQ là mổ lấy nội tạng sống, giết người trên yêu cầu. Guo có đề cập đến “mối quan hệ sinh tử” giữa Mạnh Kiến Trụ, cựu thư ký của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và con trai của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng. Mối quan hệ thân thiết này bắt đầu khi Mạnh Kiến Trụ giúp Giang Miên Hằng sắp xếp ca phẫu thuật ghép thận. Giang Miên Hằng vì muốn tìm một quả thận như ý đã trải qua 3 lần cấy ghép mới thành công. Để tìm 3 quả thận phù hợp, Giang Miên Hằng đã ra lệnh giết 5 người. Mẹ của Giang Miên Hằng cũng đã được ghép thận nhiều lần.

Sound of Hope nhận xét rằng, việc mổ cướp và kinh doanh tạng sống của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã hoạt động trong một thời gian dài. Thật đáng để những người có lương tâm quan tâm và lên tiếng.

Theo BL, Sound Of Hope

Thảo My lược dịch

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều