spot_img
24 C
Vietnam
Thứ Ba,2 Tháng Bảy
spot_img

Có nên dọa con bằng clip “Chú công an trẻ con”?

Nhiều đứa trẻ gần đây trở nên ngoan hơn mỗi khi cha mẹ cho chúng nghe clip “chú công an trẻ con”. Nhưng đi kèm với sự vâng lời, nhiều đứa trẻ mặt mày tái xám, lo sợ, và thậm chí khóc rất to. 

Từ xa xưa, giáo dục gia đình là vỡ lòng của nhân sinh, có tác dụng và ảnh hưởng đến cả đời của một con người. Mỗi gia đình có một cách uốn nắn, dạy bảo con khác nhau, nhưng nếu không tỉnh táo thì những hành vi, lời nói,… của chúng ta tưởng như vô tình lại tác động tiêu cực và gây tổn hại đến lối nghĩ, nhân cách và tâm lý còn not nớt của con trẻ.

“Nhân chi sơ tính bản thiện”, một đứa trẻ cũng như tờ giấy trắng. Chúng non nớt, ngây thơ, hiếu kỳ và vô cùng thiện lương. Những hành động của trẻ hầu như không xuất phát từ suy nghĩ mà rất tự nhiên. Đây cũng là một trong những lý do mà ông bà, cha mẹ nhiều khi thấy trẻ không vâng lời, hoặc nghe lời đó nhưng mai đâu lại hoàn đấy.

Thực tế, con không nghe lời, không chịu ăn, hay khóc, tè dầm, không gọn gàng ngăn nắp,… luôn là đề tài khiến ông bà, cha mẹ đau đầu. Nhất là trong áp lực cuộc sống hiện đại, cả cha mẹ đều quay cuồng ngoài xã hội kiếm tiền, theo đuổi công danh sự nghiệp thì càng ít thời gian gần gũi và lắng nghe, dạy dỗ con trẻ. Thưởng phạt, đòn roi, la mắng, dỗ dành,… rồi đâu lại hoàn đấy nên nhiều gia đình còn áp dụng phương pháp dọa trẻ. Mỗi gia đình có một cách dọa khác nhau. Đứa trẻ tức thời vì sợ mà vâng lời, nhưng cha mẹ đã nhìn thấy tác hại lâu dài từ động thái này chưa?

Chú công an dọa bắt

Gần đây, mạng xã hội (MXH) lan truyền nhiều clip “chú công an dọa bắt”. Trong những clip này thường xuất hiện lời của một người đàn ông mượn danh “chú công an” hù dọa sẽ đến bắt đứa trẻ mang đi nhốt nếu không chịu ăn, không ngoan hay nghe lời.

Clip “chú công an trẻ em” xuất hiện gần đây được rất nhiều phụ huynh hưởng ứng 

Rất nhiều phụ huynh hưởng ứng tải clip về và bật cho trẻ nghe khi chúng đang ăn, chơi hay ngủ. Cha mẹ giả vờ đối đáp, cung cấp tên đứa trẻ và địa chỉ nhà cho “chú công an” và hí hửng khi sắc mặt đứa trẻ tái xám, sợ hãi và thậm chí là rất khóc to. Sau đó vì sợ mà chúng phải ăn nhanh hay giả vờ nhắm mắt ngủ,…

Rất nhiều bé tỏ ra rất sợ hãi và khóc to khi nghe “chú công an” dọa bắt đi 
Nhiều cha mẹ đã quay lại hình ảnh của con khi đó và đăng lên MXH như một “chiến tích”. Sau đó nhận được rất nhiều lời bình hưởng ứng. Những vị phụ huynh đã tìm thấy giải pháp hiệu quả ấy chắc chắn sẽ còn áp dụng hình thức dọa này mãi cho đến khi nào không còn tác dụng với trẻ.

Nhưng khoan, cha mẹ có bao giờ đặt mình vào đứa trẻ để hiểu chúng suy nghĩ gì, vì sao chúng hoảng sợ đến khóc và tâm hồn non nớt, thơ ngây của chúng có bị tổn thương không. Điều dễ thấy đầu tiên, đứa trẻ khóc vì cảm giác sắp bị người sinh thành mà mình tin tưởng nhất bỏ rơi và bị công an bắt đi “xử lý theo nghiệp vụ”. Còn những tác hại về tinh thần sâu xa hơn ảnh hưởng đến cả đời con trẻ có lẽ cha mẹ chưa nghĩ đến.

Thay vào đó, bố mẹ nên dạy trẻ biết, công an, bộ đội hay những người mặc trang phục bảo vệ,… là những người đáng tin cậy nhất khi bố mẹ không ở bên.

“Nếu lạc đường, con hãy nhờ chú công an đưa về nhé”.

“Nếu gặp nguy hiểm trên đường, con hãy tìm những người mặc cảnh phục để nhờ giúp đỡ”.

“Ông kẹ” trong tuổi thơ

Hầu như mỗi người trưởng thành như chúng ta bây giờ cũng đã có tuổi thơ từng bị dọa. Nào “ông kẹ”, “ông cọp”, “ông ba bị”,… bắt nếu “hư” theo cách người lớn nói.

Có người thì đưa các con vật có hình dáng to lớn gớm ghiếc ra để dọa trẻ như hổ báo, khủng long, rắn rết…  thậm chí có ông bố bà mẹ “độc đáo” hơn thì lấy luôn hình ảnh một người… hàng xóm có hình dung dữ tướng để dọa con. Chúng ta thường nghe những câu đe dọa đại loại như: “Con mà không chịu ăn thì mẹ bán cho ông X. hàng xóm; “Con mà cứ đòi ra đường thì mẹ gọi ông công an đến bắt” hoặc “Con mà hư thì bố mẹ không nuôi nữa”…

ocu-52065
Hình ảnh “ông ba bị” trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ mang một cái bao to trước bụng chuyên đi bắt trẻ em (Ảnh sưu tầm)

Kết quả sau những lời dọa dẫm đó là gì? Bố mẹ có thể đạt được mục đích tức thời là ngăn cấm không cho trẻ thực hiện một hành động sai trái nào đó và bắt trẻ phải làm theo ý muốn của người lớn, nhưng họ chưa nghĩ đến những ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của trẻ.

Có đứa trẻ đã ở tuổi thiếu niên nhưng rất sợ bóng tối. Bởi vì lúc còn nhỏ bố mẹ của em thường dọa nếu em đòi đi chơi khi trời đã tối thì sẽ bị ma quỷ bắt xuống địa ngục. Nỗi sợ hãi đó in sâu trong tâm hồn hãy còn non nớt của em và được nhân lên cùng với trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ khiến em rất khó tự tin khi màn đêm buông xuống.

Có đứa trẻ cứ trông thấy những người mặc áo quần cảnh sát, công an là ù té chạy, vì người thân của em thường mang “ông công an” ra dọa mỗi khi em không vâng lời. Thậm chí, có đứa trẻ cứ trông thấy một người cụ thể nào đó ở gần nơi em sống là khóc thét lên, vì theo lời bố mẹ dọa đó là “ông ba bị” chuyên bắt trẻ con.

abe-776f8
Ông Ba Bị phiên bản Đông Âu (các nước Croatia – Serbia – Macedonia) mang tên Babaroga. Babaroga thực chất có nghĩa là người phụ nữ có sừng, chuyên bắt trẻ em nhét vào bao bị, đem về hang ổ rồi ăn thịt.

Đến nhà trẻ, mẫu giáo, những đứa trẻ biểu lộ phản ứng sợ hãi khác nhau đối với loại đồ chơi là các con vật. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì mỗi gia đình lại đưa ra một mẫu “ông ba bị” khác nhau để dọa trẻ. Ví dụ, có đứa trẻ rất sợ những con gấu bông, có đứa trẻ lại sợ con rắn nhựa…

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều