spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,21 Tháng chín
spot_img

Để học sinh không phải học hè được không?

Tân Thế Kỷ (TTK) – Nhiều phụ huynh xem mùa hè ‘là học kỳ 3’, nếu không cho con học hè thì lo lắng con sẽ thiếu tự tin trong năm học mới.

Trong thời buổi cha mẹ quá bận bịu và việc phải học trước để vào lớp không thua bạn bè là có thật, làm thế nào để con trẻ có một mùa hè đúng nghĩa, bổ ích là một câu hỏi làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh.

Đa dạng hình thức dạy học hè

Trong những năm qua, để tránh tình trạng học sinh đi học hè, sở GD-ĐT một số tỉnh, thành chỉ đạo cấm dạy thêm vào dịp hè để các em có thời gian nghỉ ngơi.

Chẳng hạn, Sở GD-ĐT Hà Nội mới đây chỉ đạo các trường không tổ chức dạy thêm dưới mọi hình thức. Sở GD-ĐT Hải Phòng yêu cầu các trường không tổ chức dạy hè từ ngày 1.6-31.8, không dạy trước, nhất là với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.

Trong giai đoạn kết thúc năm học trước hồi tháng 5.2022, tôi đi ngang qua các trung tâm, cơ sở dạy học và chứng kiến vẫn có khá đông học sinh học hè.

Việc dạy học hè rất đa dạng về hình thức và nội dung như: Ôn tập kiến thức, rèn kỹ năng, nâng cao năng lực; học trực tiếp hoặc trực tuyến, đại trà, theo nhóm, gia sư, hay một kèm một… Thời gian học là một khóa 2-3 tháng hè, 2-3 buổi/tuần và học phí cũng khác nhau.

base64 16857615226731488408317
Học sinh sau giờ học thêm ở một trung tâm văn hóa ngoài giờ tại TP.HCM. – Ảnh: thanhnien.vn

Học hè đúng hay sai?

Học sinh có cần phải học hè hay không? Đây là câu hỏi khó có đáp án vì tùy thuộc vào quan điểm của phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo.

Thiết nghĩ rằng dạy học hè (rộng hơn là dạy thêm) phải được pháp luật thừa nhận là một ngành nghề kinh doanh như bao ngành nghề khác để tạo cơ sở pháp lý, quản lý hiệu quả.

Bộ GD-ĐT từng ban hành Thông tư 17 năm 2012, quy định cụ thể về việc quản lý dạy học thêm. Đây là văn bản pháp quy nhưng có thể nhận thấy là không thể quản lý tốt được dạy thêm học thêm vì còn nhiều lỗ hổng và quá trình kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm chưa đồng bộ.

Vì thế, để mùa hè không phải học kỳ 3 như hiện nay, mong rằng Bộ GD-ĐT sớm luật hóa việc dạy thêm học thêm như nói trên. Bên cạnh đó, mục tiêu, kiến thức cần đạt, việc kiểm tra đánh giá trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cần có sự điều chỉnh nhằm đảm bảo vừa sức học sinh để các em không cần phải học thêm hay học hè.

Ðừng “chiếm dụng” thời gian nghỉ ngơi của con

Một số phụ huynh luôn mong con có kỳ nghỉ hè nghỉ ngơi đúng nghĩa “không sách vở”. Thay vào đó, trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm thực tế…

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, có 2 con ở bậc tiểu học và THCS tại Hà Nội chia sẻ, kết thúc năm học, con được mẹ mua thẻ bơi 3 tháng; đăng ký đá bóng ở CLB và tham gia 1 khoá Học kỳ quân đội để có trải nghiệm. “Tôi muốn con có kỳ nghỉ hè thật sự thoải mái, không áp lực để bước vào năm học mới, do đó không ép con học thêm bất cứ lớp nào, thay vào đó, con được giao lưu, rèn luyện thể lực”, chị Hạnh nói.

image001 1647853372 7226 1647853452
Thay vào đó, trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi, rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm thực tế… – Ảnh minh họa. – Nguồn: vnexpress.net

Bà Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội) cho rằng, một số phụ huynh không yên tâm nên cho con đi học hè, học trước kiến thức, nhất là tiền lớp 1. Điều này không cần thiết vì trong năm học, chương trình thiết kế đảm bảo trẻ đạt mục tiêu. Chưa kể, dạy cho trẻ “biết tuốt” tất cả các bài học trước chương trình, khi vào lớp một số em có tình trạng không hứng thú bài học nữa.

TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa Các khoa học giáo dục (ĐH Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) nói rằng, kỳ nghỉ hè là dịp tốt để các con được nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động bù đắp việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng xã hội nhiều hơn là tiếp tục bổ sung kiến thức.

Ngay cả chương trình giáo dục phổ thông mới hiện cũng đã chuyển đổi phương thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực, làm sao giúp trẻ khoẻ mạnh, có hứng thú để tự đọc, tự học và biết cách thực hành. “Ngay cả trong gia đình, nhiều em được giao nhiệm vụ học tập và miễn tất cả việc nhà. Điều này không hợp lý vì muốn con biết làm gì đều phải “thả” con vào trải nghiệm thực tế từ đó mới biết cách làm, cách ứng xử”, ông nói.

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn tham khảo: Thanh Niên

BN 1 jpeg 3 1

7 ý tưởng giúp cha mẹ viết ký ức thơ ấu cho con trong kỳ nghỉ hè

Những đứa con mãi không chịu ‘lớn’: 29 tuổi vẫn điệp khúc ‘Má ơi, cho xin mấy trăm’

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều