spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

7 ý tưởng giúp cha mẹ viết ký ức thơ ấu cho con trong kỳ nghỉ hè

Tân Thế Kỷ (TTK) – Mùa hè là quãng thời gian quan trọng để bé thư giãn và trải nghiệm màu sắc cuộc sống qua những hoạt động khác nhau. Nếu cha mẹ có kế hoạch chương trình hè thú vị cho trẻ, trẻ sẽ hấp thụ tốt vốn sống và có những ký ức tuổi thơ tươi đẹp.

Để trẻ có kỳ nghỉ hè thú vị và đầy ắp những kỷ niệm cách tốt nhất là cha mẹ nên tạo điều kiện để con được vui chơi thỏa thích. Hỏi ý kiến của trẻ về mong muốn của mình trong kỳ nghỉ hè. Sau đây là các ý tưởng giúp trẻ có một kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích:

1. Cho trẻ chơi thể thao

Các chuyên gia cho rằng, việc cho con rèn luyện thể thao trong dịp hè cũng là cách giúp con tăng cường sức khỏe. Hơn nữa, còn tạo cho trẻ những kỹ năng về làm việc nhóm, về sinh hoạt tập thể,.. rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sau này. Nhất là tham gia các hoạt động thể thao như đá bóng, cờ vua, đá cầu, bơi lội hay thể dục nhịp điệu,… sẽ tạo cho trẻ những phản xạ nhanh tích cực và sự hứng khởi.

Việc lựa chọn các môn thể thao cần phải căn cứ vào độ tuổi, thể lực, thể trạng của trẻ để có sự phù hợp và hoạt động hiệu quả.

Trong số các môn thể theo thì bơi lội là một môn học phù hợp nhất trong dịp hè của con. Dạy con biết bơi nghĩa là bạn đã trang bị cho con một “chiếc phao” vô hình, theo con suốt cuộc đời, để bảo vệ trẻ phần nào ở những nơi sông nước. Nếu con bạn đã biết bơi, hãy cho trẻ học tiếp những lớp nâng cao. Nếu con bạn chưa biết bơi, hè này hãy xếp chuyện học bơi vào một trong những “mục tiêu” hàng đầu cho trẻ nhé!

Untitled 2 7
Học bơi là một trong những “mục tiêu” hàng đầu cho trẻtrong kỳ nghỉ hè – (Ảnh: elipsport.vn)

Bơi không chỉ là một môn thể thao giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, phát triển tối đa chiều cao và có được vóc dáng, thân hình cân đối. Bơi còn được xem như một “kỹ năng sinh tồn” trẻ cần phải biết, vì tỷ lệ đuối nước hàng năm của trẻ em lẫn người trưởng thành đều rất cao.

2. Học một năng khiếu

Không nên ôm đồm chọn quá nhiều môn. Con bạn không phải là… “thần đồng” và trẻ cũng không cần thiết phải biết quá nhiều như thế. Mỗi mùa hè, chỉ nên cho con học 1 môn năng khiếu là đủ. Bạn có thể cùng con chọn, hỏi xem trẻ thích học gì. Môn năng khiếu có thể là: Vẽ, học chơi một nhạc cụ, hát, múa, diễn kịch, học chơi một môn cờ (cờ tướng, cờ vua, cờ vây…).

Untitled 3 9
Hội họa giúp trí não trẻ phát triển (Ảnh: taogiaoduc.vn)

Không ép buộc nếu con không thích. Môn năng khiếu cần thật sự phù hợp với trẻ, tạo được cho trẻ cảm giác vui sướng khi học. Bạn cũng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng ở con như mong con sẽ có tác phẩm tranh đoạt giải thưởng, sẽ đánh đàn piano thật siêu để mẹ… post lên facebook khoe. Nhớ là môn năng khiếu chỉ như một trò chơi để giúp trẻ trải nghiệm nhiều hơn với cuộc sống đáng yêu này.

3. Mùa hè – Thời điểm vàng để học tiếng anh

Hè là khoảng thời gian thích hợp để trẻ học và rèn luyện thêm khả năng Anh ngữ của mình. Hãy cho trẻ tham gia các khóa học phù hợp với độ tuổi và giảng dạy theo phương pháp họctrong một bối cảnh cụ thể để tiếng Anh trở nên gần gũi và thân thuộc hơn, từ đó các em cũng sẽ ghi nhớ và yêu thích học hơn, vừa học tiếng Anh vừa phát triển kỹ năng mềm và đặc biệt là học với giáo viên nước ngoài. Từ đó, trẻ sẽ dạn dĩ, tự tin hơn khi giao tiếp thực tế. Hè chính là lúc trẻ có nhiều thời gian hơn để tập trung và rèn luyện.

Untitled 4 3
Mùa hè là thời điểm vàng để học tiếng anh (Ảnh: tienganhabc.net)

4. Trải nghiệm cuộc sống cùng thiên nhiên

Kỳ nghỉ hè cũng sẽ rất thú vị nếu con được trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm mà còn là phương tiện để giáo dục. Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ chứa đựng các yếu tố cần thiết dể hình thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên hữu sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với chúng.

Untitled 5 4
Cho trẻ trải nghiệm cùng thiên nhiên (Ảnh: phunuonline.com.vn)

Từ khi sinh ra, trẻ đã được tiếp cận với các yếu tố của môi trường tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, động vật, thực vât…). Theo quá trình lớn lên, phạm vi tiếp xúc của trẻ với các yếu tố ngày càng rộng dần. Vì vậy, tất cả những yếu tố gần gũi với trẻ, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ và được tiếp cận dưới hình thức phù hợp đều trở thành phương tiện để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá về môi trường thiên nhiên.

5. Cho trẻ về quê thăm ông bà hay dã ngoại cùng gia đình

Đưa trẻ về quê thăm ông bà hay đi dã ngoại cùng gia đình cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các trẻ trong dịp hè này.

Ðây không chỉ là dịp gia đình quây quần bên mâm cơm, mà còn là lúc để các trẻ trải nghiệm những thú vui ở đồng quê. Ở thành phố đôi khi chỉ quẩn quanh trong nhà nên khi về quê với ông bà là một sự háo hức. Người lớn sẽ chỉ dẫn cho các trẻ những nông cụ sản xuất, tên các loại trái cây, con vật mà trẻ chỉ thường thấy trên tivi, hình ảnh…

Untitled 6 3
Kết nối với quê hương, cội nguồn là hành trang cho sự khôn lớn của các con – (Ảnh: laodong.vn)

Biết được những hoạt động thường niên ở quê hương, góp nhặt cho trẻ thêm tình cảm gắn bó với ông bà, theo góc nhìn của một số cha mẹ, đó là hành trang cho sự khôn lớn của các con sau này. Ðiều quan trọng hơn khi cho trẻ về quê cùng ông bà, còn là cho các trẻ trở về nguồn cội, nơi đó có họ hàng người thân, những người giữ linh hồn cho gia tộc.

Ngoài ra, khi đi du lịch cùng gia đình, trẻ sẽ có thêm những trải nghiệm thực tế tốt hơn, được tham gia các hoạt đông ngoài trời như nhảy nhót, hát hò, chơi các trò chơi tập thể,… sẽ giúp các trẻ năng động, khỏe mạnh và quan trọng là sẽ giúp cho tình cảm gia đình thêm gắn kết, yêu thương nhau hơn.

6. Cùng ba mẹ nấu một bữa ăn đơn giản

Trẻ 5 tuổi đã có thể bắt đầu vào bếp cùng mẹ. Trẻ 8 tuổi đã dễ dàng nấu được một bữa ăn đơn giản cho chính mình. Việc nấu ăn giúp trẻ tự tin hơn và biết cách chia sẻ việc nhà từ nhỏ. Nếu biết nấu ăn ngon, sau này con còn có thể tự lo cho bản thân mình những lúc bố mẹ vắng nhà.
Ở các nước phát triển, trẻ em dù là bé trai hay bé gái đều được chú trọng dạy nấu ăn từ nhỏ. Không phụ thuộc vào mẹ hay người giúp việc, trẻ xem việc nấu ăn là một kỹ năng đương nhiên phải biết và khéo léo hơn, độc lập hơn mỗi ngày.

Untitled 7 2
Trải nghiệm nấu nướng cùng bạn sẽ mang lại cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích – (Ảnh: daubepgiadinh.vn)

Bạn nên học “tư tưởng” ấy của những gia đình phương Tây. Thay vì xem bếp núc là chuyện của riêng con gái hoặc chiều chuộng con, xem con còn nhỏ và không muốn con động tay vào bếp, hãy tạo điều kiện cho trẻ.

Chỉ cần có một bộ vật dụng nhà bếp vừa tay, chỉ cần được mẹ hướng dẫn từng thao tác đập trứng, đánh trứng, biết cách chờ chảo nóng, chờ nước sôi, lặt rau, rửa rau đúng cách… là trẻ đã có thể thử dần những món đơn giản nhất rồi. Đừng ngại con không thể làm gì. Hè này bạn hướng dẫn mà xem, thế nào cũng sẽ bất ngờ về độ khéo tay của trẻ!

7. Khuyến khích trẻ đọc sách trong thời gian nghỉ hè

Đọc sách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, khám phá và tìm hiểu thế giới, phát triển tư duy logic, khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Việc đọc sách giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, hiểu về thế giới xung quanh và mở rộng tri thức.

Untitled 8
Kỳ nghỉ hè là cơ hội tốt để ba mẹ rèn cho con thói quen đọc sách (Ảnh: giasuviet.com.vn)

Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đọc sách vào bất cứ thời gian rảnh nào bởi sách là dụng cụ học tập rất tốt. Nhất là vào thời gian nghỉ hè, các con có rất nhiều thời gian để có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, thế nhưng các bố mẹ cũng có thể định hướng cho con đọc sách.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bậc cha mẹ sẽ không còn quá hoang mang để suy nghĩ xem nghỉ hè nên cho con đi đâu để vừa đảm bảo sức khỏe, tinh thần vừa giúp con có thể học tập trải nghiệm bổ ích.

Tịnh Yên (t/h)BN 1 jpeg 4

Những đứa con mãi không chịu ‘lớn’: 29 tuổi vẫn điệp khúc ‘Má ơi, cho xin mấy trăm’

Dạy con chọn lê xấu, lê sẹo: Bài học đắt giá về cuộc đời của bà mẹ Do Thái có 2 con trai tỷ phú

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều