Tuần hành động của nông dân dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm với một cuộc biểu tình lớn ở Berlin vào ngày 15/1 tới. Theo cảnh sát, có tới 10.000 người đã đăng ký tham gia.
Nông dân Đức trên khắp cả nước đang biểu tình trong một tuần để phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ, biện pháp dấy lên lo ngại rằng ngành nông nghiệp không được hỗ trợ và buộc các trang trại phải đóng cửa.
Theo TTXVN, các cuộc biểu tình của Hiệp hội Nông dân Đức trên toàn quốc, bắt đầu vào ngày 8/1 nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm trợ cấp đối với ngành nông nghiệp của chính phủ liên minh, đã gây gián đoạn giao thông nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên cả nước.
Tại bang Bayern, cảnh sát cho biết giao thông ùn tắc ở nhiều nơi do đường bị chặn chỉ còn một làn và lối vào một số cao tốc bị chặn hoàn toàn.
Tại thủ đô Berlin, khoảng 550 người cùng hơn 560 máy kéo, xe tải, ôtô và xe kéo đã tham gia cuộc biểu tình của nông dân tại Cổng Brandenburg sáng cùng ngày.
Ở bang Mecklenburg-Vorpommern, nông dân chặn lối vào đường cao tốc bằng hàng trăm máy kéo. Tại Cloppenburg ở phía Tây Bắc bang Niedersachsen, người biểu tình đã đưa 40 máy kéo chặn một đường cao tốc liên bang.
Tại bang Sachsen, theo cảnh sát, một số lối vào đường cao tốc ở khu vực Dresden không thể sử dụng được do bị nhiều máy kéo chặn hoàn toàn.
🇩🇪 The German farmers have successfully blocked dozens of highways with the help of the German truckers.
This is my view up on a tractor on the A2 – Europe’s busiest highway.
I’m blown away. History in the making. pic.twitter.com/td4XkNACQf
— Eva Vlaardingerbroek (@EvaVlaar) January 8, 2024
Kết quả là Berlin đã đồng ý không bãi bỏ ưu đãi thuế đối với xe nông nghiệp và hoãn cắt giảm thuế diesel cho đến năm 2026. Tuy nhiên, những người biểu tình cho rằng sự nhượng bộ của chính phủ là chưa đủ và họ kêu gọi một ‘Tuần lễ hành động’, biểu tình hàng ngày trên toàn quốc từ ngày 8 tháng 1 để yêu cầu đảo ngược hoàn toàn việc cắt giảm mà chính phủ đề xuất.
Ông Joachim Rukwied, người đứng đầu Hiệp hội nông dân Đức (DBV), cho biết: “Đây chỉ là bước đầu tiên” của việc hủy bỏ một phần cắt giảm. Ông cũng cam kết rằng nông dân sẽ phản đối kế hoạch của chính phủ “như thể nước Đức chưa từng thấy trước đây”.
Ông Rukwied nói với hãng tin Bild: “Chúng tôi yêu cầu đảo ngược hoàn toàn các khoản tăng thuế mà không kèm theo bất cứ điều gì… Tôi hy vọng rằng hàng chục nghìn máy kéo sẽ đến tham gia các cuộc biểu tình của chúng tôi trên khắp nước Đức”.
Tuần hành động của nông dân dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm với một cuộc biểu tình lớn ở Berlin vào ngày 15/1 tới. Theo cảnh sát, có tới 10.000 người đã đăng ký tham gia và sẽ sử dụng nhiều phương tiện như ôtô, máy kéo.
Nhiều cuộc biểu tình của nông dân đã được lên kế hoạch ở nhiều thành phố lớn. Một số thành phố như Hamburg đã cảnh báo về tình trạng hỗn loạn giao thông, nhất là vào buổi sáng. Ở Brandenburg, giáo viên được yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng cho việc học từ xa nếu học sinh không thể đến lớp.
Trước đó, ngày 4/1, Chính phủ liên bang đã tuyên bố thay đổi một phần kế hoạch chấm dứt miễn thuế máy móc nông nghiệp và dừng trợ giá đối với dầu diesel dùng trong nông nghiệp vốn được quyết định trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Theo đó, chính phủ sẽ tiếp tục duy trì miễn thuế máy móc nông nghiệp, kéo dài thời hạn ưu đãi thuế đối với dầu diesel và thực hiện từng bước việc bỏ trợ giá. Tuy nhiên, nông dân không nhất trí với tuyên bố này của chính phủ, từ đó dẫn đến việc biểu tình phản đối.
Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Bang Baden-Württemberg, Joachim Rukwied, đang kêu gọi chính phủ liên minh rút lại kế hoạch cắt giảm trợ cấp cho nông nghiệp vì kế hoạch mới công bố ngày 4/1 vẫn chưa phù hợp.
Cùng lúc, Liên đoàn lái tàu Đức (GDL) cũng kêu gọi đình công trên toàn quốc từ 2h sáng 10/1 đến 18h ngày 12/1 do chưa giải quyết được thoả đáng tranh chấp về số giờ làm việc của công nhân lái tàu với Công ty đường sắt Đức Deutsche Bahn.
Dự kiến, cuộc đình công này cũng sẽ gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động vận tải đường sắt trên toàn quốc.
Nghi Vân (t.h)
Theo Reuters, TTXVN
Xem thêm:
Người dân Thái Lan lo sợ động đất sau khi bắt được “cá mái chèo”
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực