spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Người học cao có phải là người thực sự có văn hóa?

Tân Thế Kỷ – Trong xã hội giờ đây vẫn có nhiều người dùng trình độ học vấn, vẻ ngoài để đánh giá mức độ văn hóa của một người. Chỉ cần một người có học vấn thấp, vẻ ngoài xộc xệch là lập tức bị đánh giá kém văn hóa. Nhưng điều này có thật sự đúng hay không?

Thế giới vẫn luôn đầy rẫy những kẻ xấu tính và vô văn hóa. Cho dù bạn đang chờ xe bus, mua hàng trong siêu thị, làm việc tại văn phòng, ở trường, thư viện, hiệu sách hay bất cứ nơi đâu bạn cũng sẽ bắt gặp những con người như thế. Đó là những con người thiếu kiên nhẫn, không có khả năng kiềm chế cảm xúc, nóng vội, hay giận dữ, thiếu sự đồng cảm, ích kỉ và vô số tính từ khác mà bạn có thể miêu tả về họ.

Trước khi tìm hiểu về thế nào là có văn hóa, ta sẽ bàn luận 1 chút về vô văn hóa, điều mà nhiều khi chúng ta bất giác nghe được hoặc vô thức thốt ra nhưng chưa thật sự hiểu rõ.

Vô văn hóa là gì?

Vô văn hóa là một thuật ngữ mô tả những hành vi không đúng đắn, không tôn trọng văn hóa, xã hội và người khác. Đây là những hành vi thiếu ý thức và không tuân thủ các quy tắc và giá trị của một xã hội.
Để cung cấp một câu trả lời chi tiết, ta có thể bàn về các hành vi vô văn hóa phổ biến và ví dụ cụ thể:
1. Lời lẽ không tôn trọng: Điều này bao gồm sử dụng ngôn ngữ thô tục, xúc phạm người khác, phân biệt chủng tộc hay giới tính, và bất kỳ hành vi lăng mạ hay đe dọa nguy hiểm.
2. Gây rối công cộng: Hành vi này gây phiền hà hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh, chẳng hạn như quấy rối người khác trên mạng xã hội, gây náo loạn trong các sự kiện công cộng hay gây sự bất ổn tại nơi làm việc.
3. Bất lịch sự: Đây là hành vi không tuân thủ các quy tắc văn hóa, chẳng hạn như không giữ gìn vệ sinh cá nhân, không đúng giờ, không tôn trọng không gian riêng tư và không tôn trọng sự cân nhắc với người khác.
4. Giao tiếp không hiệu quả: Hành vi này bao gồm không lắng nghe người khác, gây hiểu lầm, không chia sẻ thông tin một cách đầy đủ và trung thực, và không thể thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt.
5. Hành vi bạo lực: Đây là hành vi ác ý, coi thường tính mạng và sức khỏe của người khác, bao gồm đánh đấm, hành hung, hay xúc phạm người khác một cách vô phép.

e3acdff193ccafe1eb70472d8ed465c834ace5c518
Hành vi gây gổ, đánh nhau sau va chạm giao thông trên đường. – Ảnh: Internet

Ví dụ về hành vi vô văn hóa có thể bao gồm: nói tục, đánh nhau trong nơi công cộng, đăng tải nội dung xúc phạm người khác trên mạng xã hội, quấy rối đồng nghiệp trong nơi làm việc, không giữ gìn vệ sinh cá nhân, hoặc không tuân thủ các quy tắc giao tiếp cơ bản.
Vô văn hóa là một hành vi tiêu cực và cần được chúng ta nhận thức và hạn chế.

Trình độ học vấn chẳng quyết định được một người có văn hóa hay không

Có nhiều khi một cử nhân, kỹ sư, thậm chí người có chức danh cao hơn mà chửi thề, xả rác tuỳ tiện hay chen ngang nơi cộng cộng thì vẫn bị xem là “thiếu văn hoá, vô văn hoá” như thường.

Trí thức vẫn được xem là tầng lớp tinh hoa của mỗi nền văn hoá hay một quốc gia cụ thể. Do đó bản thân danh “Người trí thức” theo đúng nghĩa luôn cao quý và đáng trân trọng. Một người chỉ chăm chăm cho có bằng cấp để khoe mẽ hay phục vụ cho thăng tiến, tư lợi thì không thể xem anh là một người trí thức.

Chúng ta đang có sự nhầm lẫn, đánh đồng về khái niệm “trình độ giáo dục”, “trình độ học vấn” và “trình độ văn hoá”. Trong các văn bản hành chính như “sơ yếu lý lịch” vẫn yêu cầu điền mục “trình độ văn hoá”. Theo đó, trình độ giáo dục chỉ phản ánh mức độ mà một người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập theo các bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay cao hơn (đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh, phó tiến sĩ…).

Văn hoá theo nghĩa rộng, phổ quát nhất, là những thành tựu về cả vật chất, tinh thần, tín ngưỡng… của một cộng đồng trong quá trình hình thành, phát triển của mình. Bởi nội hàm của “văn hoá” rất rộng, nên hiện có rất nhiều cách tiếp cận về định nghĩa, các tiêu chí biểu hiện. Trình độ văn hoá (theo nghĩa hẹp, sơ giản nhất) liên quan tới các tiêu chí, chuẩn mực về ứng xử, hành vi cũng như cách sống, lối sống được định hình và duy trì ở một cộng đồng.

Người học nhiều không nhất định là người có văn hóa. Người có kiến thức rộng cũng không nhất định là người có văn hóa. Rất nhiều khi, học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không đại biểu rằng người ấy là người có văn hóa.

juice
Rất nhiều khi, học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không đại biểu rằng người ấy là người có văn hóa. – Ảnh minh họa. – Nguồn: kilala.vn

Người có văn hóa thực sự không liên quan gì đến lượng kiến thức họ sở hữu mà có liên quan đến những phẩm chất hình thành trong quá trình trưởng thành và trong cách sống. Một người ít học chưa hẳn là người kém văn hóa, và ngược lại.

Đồng nghiệp của tôi là một cô gái rất sạch sẽ. Bàn làm việc của mọi người đều lộn xộn nhưng bàn của cô lúc nào cũng ngăn nắp, sọt rác chỗ cô luôn sạch sẽ. Nhiều người cho rằng cô mắc chứng OCD – rối loạn ám ảnh cưỡng chế . Có khi đi ăn cùng nhau, nhiều đồng nghiệp vứt rác xuống đất, còn cô thì nhặt lên và bỏ vào sọt.

Thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, cô giải thích: “Từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi phải hình thành một thói quen tốt. Người khác có thể nhìn thấy sự tu dưỡng tính cách tốt của một người từ những thói quen của họ”. Ban đầu, cô không quen làm những việc này. Thế nhưng theo thời gian, cô đã dần hình thành thói quen và đã lặp đi lặp lại hành vi này trong vô thức.

Có thể thấy, một người nếu không nghiêm khắc với bản thân thì sẽ khó có thể tu dưỡng tính cách tốt. Một người có văn hóa, ý thức tốt sẽ tự rèn luyện mà không cần nhắc nhở vì điều này đã ăn sâu vào trong tâm hồn và trở thành một phần của con người họ.

Những tiêu chí đánh giá một người có văn hóa

Kỳ thực, văn hóa của một người là đến từ sự tu dưỡng nội tâm, đến từ sự nâng cao tâm tính của người ấy. Cho nên, nếu chỉ có học vấn cao mà khuyết thiếu sự tu dưỡng nội tâm thì đó không nhất định đã là người thực sự có văn hóa.

Một người, nếu có thể đặt tâm tu dưỡng, có thể tự giác ngay cả khi không có người nhắc nhở, có thể ước thúc (tự ràng buộc được sự tự do của bản thân), lương thiện suy nghĩ cho người khác thì mới thực sự là người có văn hóa.

Tự điều chỉnh bản thân, không làm ảnh hưởng đến người khác

Nói đến tu dưỡng, văn hóa, nhiều người sẽ cảm giác rằng nó cao xa, được thể hiện ở những nơi trang trọng. Nhưng kỳ thực, ngay trên đường phố, trên phương tiện giao thông công cộng, hay nơi công viên… cũng có thể nhìn rõ tố chất của một người là cao hay thấp.

Nói chuyện, nghe ca nhạc, ăn uống thứ gì … đều là điều thuộc về sự tự do của mỗi người. Nhưng nếu sự tự do đó của một người làm ảnh hưởng đến người khác thì đó chính là đã vượt ra khỏi ranh giới của bản thân người ấy rồi. Điều đó cũng cho thấy, người ấy là thiếu ý thức, thiếu văn hóa.

Ở trong phạm vi nhỏ như gia đình, hay lớn như những nơi công cộng, người có văn hóa sẽ nói chuyện nhỏ nhẹ. Họ lấy việc “không làm ảnh hưởng đến người khác” làm tiêu chuẩn hàng đầu. Người như vậy, họ luôn biết rõ chuyện gì là riêng tư không thể động đến. Bởi vì biết tự do cá nhân nên họ cũng sẽ không bàn tán thị phi, xen vào cuộc sống riêng tư của người khác. Họ tôn trọng người khác, không làm ảnh hưởng đến người khác nên người khác cũng bởi vậy mà tin tưởng và tôn trọng họ.

Tu dưỡng trong tâm

Người như thế nào được gọi là người có tu dưỡng? Kỳ thực, một người có tâm bình khí hòa, ôn hòa nhã nhặn, hành vi và việc làm của họ đều được cân nhắc kỹ càng, thích hợp và thỏa đáng, lễ phép với người khác thì chính là người có tu dưỡng.

Thời cổ đại, từ bậc hiền nhân đến người nông phu đều ca ngợi người quân tử. Họ ví người quân tử giống như ngọc. Họ cho rằng, đức hạnh của người quân tử sáng và cao quý như ngọc thạch. Ngọc cần mài giũa mới có thể sáng, con người cần tu dưỡng mới có đức hạnh cao quý.

dan ba nen nho khong ai dau kho mot doi het duyen het no tu khac se buong tay thoi 1539562106
Tu dưỡng là sự lắng đọng của tâm linh trong cuộc sống thế gian, cũng là thành quả tinh thần của việc tu luyện. – Ảnh minh họa. – Nguồn: m.saovietonline.vn

Thời cổ đại, cổ nhân cho rằng điều quan trọng nhất của học tập là để tu thân. Bởi vì chỉ có tu thân tốt rồi mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Tu dưỡng là sự lắng đọng của tâm linh trong cuộc sống thế gian, cũng là thành quả tinh thần của việc tu luyện. Chỉ có xem nhẹ được mất trong mọi việc mới có thể tự giới bạn được bản thân, mới có thể trở thành một người tu dưỡng.

Tính tự giác

Một người có văn hóa ắt phải là người biết tự giác và nó được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày. Ví như, khi lên xe họ sẽ tự giác xếp hàng, khi mua cơm cũng không chen lấn, thấy người khác vội sẽ nhường đường…

Khổng Tử từng giảng: “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân”, ý tứ chính là những điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người. Một người có thái độ tự giác thì sẽ không cần người khác phải nhắc nhở. Người ấy sẽ biết suy nghĩ cho người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà cân nhắc có nên làm hay không. Từ đó, người ấy có thể đưa ra những quyết định và việc làm đúng đắn.

Đối với xã hội, người ấy cũng lại tự giác thực hiện các lễ quy, phép tắc mà không cần người khác lên tiếng. Người có thể quan tâm, biết suy nghĩ cho người khác thì đa phần, thái độ và sự lễ phép của họ cũng đã rất cao rồi.

tapchidangnho van hoa xep hang nguoi nhat ban
Việc kiên nhẫn và tự nguyện xếp hàng của bất kỳ người Nhật Bản nào gắn liền với ý thức về tính kỷ luật và tôn trọng cộng đồng. (Ảnh qua japan.info.vn)

Lương thiện, suy nghĩ cho người khác

Thiện lương là một loại năng lượng phát ra từ trong tâm của một người. Nó có thể cảm hóa lòng người, biết nguy thành an, biến “chiến tranh thành tơ lụa”. Người có tấm lòng lương thiện sẽ không khiến người khác rơi vào tình thế nguy nan, trừng trị kẻ ác, giúp đỡ người yếu, giúp người khác trong lúc hoạn nạn.

Người thiện lương luôn biết suy nghĩ đến cảm nhận của người khác, luôn mang đến cho người khác sự tín nhiệm và quan tâm. Thiện là một loại tình cảm mềm dẻo nhất trong nhân tính nhưng cũng lại có sức mạnh nhất. Bất luận là gian nan khó khăn đến mức nào, con người cũng nên kiên trì giữ vững thiện lương. Bất luận là ở trong tình cảnh cô độc đến mức nào, con người cũng nên thủ vững nhân cách cao thượng.

tapchidangnho tu duong 2
Người thiện lương luôn biết suy nghĩ đến cảm nhận của người khác, luôn mang đến cho người khác sự tín nhiệm và quan tâm. – (Hình minh họa: Qua rimedia.org)

Ngày hôm nay, trong tâm chúng ta gieo xuống một hạt giống thiện lương, có một ngày nhất định sẽ đơm hoa kết trái thiện lành. Người có thiện niệm, ắt sẽ được trời xanh phù hộ, che chở. Đó cũng là đạo lý “thiện ác có báo” mà cổ nhân thường giảng.

Đời người chỉ có trải qua mới có thể hiểu được và chỉ có hiểu được mới biết trân quý. Nếu trong cuộc đời này, ai có thể xem nhẹ hết thảy, coi mọi được mất trong đời chỉ là mây khói thoảng qua, thì người ấy chính là đã có thêm một phần bình an, thêm một phần hạnh phúc và cũng thực sự sống được tự do tự tại.

Nhà văn Lương Hiểu Thanh đã từng tóm tắt về người có văn hóa như sau: Đó là người được tu dưỡng tính cách bắt nguồn từ trái tim, tự ý thức được những thói quen tốt mà không cần nhắc nhở, muốn giúp đỡ người khác bằng sự nhân hậu của mình.

Nếu một người có 3 cấp độ này thì đó là một người có văn hóa thực sự.

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 3

VIDEO CHỌN LỌC:

Người Do Thái dạy con đọc sách để tẩy rửa tâm linh, người Việt chúng ta thì sao?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều