spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Người Do Thái dạy con đọc sách để tẩy rửa tâm linh, người Việt chúng ta thì sao?

Tân Thế Kỷ – Với người Do Thái, đọc sách không chỉ là một thói quen mà là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần có của con người. Theo Vision Times, Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ. Thực tế này xuất phát từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình của họ. Nhờ có truyền thống đọc sách, dân tộc Do Thái đã sản sinh ra hơn 30% chủ nhân của giải thưởng Nobel.

Dân tộc Do Thái là một dân tộc lâu đời và dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại trải qua nhiều khổ nạn, kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình của người Do Thái.

Ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ Do Thái đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập, tinh thần tiên phong và sáng tạo.

Họ cũng để trẻ nhận biết giá trị của sức lao động và tiền bạc, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Trẻ Do Thái được giáo dục để đối xử tốt, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh.

Nghi thức hôn lên Thánh Kinh của người Do Thái

Trong các gia đình người Do Thái, ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Thánh Kinh Do Thái ra và nhỏ lên đó những giọt mật ong. Sau đó người mẹ sẽ hướng dẫn con hôn lên chỗ mật được nhỏ trên cuốn sách ấy. Nghi thức này sẽ giúp trẻ lưu lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với sách, mà lại là cuốn sách chỉ dẫn về đức tin, là kim chỉ nam trong cuộc đời. Người Do Thái mong rằng qua nghi lễ này, trẻ sẽ cả đời vui vẻ với việc học, đọc sách và thực hành đức tin.

Untitled 2dv
Người Do Thái đang cùng nhau đọc kinh trong một ngày lễ truyền thống. (Ảnh: Shutterstock)

Gia đình người Do Thái còn có một thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là đặt sách phải đặt ở phía đầu giường. Nếu đặt ở phía cuối giường thì bị cho là bất kính. Những thói quen này đã khiến Do Thái trở thành một dân tộc yêu sách nhất trên thế giới.

Trong các gia đình Do Thái, trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đã bắt đầu đọc thuộc lòng Kinh Do Thái như “Kinh Moses”, “Kinh Cựu Ước”, v.v… Mục đích của người lớn không phải là để trẻ lý giải được sâu sắc ý nghĩa của Thánh Kinh, mà là để tạo cho trẻ nền tảng cơ bản sơ khai về đức tin, đồng thời cũng là một cách mở rộng khả năng ghi nhớ, bồi dưỡng ngôn ngữ.

Câu hỏi truyền thống trong gia đình Do Thái

Trẻ em ở nhiều gia đình Do Thái đều phải trả lời một câu hỏi: “Nếu có một ngày nhà của con bị cháy, hoặc tài sản của con bị cướp, con sẽ mang thứ gì theo khi chạy trốn?” Nếu trẻ trả lời là sẽ mang theo tiền bạc hay của cải thì người mẹ sẽ tiến thêm một bước mà hỏi: “Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không có mùi vị nhưng quan trọng hơn cả. Con có biết là thứ gì không?”

Nếu trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “Con à! Thứ mà con phải mang theo không phải là tiền bạc cũng không phải là của cải, mà là trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ là thứ mà bất kể kẻ nào cướp cũng không được. Con chỉ cần sống thì trí tuệ sẽ vĩnh viễn đi theo con.”

Họ coi trọng sự sáng tạo

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: “Đừng là con lừa cõng trên lưng nhiều sách”. Họ không chỉ coi trọng tri thức mà càng coi trọng tài năng. Họ ví những người có chút tri thức mà không có tài năng là “Con lừa cõng trên lưng nhiều sách”.

Người Do Thái cho rằng học tập cần phải lấy suy nghĩ, tự hỏi, suy xét làm cơ sở. Bởi thường xuyên suy nghĩ và đặt câu hỏi sẽ khiến con người tiến bước. Người Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc giao lưu chia sẻ suy nghĩ với trẻ trong gia đình. Trẻ luôn luôn nhận được lời dạy bảo và chỉ dẫn của người lớn.

Trẻ cũng có thể cùng với người lớn trao đổi, đàm luận về các vấn đề. Đôi khi người lớn sẽ hỏi vặn, tranh luận với trẻ, để giúp trẻ đi sâu vào nghiên cứu và học tập. Chính vì thế, người Do Thái nổi tiếng là có tài ăn nói, hùng biện.

Người Do Thái đọc sách trong ngày nghỉ để tẩy rửa tâm linh

Thời cổ đại, người Do Thái dành ra một ngày trong tuần để nghỉ ngơi. Đối với những quốc gia khác thì đây là một điều vô cùng kỳ lạ. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tận dụng ngày nghỉ để đi du ngoạn. Họ cho rằng ngày nghỉ ngơi phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và thân thể, tẩy rửa tâm linh, khôi phục lại trạng thái làm việc tốt nhất.

Trong ngày nghỉ, họ thậm chí còn đóng cửa hết thảy các hoạt động buôn bán: 8 giờ sáng họ bắt đầu đi lễ, mãi cho đến giữa trưa họ dùng tiếng Hebrew để đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe những lời dạy trong Kinh Do Thái, giúp cho tâm trí của mình được minh mẫn hơn. Sau đó họ trở về nhà và ăn nhanh bữa trưa rồi nghỉ ngơi. Đến khoảng 4 giờ chiều, họ sẽ ở nhà hoặc đến giáo đường để giao lưu chia sẻ về kinh sách.

Ben trong mot hieu sach o Israel. Anh Times of Israel
Bên trong một hiệu sách ở Israel. Ảnh Times of Israel

Người Do Thái cho rằng nếu trong ngày nghỉ mà không điều chỉnh được trạng thái của mình thì sẽ rất khó để cải thiện được những suy nghĩ trong tâm linh. Họ muốn trong ngày nghỉ phải giải phóng bản thân khỏi công việc thế tục, hoàn toàn đắm mình vào trong một thế giới khác. Ở trong loại thế giới ấy, họ có thể đạt được cội nguồn của suy nghĩ và linh cảm.

Linh cảm và sáng tạo đều là sản vật của trí tuệ. Mà chúng được sinh ra ở trong trạng thái bình an, tĩnh tại. Cho dù là người có bộ não thông minh bao nhiêu đi nữa, nhưng căng thẳng, suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài thì trí tuệ sẽ bắt đầu bị tê liệt. Đây chính là đạo lý đơn giản đằng sau thói quen đọc kinh sách của người Do Thái, nhưng lại thường không được mọi người chú ý.

Israel là quốc gia chỉ có 8 triệu dân, nhưng lại sở hữu hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều đầu sách quý. Không những vậy, mỗi gia đình Do Thái đều có một tủ sách, được truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống này giúp cho Israel trở thành đất nước có số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới.

Người Việt ít đọc sách

Mỗi năm, một người Việt Nam đọc bình quân khoảng 1 cuốn sách. 80% người trong độ tuổi 20-30 không đụng đến sách suốt một năm. Vì sao người Việt ít đọc sách như vậy? Một trong những lý do là chưa được nuôi dưỡng thói quen đọc sách.

Đọc sách có nhiều lợi ích trong việc phát triển ngôn ngữ, tư duy, đạo đức, kiến thức, vì sao người Việt Nam đọc sách ít, nhất là người trẻ? Nhiều ý kiến chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, trong đó có gia đình, trường học, bản thân mỗi người cũng như điều kiện hình thành thói quen đọc sách.

Từ thực tế đọc sách của mình, một sinh viên nêu quan điểm Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, trải qua chiến tranh. Người dân phải lao động để sống thì không có nhiều thời gian để quan tâm đến sách. Đây là vấn đề liên thế hệ.

Ông bà, cha mẹ không có thói quen đọc sách thì con cũng không được nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ. Thường người ta đọc sách cho bé trước khi đi ngủ để vừa truyền kiến thức và nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ.

Tương tự, ông Lê Hoàng – phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM – cho rằng tình trạng này là hệ quả của việc thiếu quan tâm, nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ cho trẻ. Trường học không có tiết đọc sách chính thức, gia đình chưa quan tâm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách cho con từ sớm.

Xã hội mất dần thói quen đọc sách và tăng dần hành vi vô văn hóa. Chưa bao giờ nhiều người Việt Nam chúng ta lại tự hào “khoe mình dốt” như thế. Nào là “tôi không biết nghe nhạc cổ điển” nào là “cải lương không còn phù hợp thời đại”, nào là “tôi chỉ nghe bolero”… Không có người viết sách sẽ không có người viết kịch bản phim, kịch, cải lương… Nghệ thuật loanh quanh chỉ có hài nhảm với lại gameshow.

Cần tạo ra môi trường đọc sách cho con

Khi cha mẹ thích thú việc đọc sách, niềm say mê và sự thích thú sẽ được truyền đạt cho con cái một cách vô thức. Trẻ sẽ dần dần được hình thành những tư duy, suy nghĩ về việc đọc sách để bổ sung kiến thức, để nghiên cứu và thậm chí là để giải trí.

readinghabit1620x330 155649496 7385 6741 1556495020
Khi cha mẹ thích thú việc đọc sách, niềm say mê và sự thích thú sẽ được truyền đạt cho con cái một cách vô thức. – Ảnh minh họa. – Nguồn: vnexpress.net

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng gia đình chính là nền tảng phát triển văn hóa đọc. Gia đình là nơi truyền “gen” đọc sách cho mỗi thế hệ và tạo thói quen đọc sách, do đó, phải xây dựng các tủ sách trong gia đình.

Theo ông, các tủ sách phải được đặt nơi quan trọng nhất trong nhà, nơi thuận lợi để mọi người lấy sách đọc.

Dân tộc Do Thái vốn được coi là dân tộc thông minh nhất thế giới. Văn hóa đọc sách của họ rất hay, và cách dạy con đọc sách cũng vậy. Ta có thể học hỏi.

Dù cách này hay cách khác, chúng ta cần làm sao để con trẻ thấy sách hàng ngày, để sách hiện hữu như một điều quen thuộc trong cuộc sống và trân trọng những giá trị của tri thức.

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 1

Nếu con hỏi: “học để làm gì?”, bạn trả lời ra sao?

“Tiêu chuẩn kép” của cha mẹ có thể làm hư hỏng con mình

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều