Một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động có tính biểu tượng thế giới đang thiếu đi một khía cạnh quan trọng trong quang cảnh nổi tiếng của nó: đó chính là tuyết.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản , núi Phú Sĩ, đỉnh núi cao 3776 m nằm trên đảo Honshu của Nhật Bản, đón tuyết muộn nhất kể từ khi các chuyên gia bắt đầu ghi chép số liệu cách đây 130 năm. Đỉnh của ngọn núi cao nhất Nhật Bản thường được phủ tuyết vào đầu tháng 10, nhưng năm nay, đến cuối tháng 10, đỉnh núi vẫn trơ trọi.
Đợt tuyết rơi đầu tiên giúp báo hiệu mùa đông đến, thường diễn ra sau mùa leo núi hè. Năm nay, mùa leo núi đã kết thúc vào ngày 10/9. Tuyết bắt đầu hình thành trên đỉnh Phú Sĩ trung bình vào ngày 2/10. Năm ngoái, tuyết rơi vào ngày 5/10, theo cơ quan thời tiết Nhật Bản, dù hầu hết đã tan vào đầu tháng 11 do nhiệt độ ấm.
Văn phòng Khí tượng Địa phương Kofu, cơ quan thông báo về đợt tuyết rơi đầu tiên trên núi Phú Sĩ hàng năm kể từ khi được thành lập vào năm 1894, vẫn chưa làm điều đó trong năm nay do thời tiết ấm khác thường. “Vì nhiệt độ cao ở Nhật Bản vẫn tiếp diễn từ mùa hè và trời mưa nên không có tuyết”, Shinichi Yanagi, chuyên gia khí tượng tại Văn phòng Khí tượng Địa phương Kofu, giải thích. Ông nói thêm rằng việc đỉnh núi vẫn chưa có tuyết tính đến ngày 29/10 đã phá kỷ lục trước đó là ngày 26/10, thiết lập vào năm 1955 và 2016.
Năm nay, Nhật Bản ghi nhận mùa hè nóng nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1898. Nhiệt độ trung bình tháng 6 – 8 cao hơn mức bình thường 1,76 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó là 1,08 độ C, thiết lập vào năm 2010.
Theo Climate Central, ít nhất 74 thành phố của Nhật Bản ghi nhận nhiệt độ từ 30 độ C (86 độ F) trở lên trong tuần đầu tiên của tháng 10.
Andrew Bernstein, giáo sư lịch sử tại Cao đẳng Lewis và Clark ở Portland, nói với ABC News rằng nhiệt độ tối đa trung bình từ tháng 6 đến tháng 9 trên núi Phú Sĩ đã tăng từ khoảng 6 độ C (43 độ F) lên gần 8 độ C (46 độ F).
Bernstein, người đã nghiên cứu lịch sử núi Phú Sĩ trong hơn một thập kỷ, cho biết: “Bầu không khí trên đỉnh núi chắc chắn đã ấm lên đáng kể kể từ năm 1970”.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đầu năm nay, một nghiên cứu mới cho thấy những thay đổi về khí hậu đã làm giảm lượng tuyết rơi ở hầu hết các khu vực Bắc bán cầu trong 40 năm qua.
Prestegaard, người đã nghiên cứu tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các lớp tuyết, cho biết các lớp tuyết đang di chuyển lên các vùng núi cao hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Bà cho biết những đỉnh núi và dãy núi nổi tiếng khác, như Núi Kilimanjaro ở Tanzania và dãy núi Andes ở Nam Mỹ, cũng đang mất đi lớp tuyết với tốc độ phi thường.
Việc tuyết rơi muộn trên núi Phú Sĩ có thể là dấu hiệu đáng lo ngại về những gì thế giới sẽ trải qua. Mùa đông ấm hơn sẽ ảnh hưởng đến lượng tuyết, hoạt động du lịch, kinh tế địa phương, nguồn cung thực phẩm, nước, thậm chí cả bệnh dị ứng.
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
- Xem thêm: Đại nạn đã định sẵn, chỉ người thiện lương mới thoát được tai ương
- Xem thêm: Di sản cánh đồng Chum ở Lào: Di sản ẩn chứa dấu tích người khổng lồ
Xem thêm:
Intel lỗ kỷ lục hơn 16 tỷ USD: Nỗi buồn lớn nhất trong lịch sử 56 năm
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*