spot_img
25 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

Thần y Biển Thước tiết lộ lý do người xưa chỉ chôn xác sau khi chết 7 ngày

p1970651a62155923 ss
Vì sao người xưa chỉ chôn xác sau khi chết 7 ngày? (Ảnh minh họa)

Biển Thước là danh y thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Theo Wikipedia, ông thật ra họ Tần tên Hoãn, “Biển Thước” chỉ là tên hành nghề. Ông được xem như là cha đẻ của phương pháp bắt mạch Đông y.

Trong dân gian đã lưu lại nhiều giai thoại về tài năng y học của Biển Thước. Trong khuôn khổ bài viết này kể về một câu chuyện của Thần y, đã tiết lộ một sự thật cho thế nhân vì sao người xưa thường chỉ chôn người sau khi chết 7 ngày.

Trong cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên có phần “Tiểu sử Biển Thước và Thương Công”, được ghi chép như sau: khi Biển Thước đi qua nước Quắc. Ông thấy nước Quắc đang tổ chức quốc tang. Ông tiến lên hỏi một vị quan Trung Thứ Tử yêu thích y thuật: “chuyện gì đang xảy ra?” Sau khi vị quan nọ kể lại chi tiết cho Biển Thước về việc vị thái tử trẻ tuổi đang khỏe mạnh thì “đột nhiên lăn ra chết”. Biết được thái tử sắp được chôn cất, Biển Thước khẳng định rằng Quắc thái tử chưa chết và anh ta sẽ sống lại. 

bien thuoc 1
Ảnh minh họa Biển Thước (Nguồn: wikipedia)

Vị quan kia không tin. Biển Thước lại kiên quyết nói: “Ngài hãy thử chẩn bệnh lại cho thái tử, khi thấy tai bị ù, mũi phập phồng, lần theo hai đùi của ngài ấy cho đến mặt âm, sẽ thấy ngài ấy vẫn còn ấm.”

Nghe xong những lời Biển Thước nói, vị quan nọ vô cùng sửng sốt, vì chuyện này rất quan trọng. Nên ông lập tiến cung để xem liệu thái tử có còn có thể cứu được không. Sau khi xác thực được lời của Biển Thước nói là thật, vị quan nọ liền bẩm báo lên hoàng thượng. Hoàng thượng nghe vậy vô cùng kinh ngạc, vội sai người đón Biển Thước vào cung.

Sau khi khám cho thái tử, Biển Thước nói: “Căn bệnh này gọi là “chết giả”. Con người tiếp nhận thiên địa âm dương, bên ngoài là dương làm chủ, âm làm chủ bên trong, khi cơ thể cân bằng âm dương, là đạt trạng thái khỏe mạnh. Nay thái tử rơi vào tình trạng âm dương mất cân bằng, khí huyết bị tắc nghẽn dẫn đến rối loạn kinh mạch, mất ý thức, vẻ ngoài của anh ấy giống như đã chết, nhưng đây chỉ là một cái chết giả.”

Biển Thước sau khi châm cứu vào các huyệt Tam Dương và Ngũ Huyệt của thái tử. Sau nửa giờ trôi qua, Quắc thái tử tỉnh dậy một cách nhẹ nhàng. Sau đó Biển Thước sử dụng một đơn thuốc khác, và thái tử đã có thể ngồi dậy. Tiếp đó Biển Thước sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc để phục hồi cơ thể của thái tử. Hơn hai mươi ngày đã trôi qua, vị thái tử đáng lẽ phải chôn cất đã hồi phục.

hinh 2 1492758906
Ảnh minh họa khí cụ châm cứu (Nguồn ảnh: vnwriter)

Chuyện kể rằng sau sự việc này, thiên hạ đều lầm tưởng Biển Thước có phép thuật khiến người chết sống lại. Về sau mỗi khi gặp bệnh nhân khó tính, họ lại thở dài: “Biển Thước thì hay biết mấy”. Sau này, câu chuyện đến tai Biển Thước, ông khẽ lắc đầu cười và phủ nhận: “Làm sao ta có thể hồi sinh một người đã chết? Chỉ là người đó không chết mà thôi. Việc tôi làm chính là đánh thức ngài ấy dậy và để ngài ấy sống trong một trạng thái khỏe mạnh. Đó là tất cả.”

Tư Mã Thiên đã ghi lại câu nói của Biển Thước trong “Sử ký”. Biển Thước nói: “việt nhân phi năng sinh tử, nhân dã thử tự đương sinh, giả việt nhân năng sử chi khởi nhĩ”. Có nghĩa là: Biển Thước không có khả năng khiến người chết sống lại, nhưng nếu người đó chết giả thì ông có thể giúp người đó cải tử hoàn sinh.

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong việc Biển Thước cứu Quắc thái tử là Ông không đích thân chẩn đoán và chữa bệnh từ trước, mà lại có thể nắm bắt chính xác tình hình thực tế của thái tử. Các nhà y học cổ đại vĩ đại đều sở hữu những khả năng y học thần kỳ đến mức họ có thể kiểm tra tình trạng của mọi người bất cứ lúc nào mà không cần dựa vào bất kỳ công nghệ tiên tiến gì. Điều này vượt xa tầm với của các bác sĩ hiện đại. Chính vì sự việc này mà tục lệ chôn xác trong bảy ngày đã dần xuất hiện trong dân gian.

Nhưng tại sao lại phải để xác chết trong nhà xác khoảng bảy ngày? Trên thực tế, người ta sợ người chết cũng không phải chết thật, mà là chết giả giống như Quắc thái tử. 

Nếu người ta rơi vào trạng thái mà y học hiện đại chẩn đoán là chết lâm sàng, họ vẫn có thể sống lại. Dù không thể sống lại ngay, nhưng nếu may mắn gặp được một bác sĩ hoặc chuyên gia y học thiên tài như Biển Thước, có thể sẽ tạo ra một kỳ tích. Bởi vậy, cho dù không cách nào xác minh rốt cuộc là người chết có tỉnh lại không, thậm chí không có phép màu nào hỗ trợ trong việc này hay những chuyên gia giúp người chết giả tỉnh lại, thì ít nhất sẽ không xảy ra bi kịch bị chôn sống.

Dù không gặp được thần y như Biển Thước thì ít nhất cũng phải đợi đến bảy ngày, để tránh việc phải chôn người sống. Dần dà trong dân gian đã hình thành phong tục chôn người chết sau bảy ngày.

Trong xã hội hiện đại, hầu hết mọi người ít quan tâm đến Trung y. Nhiều người cảm thấy hiệu quả của Trung y rất chậm, nếu so sánh với Tây y thì còn thua kém xa. Vậy nên đa số đều cho rằng, Trung y chỉ là dưỡng sinh, Tây y mới là chữa bệnh.

Kỳ thực không phải vậy. Trung y cổ đại vốn có nội hàm vô cùng thâm sâu, trong lịch sử cũng xuất hiện rất nhiều y học gia vĩ đại như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân… Những đại phu Trung y này đều có tuyệt kỹ đặc biệt để chữa bệnh cứu người.

Theo Vision Times

An Thanh biên dịch

Xem thêm: 

> Kinh điển Biển Thước thất truyền hơn 2.000 năm được khai quật từ mộ Hán Tứ Xuyên

> Thần y Hoa Đà: mượn thuốc Đông y chữa bệnh tham lam

> Cảnh giới của Tây y và Trung y cổ đại

Banner Visaoconhanloai Footer

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều