spot_img
18 C
Vietnam
Thứ tư,20 Tháng mười một
spot_img

Tổng thống Nga duyệt học thuyết hạt nhân mới của Nga

Tổng thống Vladimir Putin duyệt bản cập nhật học thuyết hạt nhân đề xuất hồi tháng 9, cho phép dùng vũ khí nguyên tử nếu Nga bị không kích quy mô lớn.

Tổng thống Vladimir Putin hôm nay ký sắc lệnh, phê duyệt tài liệu mang tên Những nguyên tắc cơ bản về Chính sách Nhà nước trong lĩnh vực Răn đe Hạt nhân, thông qua hàng loạt điều chỉnh về học thuyết vũ khí hạt nhân của Nga.

“Duy trì răn đe kẻ thù tiềm tàng, ngăn chặn những hành động hung hăng nhằm vào Nga và đồng minh là một trong những ưu tiên cao nhất của nhà nước. Khả năng răn đe được bảo đảm bởi toàn bộ năng lực quân sự của Nga, trong đó có vũ khí hạt nhân”, văn kiện có đoạn.

Học thuyết khẳng định chính sách răn đe hạt nhân của Nga chỉ mang tính phòng thủ, trong đó sử dụng vũ khí nguyên tử là “biện pháp cần thiết và tột cùng”. Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân nếu xuất hiện mối đe dọa nghiêm trọng với toàn vẹn lãnh thổ của họ và Belarus.

Những cuộc tấn công quy mô lớn bằng vũ khí thông thường như tên lửa, máy bay không người lái hoặc phi cơ quân sự nhằm vào hai nước cũng là một trong những điều kiện cho phép triển khai vũ khí hạt nhân.

ong putin duyet hoc thuyet hat nhan moi cua nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi ngày 7/11. Ảnh: AFP

“Hành động gây hấn của một quốc gia thành viên liên minh quân sự hoặc đồng minh của họ sẽ bị là hành động gây hấn của toàn bộ liên minh đó. Hành động hung hăng của quốc gia phi hạt nhân, nếu có sự tham gia và hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân, cũng sẽ bị coi là đòn tấn công chung nhằm vào Nga”, học thuyết có đoạn.

Tài liệu không nêu tên quốc gia cụ thể, song truyền thông Nga nhận định điều này nhắm đến trường hợp Ukraine, quốc gia phi hạt nhân, sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết mục đích sửa đổi học thuyết hạt nhân là khiến những đối thủ tiềm tàng hiểu rằng Nga chắc chắn sẽ đáp trả cuộc tấn công nhằm vào nước này hoặc đồng minh. “Nới lỏng quy định sử dụng vũ khí hạt nhân là cần thiết. Nga cần điều chỉnh học thuyết hạt nhân phù hợp với tình hình hiện nay”, ông cho hay.

hat nhan ngareuters 1699188134993 1731992666634
Một tổ hợp tên lửa liên lục địa của Nga tham gia duyệt binh năm 2022. Ảnh: AFP

Hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, các nguyên tắc cơ bản về răn đe hạt nhân của Nga cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế hiện tại.

Chủ nhân Điện Kremlin chỉ ra rằng, tình hình quân sự và chính trị hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ và Moscow phải tính đến điều này, bao gồm cả sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới.

Ông Putin nhấn mạnh, Moscow có thể đáp trả hạt nhân đối với một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn có sự tham gia của máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái. Một cường quốc hạt nhân đối thủ hỗ trợ quốc gia khác tấn công Nga cũng sẽ bị coi là một bên tham gia cuộc tấn công đó.

Điều này có nghĩa rằng, việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng các tên lửa tầm xa mà họ viện trợ như ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh sẽ bị coi là thuộc diện áp dụng quy tắc răn đe hạt nhân của Nga.

Trước đây, học thuyết hạt nhân cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp một quốc gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Moscow hoặc nếu “sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe dọa”.

Tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin về học thuyết hạt nhân của Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden được cho là đã cho phép Ukraine triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ, bao gồm Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS), tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Ngoài Mỹ, 2 đồng minh của Washington là Anh và Pháp cũng đồng ý cho Kiev sử dụng vũ khí tầm xa trong cuộc đối đầu với Nga.

Các quan chức Nga tuyên bố việc cho phép Ukraine bắn tên lửa của Mỹ vào lãnh thổ Nga đồng nghĩa với sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột, từ đó làm leo thang chiến tranh.

“Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ của chúng tôi sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ và các quốc gia vệ tinh của họ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống lại Nga, cũng như sự thay đổi căn bản về bản chất của cuộc xung đột. Trong trường hợp này, Nga sẽ đáp trả tương xứng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 18/11 rằng, chính quyền Tổng thống Biden đã cấp “quyền tự sát cho Volodymyr Zelensky về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga”.

Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin chỉ trích động thái này của Washington là “leo thang căng thẳng nghiêm trọng” và sẽ buộc Nga phải đáp trả trực diện.

“Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ buộc phải đáp trả. Cách thức phản ứng sẽ tùy thuộc vào Bộ Quốc phòng, nhưng chắc chắn Nga sẽ đáp trả”, ông Volodin nhấn mạnh. Ông lưu ý, Nga có thể đáp trả bằng những vũ khí mới chưa từng sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo VNE, Dân trí

ắc quy xe máy diện năng 4

Xem thêm:

Elon Musk và loạt đồng minh phản ứng với việc TT Biden cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa đánh vào nước Nga

Bà Vanga dự đoán rùng mình về năm 2025: Sự khởi đầu của ngày tận thế

Nhân quả tuần hoàn: Sức mạnh của lòng lương thiện!

4 cuốn sách làm thay đổi thế giới

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều