Thời gian qua, thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua cau tươi tại Việt Nam. Có thời điểm, giá cau tươi lên hơn 100.000đ/kg, tăng vọt bất ngờ rôi lại rớt giá nhanh chóng sau khi thương lái đã gom đủ hàng.
Nguyên nhân giá cau tươi tăng vọt
Những ngày này, cau đắt như vàng, cau tăng giá kỷ lục, giá cau lao dốc,… trở thành các từ khoá “hot”, bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua về làm nguyên liệu sản xuất, sau đó ngừng thu mua.
Ở nước ta, cây cau khá quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ loại quả này lại khá hẹp. Bởi, chúng chỉ được sử dụng trong các đám cưới hỏi, tục ăn trầu, là thức quả được mua về thắp hương trong những ngày lễ Tết.
Do đó, ngoài số ít tiêu thụ tại thị trường nội địa, lượng lớn cau đều để xuất khẩu. Một số tỉnh ở nước ta như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa… có những vùng trồng cau khá lớn để xuất khẩu.
Khách mua cau của nông dân Việt chủ yếu là Trung Quốc. Ở quốc gia tỷ dân này, cau được sử dụng như một vị thuốc quý. Trong Đông y, cau là vị thuốc để chữa một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, ngăn ngừa thiếu máu, chữa dị ứng ngoài da…
Ngoài ra, cau non còn được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể.
Thế nên, nhiều năm nay Trung Quốc trở thành khách hàng lớn bao mua cau Việt Nam. Song, giá cau khá bấp bênh. Có thời điểm giá loại quả tươi này vọt lên 60.000-90.000 đồng/kg. Còn lại, đa phần cau được thu mua với giá khá rẻ, thậm chí là siêu rẻ.
Ví như thời điểm này năm 2022, giá cau tăng vọt lên 60.000 đồng/kg nhưng ngay sau đó giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg. Năm ngoái, cau tươi chỉ được thu mua ở mức 5.000-7.000 đồng/kg, cao nhất giá 20.000 đồng/kg.
Những ngày vừa qua, giá cau từ 40.000 đồng/kg tăng lên ngưỡng 80.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá này chỉ neo được trong ít ngày rồi lao dốc.
Hiện, cau tươi có giá khoảng hơn 60.000 đồng/kg. Thế nhưng, các lò sấy thu mua khá dè chừng, thậm chí có nơi dừng thu mua nên giá mặt hàng này lại lao dốc. Nguyên nhân do phía đối tác bên Trung Quốc đã gom đủ nguyên liệu để sản xuất.
Sở hữu 2 lò sấy cau ở Nam Định và Đắk Nông, ông Nguyễn Văn Long cho biết: “Sở dĩ giá cau tươi cao như vậy là vì sau khi thu mua, cau tươi sẽ được luộc chín rồi sấy khô, bán cho thương lái Trung Quốc để làm kẹo cau. Nguyên nhân giá cau tươi năm nay tăng cao là do ảnh hưởng của bão số 3 khiến sản lượng cau trên đảo Hải Nam bị thiệt hại, nguồn cung cho các nhà máy tại Trung Quốc bị thiếu hụt.”
- Xem thêm: Gương vỡ lại lành, hạnh phúc gia đình thật sự trở về…
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
Kẹo cau giá hơn 3 triệu đồng tại chợ Việt
Đáng chú ý, người Trung Quốc mua cau của Việt Nam với giá rẻ để đem về sản xuất kẹo cau. Sau đó, mặt hàng này lại được các đầu mối nhập về bày bán tại chợ Việt với giá rất đắt đỏ.
Đơn cử, trên các sàn thương mại điện tử, kẹo cau Trung Quốc được rao bán la liệt với giá phổ biến từ 60.000-200.000 đồng/gói, tùy trọng lượng và thương hiệu. Nếu tính theo cân, 1kg kẹo cau có giá khoảng 3-3,3 triệu đồng tuỳ loại.
Theo đó, kẹo cau được giới thiệu là món ăn vặt ưa thích của người dân bên Trung Quốc. Kẹo được làm từ cau, ăn có vị ngọt the gần giống kẹo gừng. Kẹo có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể. Nhưng người bán cũng lưu ý, không nên nuốt bã kẹo sau khi nhai. Với những người lần đầu ăn kẹo cau có thể bị nóng vã mồ hôi, say, chóng mặt, thậm chí tức ngực…
Loại kẹo cau này chỉ được sử dụng nhiều khi trời lạnh. Tuy nhiên, lượng đặt mua hàng trên các trang thương mại điện tử khá nhiều.
Anh Nguyễn Văn Quang, đầu mối bán kẹo cau Trung Quốc, cho biết, kẹo khá kén khách bởi giá đắt đỏ. Nhưng mỗi tháng, lượng kẹo anh xuất bán ra cho khách sỉ và lẻ cũng lên tới cả nghìn gói.
Một gói kẹo cau loại 118gram anh bán giá 385.000 đồng. Tức, 1kg kẹo cau loại này giá khoảng 3,3 triệu đồng. Mức giá rất đắt đỏ so với giá cau tươi tại nước ta, anh chia sẻ.
Cũng theo anh Quang, mỗi năm anh chỉ nhập kẹo cau về bán từ 9 tháng đến tháng 2 Âm lịch năm sau. Thời tiết càng lạnh, kẹo cau bán ra càng đắt hàng vì nhiều người mua ăn để giữ ấm cơ thể. Các mùa khác thời tiết ấm hoặc nóng, kẹo cau gần như không thể tiêu thụ.
- Xem thêm: Đại nạn đã định sẵn, chỉ người thiện lương mới thoát được tai ương
- Xem thêm: 6 nhân vật có tâm “đại nhẫn” sánh ngang Hàn Tín trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
- Xem thêm: Trung Quốc: ba nghề cao quý nhất đã bị tha hóa – chương đen tối nhất trong lịch sử nhân loại
Xem thêm:
3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân
Bà Vanga dự đoán rùng mình về năm 2025: Sự khởi đầu của ngày tận thế
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*