spot_img
23 C
Vietnam
Chủ Nhật,19 Tháng Năm
spot_img

Khám phá chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, có giá 30 triệu đồng

Tân Thế Kỷ Chiếc lồng bàn được đan bằng sợi mây trắng muốt, nhỏ như chỉ, mỏng như tờ gấy, nặng 290 gam. Để hoàn thành chiếc lồng bàn này, vợ chồng nghệ nhân Trần Văn Khá phải trải qua rất nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ.

Làng Phú Vinh, một làng nghề ở Hà Nội nổi tiếng với nghề mây tre đan truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển gần 400 năm. Người dân địa phương cho biết, làng Phú Vinh ban đầu có tên gọi là Phú Hoa Trang, nghĩa là trời phú cho dân có bàn tay lụa. Bởi, người dân nơi đây có đôi bàn tay vô cùng điệu nghệ, khéo léo trong việc đan lát mây tre.

Cứ vậy, “cha truyền con nối”, bao thế hệ người dân trong làng đều gắn bó với cây tre, cây mây. Cũng chính từ đó, nghề mây tre đan dần phát triển và trở thành nghề truyền thống của làng Phú Vinh.

Những chiếc lồng bàn “màn tuyn” đắt nhất Việt Nam

Chuyện về chiếc lồng bàn giá 30 triệu đồng được đại gia săn đón - 1
Ông Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến, đôi vợ chồng cho ra đời chiếc lồng bàn thủ công độc đáo (ảnh Dân Trí)

Nhiều năm  trở lại đây, người dân trong làng cũng như du khách xa gần đều không xa lạ gì với sản phẩm nổi tiếng là lồng bàn “màn tuyn” do gia đình nhà ông Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến tự sáng tạo ra.

Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 2.
Lồng bàn “màn tuyn” do gia đình nhà ông Trần Văn Khá và bà Nguyễn Thị Tiến tự sáng tạo ra được nhiều người yêu chuộng (Ảnh VTC news)

Những chiếc lồng bàn này được vợ chồng ông Khá bắt đầu làm từ năm 2003, đầu tiên là đan từ 300 sợi mây dọc (công). Về sau sợi mây được chuốt mỏng hơn nên lên tới 1.200 công. Chỉ tính riêng làm chiếc núm lồng bàn đã mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Cho đến nay, hai vợ chồng ông Khá đã cho ra đời được hơn 400 chiếc lồng bàn, với mỗi chiếc là 30 triệu đồng.

Ông Khá cho biết phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra một chiếc lồng bàn đạt tiêu chuẩn. Đầu tiên là phải chọn mây đều và đẹp. Sau khi mua mây về bắt đầu ngồi lóc mây, lóc những cái mấu cho nhẵn, sau đó bắt đầu chẻ. Ông thường mua khoảng 40kg mây, trải qua nhiều công đoạn khi lọc ra chỉ được khoảng 5kg mây đạt tiêu chuẩn, số còn lại thừa thì đem đi bán.

Chẻ mây xong thì đem đi sấy cho khô, kiểm tra thấy trắng rồi phơi (không được phơi lâu sẽ bị biến màu sang ố đỏ) – kiểm tra thấy đạt chuẩn là để xuống đất thì mây tự nhiên hồi lại, khi nào làm sẽ đưa ra xử lý rồi đan dần.

Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 3.
Ông Khá thường mua khoảng 40kg mây, trải qua nhiều công đoạn khi lọc ra chỉ được khoảng 5kg mây đạt tiêu chuẩn (Ảnh VTC)

Trước khi chuốt mây, ông Khá phải quấn tay bằng những sợi vải để tráng đứt, xước tay do dăm gỗ. Sợi mây đạt chuẩn phải được chuốt cho đến khi mỏng, mịn như tờ poluya và nhỏ như sợi chỉ để đan lồng bàn.

Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 7.
Sợi mây đạt chuẩn phải được chuốt cho đến khi mỏng, mịn như tờ poluya và nhỏ như sợi chỉ để đan lồng bàn. (Ảnh VTC)
Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 9.
Chỉ tính riêng làm chiếc núm lồng bàn này đã mất 3 ngày

Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 11.

Cận cảnh chiếc lồng bàn đắt nhất Việt Nam, giá 30 triệu đồng/cái - Ảnh 10.
Những hoa văn trên chiếc lồng bàn rất tinh xảo và kỳ công (Ảnh VTC)

“Nếu tập trung, trong một tháng vợ chồng tôi chỉ làm được hai chiếc. Tuy nhiên rất may, sản phẩm này khi làm ra được lòng rất nhiều khách hàng, thậm chí có thời điểm khách đến đặt hàng không có thời gian để đan, phải 5-6 tháng mới đến lượt”, ông Khá cho biết.

Ngoài những món đồ truyền thống phục vụ đời sống hằng ngày như dần, sàng, thúng,… các sản phẩm mây tre đan của gia đình ông Khá ngày càng có thêm nhiều mẫu mã hiện đại, đa dạng. Ông Khá luôn tự hào vì nghề mây tre đan mang lại cuộc sống đầy đủ, thu nhập tốt để vợ chồng ông nuôi 5 người con ăn học và lo nghề nghiệp cho các con…

Ở hiện tại, dù nghề mây tre đan này vẫn còn tồn tại nhưng trong gia đình ông Khá, các con ông lại không có ai theo nghề. Có lẽ, do xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa… những nghề thủ công truyền thống dần dần bị mai một. Nhưng chính các sản phẩm thủ công do chính bàn tay con người khéo léo tạo ra, mới thấy hết được sự công phu, tỉ mỉ và sự yêu nghề của các nghệ nhân xưa.

Nghi Vân (t.h)

Hanhtrinh140x72 1

Xem thêm: 

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều