spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Nhận định: Kinh tế thế giới sắp bước sang “siêu chu kỳ” mới

Có nhiều dấu hiệu tương đồng giữa thời điểm hiện tại và giai đoạn sắp khởi nguồn cho các siêu chu kỳ kinh tế trong quá khứ.

Siêu chu kỳ” được định nghĩa là giai đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài, thường gắn liền với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, nhu cầu hàng hóa lớn, dẫn tới giá cả và lượng việc làm cùng tăng lên…

 

Trong một chương trình của hãng tin CNBC, ông Peter Oppenheimer, giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại châu Âu của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs, nhận định nền kinh tế thế giới sắp bước vào một “siêu chu kỳ” mới, trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình phi carbon hóa là các nhân tố thúc đẩy chính.

Nền kinh tế có thể sẽ không chứng kiến xu hướng lãi suất giảm mạnh mẽ trong thập kỷ tới - Ảnh: Bloomberg
Nền kinh tế có thể sẽ không chứng kiến xu hướng lãi suất giảm mạnh mẽ trong thập kỷ tới – Ảnh: Bloomberg

“Rõ ràng chúng ta sắp bước vào một siêu chu kỳ khác”, ông Oppenheimer nói trong chương trình “Squawk Box Europe” ngày 8/1 của CNBC.

“Siêu chu kỳ” được định nghĩa là giai đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài, thường gắn liền với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, nhu cầu hàng hóa lớn, dẫn tới giá cả và lượng việc làm cùng tăng lên.

Ông Oppenheimer giải thích, siêu chu kỳ lớn gần đây nhất của nền kinh tế thế giới diễn ra vào những năm 1980. Đặc trưng của giai đoạn này là lãi suất và lạm phát đạt đỉnh, trước khi bước vào thời kỳ mà ‘chi phí vốn, lạm phát và lãi suất giảm, cùng với các chính sách như giảm điều tiết và tư nhân hóa’ kéo dài hàng thập kỷ”.

Nhà phân tích hàng đầu của Goldman Sachs: ‘Thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ mới’ - Ảnh 1.

Tuy nhiên, ông cho rằng ở thời điểm hiện tại, không phải tất cả các yếu tố này sẽ diễn ra như trước.

“Nền kinh tế có thể sẽ không chứng kiến xu hướng lãi suất giảm mạnh mẽ trong thập kỷ tới. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến làn sóng toàn cầu hóa thu hẹp, và tất nhiên cả căng thẳng địa chính trị leo thang”, vị chuyên gia nói.

Xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas làm gia tăng quan ngại về căng thẳng ở Trung Đông… chỉ là một vài trong số nhiều vấn đề địa chính trị gây sức ép lên thị trường tài chính thời gian gần đây.

Theo ông Oppenheimer, dù về lý thuyết, các diễn biến kinh tế hiện tại sẽ khiến tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, cũng có một số yếu tố có thể mang lại tác động tích cực, như AI và quá trình phi carbon hóa.

Ông Peter Oppenheimer, giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại châu Âu của ngân hàng Goldman Sachs trong chưuong trình “Squawk Box Europe” của CNBC - Ảnh: CNBC
Ông Peter Oppenheimer, giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại châu Âu của ngân hàng Goldman Sachs trong chưuong trình “Squawk Box Europe” của CNBC – Ảnh: CNBC

“Dù vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển nhưng AI đang ngày càng được sử dụng làm nền tảng cho các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán”, ông nhận định.

Bên cạnh đó, chủ đề gây sốt liên quan tới AI và năng suất lao động – thường đi liền với các cuộc tranh luận và mối lo ngại về những vị trí công việc sẽ bị thay thế hoặc thay đổi – có thể sẽ tác động tới nền kinh tế toàn cầu.

“Điều mà chúng ta chưa chứng kiến, nhưng tôi khá tin rằng sẽ xảy ra, là năng suất lao động sẽ tăng lên khi chúng ta ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và điều này sẽ tác động tích cực tới sự tăng trưởng và tất nhiên sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp”, vị chuyên gia của Goldman Sachs nói.

Dù AI và quá trình phi carbon hóa nền kinh tế đều là các khái niệm tương đối mới, trong lịch sử từng xuất hiện những điều tương tự.

Cụ thể, một trong những giai đoạn đáng chú ý trong lịch sử “khá giống” với những diễn biến của nền kinh tế hiện nay là vào đầu thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.

Khi đó, dù lạm phát và lãi suất leo thang có lẽ là 2 vấn đề mang tính cấu trúc hơn so với hiện nay, nhưng các yếu tố gồm căng thẳng địa chính trị gay gắt, thuế tăng và quy định pháp lý nhiều hơn lại khá giống với hiện tại – ông Oppenheimer giải thích.

“Nền kinh tế đang trải qua ’cú sốc’ đổi mới công nghệ tích cực diễn ra rất nhanh, cùng với quá trình tái cấu trúc của các nền kinh tế theo hướng phi carbon hóa. Tôi cho rằng giai đoạn này thực sự giống với những gì chúng ta đã trải qua vào cuối thế kỷ 19”, ông nói.

Giai đoạn lịch sử đó đáng chú ý với quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa, được thúc đẩy bởi sự phát triển về công nghệ và cơ sở hạ tầng, cùng với sự gia tăng đáng kể trong năng suất lao động.

Theo vị chuyên gia của Goldman Sachs, sự giống nhau đó có thể sẽ mang lại bài học tương lai cho nền kinh tế thế giới.

“Nhìn lại quá khứ, các chu kỳ và những thay đổi quan trọng về cấu trúc thường lặp lại, dù không bao giờ diễn ra theo cách giống nhau hoàn toàn. Tôi cho rằng chúng ta cần rút ra bài học từ quá khứ để có vị thế tốt nhất khi bước sang giai đoạn mới”, ông nhấn mạnh.

Có những điểm tương đồng về mặt lịch sử giữa các siêu chu kỳ trước đây và dấu hiệu lần này. Một trong những giai đoạn lịch sử nổi bật là đầu những năm 1970 và 1980. Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa được thúc đẩy bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ tạo ra sự gia tăng đáng kể về năng suất, đánh dấu giai đoạn lịch sử này. Giờ đây, AI có thể tạo ra “cú sốc” tiếp theo về đổi mới công nghệ, cùng với việc tái cơ cấu nền kinh tế hướng tới quá trình khử carbon. “Tôi nghĩ giai đoạn này thực sự giống với những gì chúng ta đã thấy thời điểm cuối thế kỷ 19”, ông nói.

“Các chu kỳ, sự phá vỡ cấu trúc vẫn lặp lại nhưng không bao giờ theo cùng 1 cách. Tôi nghĩ chúng ta cần học hỏi từ lịch sử để tìm được cho mình một vị trí tốt nhất cho thời kỳ mà chúng ta sẽ chuyển sang”.

Nghi Vân (Theo Vneconomy, Cafebiz)

Banner 1 1

Xem thêm:

Thảm cảnh của PepsiCo: Nhiều sản phẩm bị ngừng bán ở các siêu thị tại nhiều quốc gia

10 bức ảnh bí ẩn và nổi tiếng nhất trong lịch sử đương đại

“Giải trí đến chết” – cuốn sách tiên tri đáng sợ cho nhân loại

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều