spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Chịu tai tiếng để làm việc thiện mà không biện minh cho mình

Trên thế gian người hành thiện không phải khó thấy, nhưng trong đó những người âm thầm hành thiện, tích âm đức mà không khoa trương thì ít. Thậm chí, một số người sẵn lòng chịu mang tiếng để hành đại thiện, không biện minh cho mình. 

hanh thien
một số người sẵn lòng chịu mang tiếng để hành đại thiện, không biện minh cho mình, những người như vậy thực sự rất trân quý! Thiên thượng nhìn thấy những người như thế, sao có thể không yêu quý bảo hộ? 

Cha của án sát sứ Ngụy Liêm Phóng ở Thường Châu (nằm ở phía nam tỉnh Giang Tô) là người ưa thích hành thiện. Ngụy ông y thuật cao minh, nhờ nhân tâm nhân thuật của mình, thanh danh của ông truyền rộng. Phàm là người cầu chữa bệnh, bất luận giàu nghèo, ông đều tận tâm tận lực trị bệnh cho họ, không cầu tạ lễ. Đối với những gia đình cực kỳ nghèo, ngoài việc cho không thuốc men, ông còn tặng họ một khoản tiền để giúp đỡ.

Có những nông dân ở vùng quê hoang dã lên thành thị tìm ông khám bệnh, ông trước tiên đưa cho bệnh nhân một bát cháo hoặc một miếng bánh, đợi bệnh nhân ăn xong mới bắt đầu chẩn mạch. Có người hỏi ông tại sao lại quan tâm đến bệnh nhân ở quê đến vậy, ông nói: “Ông ấy ở xa đến, bụng đói, máu nhất định rối loạn. Vì vậy, tôi cho ông ấy ăn gì đó trước, một mặt để ông ấy nghỉ ngơi, như vậy mạch mới trở lại bình thường, chẩn mạch mới chuẩn xác không sai. Tôi nào có phải là thích hành thiện, tôi chỉ là mong có được thanh danh y thuật cao minh thôi”. Ngụy ông cứ lấy cớ như vậy để hành thiện.

Một lần, có người nhà một người thỉnh ông đi khám bệnh, ông đã đi khám cho họ. Sau khi Ngụy ông rời đi, mười lạng bạc trên gối của bệnh nhân đã không cánh mà bay. Con trai bệnh nhân nghi ngờ Ngụy ông thuận tay đút túi, nhưng không dám hỏi nên đã kể cho người khác. Có người bảo anh chàng cầm hương quỳ trước cổng nhà Ngụy ông, nên anh chàng y lời, nhanh chóng đi đến cổng nhà Ngụy ông.

Ngụy ông kinh ngạc thấy con trai của bệnh nhân tay cầm hương nhang quỳ trước cửa, bèn hỏi: “Ngươi làm sao vậy? Có chuyện gì sao?”

Anh chàng trả lời: “Có một chuyện không rõ muốn hỏi, nhưng sợ xúc phạm trưởng giả, nên không dám nói”.

Ngụy ông nói: “Cứ nói hết đi, ta sẽ không trách ngươi”. Đối phương liền đem sự tình nói ra.

Ngụy ông mời anh chàng vào trong mật thất, nói với anh chàng: “Quả nhiên có chuyện như vậy, vừa rồi có việc gấp nên ta tạm thời mang tiền đi, nguyên bản là muốn chờ đến ngày mai hội chẩn, sẽ mang tiền trả lại. Hiện tại ngươi đã hỏi, có thể lập tức lấy lại, xin đừng nói chuyện này với người ngoài!” Theo đó Ngụy ông lấy ra mười lạng bạc đưa cho đối phương.

Khi anh chàng này đến nhà Ngụy ông, những người hàng xóm nhìn thấy đều nói rằng Ngụy ông luôn cẩn ngôn thận hành, rất nghiêm khắc với bản thân, không thể nào dùng hành động ô uế vu hãm trưởng giả! Đợi đến khi người kia cầm số bạc mang đi, tất cả đều đổi giọng than: “Nhân tâm không thể lường được! Đã xấu xa đến bước này sao!” Tin tức đồn thổi nhất thời tạo sóng, những lời vu khống miệt thị cũng nổi lên ồn ào.

Ngụy ông nghe thấy, cũng không để ý, vẫn bình tĩnh chẳng động tâm. Chẳng bao lâu, bệnh nhân đã bình phục, khi đang dọn giường chiếu màn trướng thì phát hiện số tiền dưới đệm, lúc này vô cùng ân hận, nói: “Thì ra đồ mất chưa bao giờ mất! Chúng ta sao có thể hãm trưởng giả vào bất công? Chúng ta phải nhanh chóng công khai trả lại số tiền, không thể để Ngụy ông phải chịu oan ức lâu dài”.

Thế là hai cha con họ cùng nhau đến trước cổng nhà Ngụy ông, thắp hương và quỳ xuống. Ngụy ông nhìn thấy bọn họ, mỉm cười hỏi: “Sao hôm nay các ngươi lại tới đây?”

Người con xấu hổ nói: “Số bạc con tưởng thất lạc hóa ra vẫn còn ở trong nhà, đã nghi hoặc hiểu lầm trưởng lão, tội này đáng chết. Hôm nay chúng tôi đến đây để trả lại số bạc ngài đã ban cho. Tiểu tử vô tri, xin hãy đánh đòn tôi”.

Ngụy ông mỉm cười đỡ bọn họ đứng dậy và nói: “Không sao đâu, không cần bận tâm”.

Người con trai khó nhọc nói: “Những lời vu khống ngày trước đã xúc phạm đến trưởng lão, con tự thấy thật là xấu hổ. Hiện tại nhờ trưởng lão khoan hồng đại lượng đã tha thứ cho con. Con xin hỏi, tại sao ngài sẵn sàng cam chịu ô danh mà không nói một lời nào vậy?”

Ngụy ông cười nói: “Tôn ông và ta đồng môn, luôn biết ông ấy cần kiệm tích tài. Nếu lúc đó ông ấy đang bệnh mà lại nghe chuyện bị mất mười lạng bạc, thì bệnh tình nhất định sẽ trở nên tồi tệ hơn, thậm chí sẽ không khỏi. Vì vậy, ta thà im lặng chịu ô danh, để Tôn ông biết đồ mất đã được tìm thấy, chuyển nỗi buồn thành niềm vui, bệnh tự nhiên sẽ khỏi!”

Sau khi nghe câu trả lời của Ngụy ông, hai cha con họ lại quỳ xuống lạy, người cha nói: “Cảm ơn hậu đức của ngài, ngài không ngại chịu ô danh để cứu lấy cái mạng của tôi, nguyện kiếp sau làm trâu làm ngựa báo đáp đại ân đại đức này”. Ngụy ông mời hai cha con họ vào nhà đãi rượu rồi vui vẻ chia tay.

Vào ngày đó, những người chứng kiến ​​đã tạo thành một bức tường, mọi người đều nói: “Hành động của trưởng lão quả thực vượt quá những gì người thường chúng ta có thể đoán được!” Vì vậy, gần xa đều biết đến cái tên “Ngụy thiện nhân”.

Sau này con trai Ngụy ông đỗ tiến sĩ, quan đến cấp tam phẩm, làm án sát sứ một tỉnh, chịu trách nhiệm tư pháp. Vào năm Ngụy ông tám mươi tuổi, được phong nhiều tước hiệu, cháu nội cũng có nhiều người hiển quý. “Hán Thư – Bính Cát Truyện” viết: “Người có âm đức tất sẽ được hưởng lạc đến tận con cháu của họ”. Ông Trời phúc báo cho người hành thiện, thiên đạo được chứng nghiệm không sai!

Theo dkn

Vi sao co nhan loai 1

Xem thêm:

Nhặt được của rơi vội đem trả lại, vị hiền mẫu được Trời cao ban thưởng

Yêu cầu con mình nhặt được của rơi phải đem trả lại người mất

Bách thiện hiếu vi tiên, câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều