spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Yêu cầu con mình nhặt được của rơi phải đem trả lại người mất

Vào thời Nguyên, khi Nhiếp Dĩ Đạo giữ chức Huyện lệnh huyện Giang Hữu. Có một người dân trong thôn trên đường đi bán rau vào lúc sáng sớm đã nhặt được mười lăm nén tiền giấy Chí Nguyên (Chí Nguyên là niên hiệu thời triều Nguyên, thời đó, tiền giấy có thể thay thế cho nén bạc nguyên chất).

Nhặt được của rơi vội đem trả lại, vị hiền mẫu được Trời cao ban thưởng| Tân Thế Kỷ
Nhặt được của rơi vội đem trả lại là hành vi được xã hội tán dương cho đến tận hôm nay- Hình minh hoạ

Khi về đến nhà, chàng trai giao số tiền nhặt được cho mẫu thân. Bà tức giận nói rằng: “Có phải là con trộm của người ta, giờ về nói dối mẫu thân không? Cho dù có người nào đó làm rơi, thì quá lắm cũng chỉ vài ba nén mà thôi, có lý nào lại làm rơi cả một mớ tiền thế này chứ?…

…Hơn nữa, nhà ta chưa từng có được số tiền nhiều như vậy, có thể vì chuyện này mà sẽ chiêu mời tai họa. Cần phải mau chóng đem trả lại thôi. Đừng có liên lụy đến mẫu thân!”

Bà mẹ nói mãi, nhưng con trai lại không chịu nghe. Bà tức giận mắng: “Nhất định phải đem trả lại, nếu không ta sẽ báo với quan phủ!”

Người con nói: “Đồ nhặt được, giờ biết trả lại cho ai đây?” Bà mẹ nói: “Chỉ cần chờ ở nơi nhặt được, chắc chắn sẽ có người mất của tới tìm.”

Vì vậy chàng trai nghe theo lời của mẫu thân, mang tiền đến nơi đã nhặt được và chờ đợi. Không lâu sau, quả nhiên nhìn thấy một người đi tìm tiền bị làm rơi.

Người thôn quê vốn chất phác thật thà, chàng trai bèn đem tiền nhặt được trả lại cho người kia mà không hề hỏi xem số tiền người đó bị mất là bao nhiêu.

Những người đứng xem chung quanh muốn người bị mất tiền lấy ra một ít tiền để thưởng cho chàng trai. Người mất tiền nói: “Số tiền mà tôi làm rơi vốn là ba mươi nén. Đây chỉ mới được một nửa thôi, sao có thể thưởng cho anh ta được?”

Thế là mọi người xung quanh tranh cãi ầm ĩ không ngớt với người mất tiền, không ai nhường ai nên cùng nhau kéo đến công đường. Lúc này, Huyện lệnh huyện Giang Hữu Nhiếp Dĩ Đạo, là một vị quan lại chính trực hiền đức. Ông dò hỏi chàng trai, thấy chàng trai nói năng thành thật. Lại bí mật mời mẫu thân chàng trai tới hỏi tường tận, thì nhận thấy lời nói của hai mẹ con phù hợp với nhau.

Vì vậy, ông lệnh cho chàng trai và người mất tiền đồng ý ấn dấu tay vào từng bản tường thuật xác nhận của từng người: người mất tiền xác thực đánh rơi ba mươi nén; chàng trai xác thực nhặt được mười lăm nén.

Sau đó, Huyện lệnh Nhiếp Dĩ Đạo nói với người mất tiền rằng: “Mười lăm nén tiền này không phải là tiền của ngươi. Mà là tiền do Thượng Thiên ban cho người hiền mẫu này để dưỡng lão. Ba mươi nén tiền mà ngươi làm mất, ngươi có thể tự đi đến nơi khác mà tìm đi!”

Nói rồi ông giao mười lăm nén tiền giấy đó cho mẹ con chàng trai. Mẫu thân của chàng trai nói: “Tiền này không phải của chúng tôi, chúng tôi không thể nhận.” Huyện lệnh Nhiếp Dĩ Đạo nói: “Đây là tiền Thượng Thiên ban cho một vị hiền mẫu như bà, chỉ là nay thông qua bản quan phán định. Bà hãy nhận lấy dùng dưỡng lão đi nhé!” Những người đi theo tới công đường nghe vậy đều vỗ tay tán thưởng, khen ngợi!

(Câu chuyện dựa theo: “Nam thôn xuyết canh lục” của Đào Tông Nghi, được Tiểu Minh biên dịch từ Epoch Times Hoa ngữ).

BN 2 jpeg 1 1

Hoàng Nam (ETV).

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm: 

Khám phá khả năng chữa bệnh của khí công: Làm sao để chọn khí công tốt?

Người thợ may kỳ lạ

Tại sao người Trung Quốc dùng đũa để ăn cơm?

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều