spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Biến mất bí ẩn hơn 70 năm, Ngôi Sao Lửa bất ngờ sáng lại trên bầu trời đêm, có thể quan sát bằng mắt thường

Các nhà thiên văn học tin rằng Ngôi Sao Lửa đang chuẩn bị cho một vụ nổ mới vì nó đang tuân theo mô hình tương tự như hai vụ nổ trước đây vào các năm 1866 và 1946.

Một ngôi sao cách hệ Mặt trời của chúng ta 3.000 năm ánh sáng sắp có thể quan sát bằng mắt thường lần đầu tiên kể từ năm 1946 — và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trên bầu trời đêm.

Ngôi sao này được biết đến với cái tên “Ngôi Sao Lửa” (Blaze Star) — chính thức là T Coronae Borealis (T CrB). Theo thông tin từ NASA, ngôi sao này dự kiến sẽ tăng độ sáng đáng kể từ hiện tại cho đến tháng Chín năm 2024, từ độ sáng cấp +10 (không thể nhìn thấy bằng mắt thường) lên đến cấp +2. Đây là mức độ sáng tương đương với Polaris (sao Bắc Đẩu), là ngôi sao sáng thứ 48 trên bầu trời đêm. (Trong thiên văn học, một vật thể càng sáng thì chỉ số độ sáng càng thấp; ví dụ, độ sáng của Mặt trăng tròn là -12.6).

Bạn có thể tìm thấy Ngôi Sao Lửa trong chòm sao Corona Borealis, hay còn gọi là “Vương Miện Phương Bắc,” nằm giữa các chòm sao Boötes và Hercules. Để tìm Corona Borealis một cách dễ dàng nhất, bạn bắt đầu bằng việc xác định một số ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm mùa hè.

ngoi sao lua sang lai tren bau troi dem tu nam 1946

Trong bất kỳ đêm nào trời trong sáng, hãy tìm các ngôi sao của chòm sao Big Dipper cao trên bầu trời phía bắc. Sau đó, theo dõi hình cung của các ngôi sao tạo thành tay cầm của Big Dipper đến Arcturus, một ngôi sao đỏ sáng trên đường chân trời phía đông. Đó chính là cách nhảy sao nổi tiếng “cung tới Arcturus”. Sau đó, Vega sẽ mọc ở phía đông đông bắc. Bây giờ, hãy nhìn giữa Arcturus và Vega (hơi nghiêng về phía Arcturus) để tìm một chuỗi mờ gồm bảy ngôi sao — đó là Corona Borealis. Nó sẽ ở ngay trên đầu bạn sau khi trời tối. Mặc dù bạn chưa thể thấy Ngôi Sao Lửa vào thời điểm hiện tại, nhưng nó sẽ trở nên rõ ràng trước khi mùa hè kết thúc.

Các nhà thiên văn học dự đoán về Ngôi Sao Lửa

Ngôi Sao Lửa là một ví dụ hiếm hoi về một nova lặp lại, được gọi là “ngôi sao mới” trong tiếng Latin. Đây là một hệ thống gồm hai ngôi sao, một ngôi sao khổng lồ màu đỏ mát mẻ và một ngôi sao lùn trắng nhỏ hơn, nóng hơn, quay quanh nhau. Cứ mỗi 80 năm, ngôi sao khổng lồ đỏ sẽ đẩy vật chất lên bề mặt của ngôi sao lùn trắng, gây ra một vụ nổ. Mặc dù các ngôi sao khác cũng có hành động tương tự, nhưng không trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

Các nhà thiên văn học tin rằng Ngôi Sao Lửa đang chuẩn bị cho một vụ nổ mới vì nó đang tuân theo mô hình tương tự như hai vụ nổ trước đây vào các năm 1866 và 1946. Mười năm trước cả hai vụ nổ, ngôi sao đã sáng lên một chút, sau đó lại tối dần ngay trước khi xảy ra vụ nổ lớn. Đó chính xác là điều đã xảy ra, khi ngôi sao bắt đầu sáng lên kể từ năm 2015, tiếp theo là sự giảm sáng rõ rệt vào tháng Ba năm 2023. Mô hình quen thuộc này cho thấy một vụ nổ khác sắp diễn ra.

Theo Anh Việt (ĐSPL)

Vi sao co nhan loai 1

Xem thêm:

Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt trăng vào ban ngày?

8 hiện tượng ‘lạ’ từng xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Tháng 6, điểm Hạ chí sẽ đến sớm nhất sau 228 năm

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều