spot_img
22 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

Nhìn lại chặng đường 31 năm hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp

Tân Thế Kỷ (TTK) – Ngày 28/4/2000, trong một bài viết được đăng trên trang Minh Huệ Net, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã đề xuất ngày 13/5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới thường niên. 

Do đó, ngày 13/05/2000 đã trở thành Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên, đúng 8 năm sau khi Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập và phổ truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. 

Kỷ niệm 31 năm Pháp Luân Đại Pháp Hồng truyền và 23 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Các học viên Pháp Luân Công ở Sydney kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới với một cuộc diễu hành lớn vào ngày 09/05/2023. Ảnh: An Pingya /The Epoch Times

Chỉ trong vài năm khai truyền, Pháp Luân Đại Pháp bằng các đạo lý uyên thâm và lợi ích sức khỏe, đã thu hút khoảng 100 triệu người ở Trung Quốc tập luyện. Tuy nhiên, vào thời gian đó, Pháp Luân Đại Pháp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân trên thế giới.

Nhân ngày kỷ niệm này, kính mời quý vị độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về chặng đường 31 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cùng một số bài viết dành cho thế nhân gần đây của Nhà sáng lập Pháp môn này.

1. Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền

Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đến cao trào. Thời đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.

Theo trang Falun Dafa Information Center, vào ngày 13/5/1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng dưới hình thức một loại khí công. 

Anh2
Hơn 10.000 người luyện công tại Cung Văn hóa Trường Xuân, Trung Quốc ngày 15/05/1998. Ảnh: minghui

Trong hai năm tiếp theo, Sư phụ Lý Hồng Chí đi khắp Trung Quốc tổ chức tổng cộng 54 lớp học. Mỗi lớp kéo dài từ 8 đến 10 ngày, giảng dạy các nguyên lý và phương pháp tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ.

Pháp môn này khác với các môn khí công khác. Môn tu luyện này bao gồm cả “tu” và “luyện”, trong đó các học viên phải chú trọng tu luyện tâm tính và chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà đề cao tâm tính của mình. Còn về phần “luyện”,  Pháp môn này yêu cầu học viên luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó là một bài thiền định. 

Thông qua việc vừa tu tâm tính, vừa luyện công pháp, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần.

Nhiều học viên sau khi bước vào tu luyện đã nhận được lợi ích từ Pháp môn này. Đa số những người tu luyện đều trở nên khỏe mạnh và thay đổi tâm tính trở thành một người tốt hơn. 

Vì những lợi ích đó, nên Pháp Luân Đại Pháp không chỉ phổ truyền ở Trung Quốc mà còn được đón nhận tại hơn 100 quốc gia ở cả 5 châu lục, với hơn 100 triệu người theo học.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc đại lục – nơi khởi đầu của Pháp Luân Đại Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại công khai phát động chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Môn này. Nhiều học viên Trung Quốc đã bị bắt giam và bức hại chỉ vì kiên định tu luyện và truyền rộng vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

2. Chân tướng cuộc bức hại ở Trung Quốc

Pháp Luân Công được Sư phụ lý Hồng Chí phổ truyền từ năm 1992. Đến năm 1999, theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, Pháp môn này đã có khoảng 100 triệu người theo tập vì những lợi ích về sức khỏe và tâm tính mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho các học viên.

Anh2.1
Cảnh tượng người dân Trung Quốc tập Pháp Luân Công trước khi xảy ra cuộc đàn áp. Ảnh qua Pinterest

Tuy nhiên trước sự lan truyền rộng rãi và nhanh chóng của Pháp môn này, ông Giang Trạch Dân, khi ấy là Tổng Bí thư ĐCSTQ vì sự ghen tỵ cá nhân, đồng thời vô cùng lo sợ việc mất quyền kiểm soát đối với người dân nên đã đơn phương ra lệnh đàn áp đối với Pháp Luân Công. Đến nay, những học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã trải qua 23 năm bị bức hại hết sức tàn ác và nghiêm trọng. 

Năm 1996, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các chiêu bài nhằm chỉ trích và bôi nhọ Pháp Luân Công.

Vào đầu năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc đã triển khai một cuộc điều tra Pháp Luân Công trên toàn quốc, viện cớ là Pháp Luân Công bị liệt vào hoạt động tôn giáo bất hợp pháp. Nhưng tất cả các cớ trên đều là bịa đặt, vì Pháp Luân Công không có những hoạt động như vậy, nên cuộc điều tra đi vào ngõ cụt khi không tìm được chứng cứ gì để có thể truy tố.

Nhưng ngay cả khi thiếu bằng chứng, ​​trong chính quyền Trung Quốc vẫn có hai luồng ý kiến về cách ứng xử với Pháp Luân Công. Một phía cho rằng Pháp Luân Công không phải là vấn đề chính trị, do đó, không nên bị cấm. Phía ngược lại do Giang Trạch Dân đứng đầu, lại lo lắng về sự phổ biến và ảnh hưởng ngày càng lớn của Pháp Luân Công, họ cho rằng Pháp Luân Công có khả năng trở thành một lực lượng chống lại ĐCSTQ, nên cần phải cấm đoán.

Trên thực tế, Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện hình có thức hoạt động rất lỏng lẻo, không có tổ chức, không ghi danh, không phân chia cấp bậc, càng không nói đến việc liên quan đến chính trị.

Anh2.2
Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải ngày 25/04/1999. Ảnh: The Epoch Times

Theo một tài liệu do tờ The Epoch Times công bố, sau sự kiện 10.000 học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải để yêu cầu các quyền lợi chính đáng vào ngày 25/4/1999. Lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã gửi một bức thư cho mỗi thành viên của Bộ Chính trị Trung ương để công kích Pháp Luân Công. 

Bất chấp sự phản đối của 6 thành viên còn lại trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ lúc bấy giờ, Giang đã thành lập một lực lượng đặc biệt tên là “Phòng 610” – đây là đơn vị thực thi đàn áp Pháp Luân Công theo ý muốn của Giang. Nó được biết đến là một tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, với quyền lực vượt trên các cơ quan hành pháp và tư pháp tại mỗi cấp của chính phủ.

Vào ngày 20/07/1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc và nhiều vụ bắt giữ phi pháp các học viên Pháp luân Công đã được tiến hành.

Anh 2.3
Người tập Pháp Luân Công bị đàn áp và bắt giữ tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Ảnh qua Fiveprime

Tuy cuộc đàn áp được thực thi rộng rãi vào năm 1999, nhưng hầu như chiến dịch đã gặp phải sự phản đối vào năm 2000, khi ngày càng nhiều người trở nên chán ghét cuộc đàn áp bất công này.

Vì vậy Giang và chế độ của ông ta đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001, và đổ tội cho các học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu vì tín ngưỡng của họ. Trò tuyên truyền giả dối khủng khiếp này đã triệt để tẩy não nhiều người Trung Quốc và đưa cuộc đàn áp lên một cấp độ mới. 

Kể từ đó các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc đã bị bắt giữ, kết án và bức hại mà không theo bất cứ trình tự luật pháp thông thường nào. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều học viên đã bị tra tấn tàn bạo và giết hại trong quá trình giam giữ.

Ngoài ra, vẫn còn một tội ác khủng khiếp hơn của ĐCSTQ – đó chính là mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. 

Báo cáo từ các nhân chứng và các bác sĩ Trung Quốc đã tiết lộ việc hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy nội tạng, sau đó chúng bị bán và cấy ghép đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành thương mại cấy ghép nội tạng.

Thủ phạm chính là những viên chức ĐCSTQ, họ hợp tác với các bác sĩ phẫu thuật, giới chức trách của trại giam và cả giới viên chức quân đội. 

Tính đến tháng 6/2021 – Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công đã công bố 730 bản ghi âm liên quan đến nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Trong số đó, 58 bằng chứng trực tiếp liên quan đến việc thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Những quan chức và thành viên tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công hiện đang bị chính phủ các nước truy tố trên toàn thế giới.

Tội ác mà ĐCSTQ gây ra cho học viên Pháp Luân Công là không thể đong đếm được. Để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại này, quý vị độc giả có thể trung cập đường link sau để biết thêm chi tiết.

3. Học viên Pháp Luân Công truyền sự thật đến người dân thế giới

Trung Quốc được biết đến là quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí. Vì để bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tạo ra “Vạn lý tường lửa” nhằm ngăn chặn tất cả các thông tin về cuộc bức hại truyền đến người dân Trung Quốc và thế giới. 

Trước tình hình này, các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc đã dùng tất cả các biện pháp để vạch trần chân tướng và nói lên sự thật về Pháp Luân Công cho mọi người trên khắp thế giới.

Tại Trung Quốc đại lục, trong hoàn cảnh bị ĐCSTQ đàn áp khắc nghiệt, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định vào đức tin Chân -Thiện – Nhẫn của mình, và giảng giải chân tướng cho người dân Trung Quốc, bất chấp tính mạng bị đe doạ. 

Anh 3.1
Tranh minh hoạ học viên Pháp Luân Công Trung quốc giảng chân tướng cho người dân trong gió tuyết. Ảnh: minghui

Nhiều học viên tại Trung Quốc đã in các tài liệu phản bức hại, và gửi chúng cho người dân, để họ có thể biết được sự thật về Pháp Luân Công. Đồng thời vạch trần sự lừa dối của ĐCSTQ, để từ đó người dân Trung quốc có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình. 

Trong quá trình giảng chân tướng, rất nhiều người dân Trung Quốc đã nhận ra sự tàn ác và giả dối của ĐCSTQ và thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của Đảng này. Theo số liệu từ Trung tâm thoái đảng toàn cầu, hiện có hơn 412 triệu người Trung Quốc tuyên bố rút khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Ảnh 3.2
Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Luân Đôn, Anh. Ảnh: minghui

Bên ngoài Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng đang nỗ lực để nói lên sự thật về cuộc bức hại ở đại lục. Học viên các nước đã lập các điểm giảng chân tướng ở những khu du lịch hay khu vực đông người để truyền sự thật đến người dân thế giới.

Ngoài ra, các học viên cũng thành lập nhiều kênh truyền thông để đưa những tin tức chính xác và trung thực đến khán thính giả trên toàn thế giới

Trong dịp kỷ niệm 31 năm Đại Pháp hồng truyền, học viên các nước đã tổ chức rất nhiều sự kiện chào mừng và thu hút rất đông người đến tham dự. Nhiều quan chức và người dân trên thế giới đã đến các sự kiện này và cất lên tiếng nói ủng hộ cho Pháp Luân Đại Pháp và chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. (link)

4. Sư Phụ Lý Hồng Chí công bố 2 bài viết dành cho thế nhân

Đại sư Lý Hồng Chí là người đã sáng lập Pháp Luân Đại Pháp và hồng truyền ra thế giới. Đại sư Lý đã bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Âu Châu đề cử cho Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng. Ông cũng là người nhận Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Freedom House.

Từ đầu năm đến nay, kênh The Epoch Times đã lần lượt công bố hai bài viết của Đại Sư Lý Hồng Chí. Hai bài viết này đã gây chấn động cho con người trên thế giới khi lần đầu tiên, những thiên cơ về vũ trụ, nguồn gốc nhân loại, cùng rất nhiều bí mật khác đã được tiết lộ cho nhân loại.

Các bài viết của Sư phụ Lý dùng ngôn từ rõ ràng, đơn giản, nhưng lại có nội hàm sâu sắc. Mặc dù không phải là chủ đề phổ biến trong thời đại bùng nổ thông tin, nhưng hai bài viết trên đã thu hút rất nhiều thành phần độc giả và có tác động hết sức to lớn đến nhận thức của con người trên thế giới.

Bài viết “Vì sao có nhân loại” đăng ngày 20/01/2023 của Sư phụ Lý Hồng Chí đã chỉ ra bí mật lớn nhất về nguồn gốc của con người, đồng thời trong bài viết Ngài cũng tiết lộ cho con người cách tự cứu trong thời kỳ hỗn loạn này. 

Bài viết với ngôn từ ngắn gọn nhưng sâu sắc, hướng con người đến với các giá trị truyền thống và lương thiện. Như một cơn mưa mát lành gột bỏ đi tất cả bụi trần và mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân loại.

Vì vậy, rất nhiều độc giả trên toàn thế giới sau khi đọc bài đã rất chấn động và nhiều người đã giải đáp được những câu hỏi nhân sinh lâu nay của họ.

Bài viết “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” đăng ngày 17/04/2023 của Đại sư Lý, đã giúp cho con người liễu giải sâu hơn về sự cứu độ của Thần trong thời khắc cuối cùng này.

Anh4.1
Độc giả Kelly Kinkade – giám đốc Viện Khắc kỷ Hoa Kỳ. Ảnh: NTDTV

Bài viết ngắn gọn nhưng ẩn chứa nội hàm sâu sắc khiến lòng người chấn động. Nhiều độc giả trí thức cho biết những lời của Sư phụ Lý đã chạm đến sâu thẳm của con người, cũng như giải thích cho họ những vấn đề mà họ thắc mắc bấy lâu nay. Trong đó có tiến sỹ Kelly Kinkade, giám đốc Viện Khắc kỷ Hoa Kỳ, ông cho biết bài viết này đã “mang lại hy vọng cứu rỗi cho con người”.

Vì vậy, trong Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới lần thứ 23 này, chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả hai bài viết của Sư phụ Lý Hồng Chí trong đường link dưới đây. Hy vọng sau khi đọc, quý vị cũng sẽ tìm thấy những ý nghĩa tốt đẹp và lời giải cho những thắc mắc về thế gian này mà quý vị hằng tìm kiếm.

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 7

Hoàng Dung biên tập

Tham khảo: Minghui, The Epoch Times

Xem Thêm: 

Thế giới chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/05

Kỷ niệm 24 năm cuộc thỉnh nguyện của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều