spot_img
25 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

New York Times trù tính tấn công Shen Yun

Một đoàn nghệ thuật do người Hoa sáng lập bị Rờ New York Times trù tính tấn công. Thực hư chuyện này ra sao? Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề như thế nào? 

New York Times trù tính tấn công Shen Yun | Tân Thế Kỷ
New York Times trù tính tấn công Shen Yun – The New York Times Building in New York City on February 1, 2022. – (Photo by ANGELA WEISS / AFP) (Photo by ANGELA WEISS/AFP via Getty Images)

Xin giới thiệu quan điểm của David Matas – là một luật sư nhân quyền người Canada từng đạt giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Canada. Ông cũng góp mặt trong hội đồng quản trị của Trung tâm Phát triển Dân chủ và Nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Toronto.

Năm 2010, ông được đề cử giải Nobel Hòa bình cho những cống hiến liên quan đến cuộc điều tra tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Ông Matas là đồng tác giả của cuốn sách “Bloody Harvest: The Killing of Falun Gong for their Organs” (Thu Hoạch Đẫm Máu: Sát Hại Học Viên Pháp Luân Công Để Lấy Nội Tạng Của Họ) và là đồng biên tập cuốn sách “State Organs: Transplant Abuse in China” (Nội Tạng Nhà Nước: Lạm Dụng Cấy Ghép Ở Trung Quốc).


New York Times trù tính tấn công Shen Yun

Hôm 18/03, The Epoch Times đưa tin rằng tờ New York Times đang trù tính tấn công một công ty vũ đạo, Shen Yun Performing Arts (Đoàn Nghệ Thuật Biểu Diễn Shen Yun). Sự lo ngại về cuộc tấn công đó thực tế đến mức nào? Và thực hư câu chuyện ra sao?

Shen Yun có trụ sở ở phía bắc tiểu bang New York, các buổi biểu diễn chủ yếu là múa cổ điển Trung Hoa. Tuy nhiên, Shen Yun có một số tác phẩm đương đại. Đơn cử, một trong những tiết mục của Shen Yun mô tả câu chuyện về một học viên tập các bài công pháp của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công bị sát hại để lấy nội tạng tại một bệnh viện do nhà nước Trung Quốc điều hành.

Năm 2006, tôi đã cùng với cố ngoại trưởng Canada David Kilgour viết bản báo cáo đầu tiên về việc sát hại các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công ở Trung Quốc để lấy nội tạng của họ. Năm 2007, chúng tôi đã giới thiệu phiên bản thứ hai và phiên bản thứ ba dưới dạng sách, với nhan đề “Thu hoạch đẫm máu: Sát hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng,” (Bloody Harvest: The Killing of Falun Gong for the Organs) vào năm 2009.

Một ký giả đã phỏng vấn chúng tôi, ông Ethan Gutmann, đã xuất bản cuốn sách của riêng mình có nhan đề “Đại thảm sát: Sát nhân hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề bất đồng chính kiến” (The Slaughter: Mass Killings, Organ Harvesting, and China’s Secret Solution to Its Dissident Problem) hồi năm 2014.

Cùng năm đó, ba người chúng tôi đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc. Hồi năm 2016, ba người chúng tôi đã xuất bản một bản cập nhật chung cho các tác phẩm riêng của mình.

Bà Didi Kirsten Tatlow từng là một phóng viên của tờ New York Times, bà ấy đã viết một loạt bài về lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Danh sách các bài viết của bà về chủ đề trên được cung cấp ở cuối bài bình luận này.

Một tòa án nhân dân độc lập, Tòa án Luận tội Trung Quốc (China Tribunal), do Liên minh Quốc tế thành lập nhằm chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, đã kết luận hồi tháng 03/2020 vượt qua mọi nghi ngờ hợp lý rằng các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Tòa án Luận Tội Trung Quốc có trụ sở tại London do Ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa, trước đây ông đã đứng đầu vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế.

Bà Tatlow đã cung cấp một văn bản đệ trình lên tòa án này, một phần trong đó đề cập đến vấn đề lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Một phần trong đó cũng đề cập đến tờ New York Times.

“Tôi nghĩ rằng tờ New York Times, tòa soạn mà tôi làm việc vào thời điểm đó, không hài lòng khi tôi theo đuổi những câu chuyện này, và dù ban đầu không phản đối những nỗ lực của tôi [nhưng cuối cùng] đã khiến tôi không thể tiếp tục nữa,” bà Tatlow nói trong bản đệ trình.

“Tờ báo này đã chỉnh sửa sai câu chuyện của tôi viết ngày 16/11/2015, thay đổi đáng kể ý nghĩa câu chuyện do đã cắt một đoạn ở cuối, và một đồng nghiệp cao cấp ở Bắc Kinh đã cố đổ lỗi cho tôi. Lần đính chính sau đó không phải bị trì hoãn do cần kiểm tra lại bất cứ điều gì (như họ nói) mà đơn giản là nằm ở phía người biên tập không chú ý hoặc làm việc quá sức, cho thấy chỉ có hai lỗi biên tập chứ không phải lỗi của ký giả. Ngoài ra, tôi đã có một số cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc qua thư điện tử với các biên tập viên cao cấp nhưng về căn bản, những yêu cầu của tôi về việc tiếp tục hướng điều tra này – điều mà tôi cần có thời gian – đã bị phớt lờ.”

Bà nói tiếp: “Các biên tập viên dường như tin rằng vấn đề hiến tạng ở Trung Quốc đã được giải quyết bằng việc nhà nước này thừa nhận họ đã sử dụng nội tạng của tù nhân và lời cam kết vào ngày 14/12 là họ sẽ không làm như vậy nữa. Tôi được biết là câu chuyện này ‘không có gì mới mẻ.’

Khi tôi cố gắng mở rộng cuộc điều tra từ tử tù đến tù nhân lương tâm dựa trên cuộc trò chuyện của tôi với bác sĩ Trần và bác sĩ Đồng được đề cập ở trên, một biên tập viên khác nhận xét rằng những người tin rằng nội tạng của tù nhân lương tâm đang được sử dụng ‘ít nhận được sự ủng hộ’ – điều đó là không hợp lý.

Những lập luận thông thường đã được đưa ra, chẳng hạn như Pháp Luân Công là phi lý và không đáng tin cậy, v.v. Đối với tôi, rõ ràng vấn đề này không được hoan nghênh. Tôi không thể chắc chắn, nhưng tôi nghi ngờ rằng loạt bài viết này đã góp phần cho một quyết định của trụ sở chính không thăng chức cho tôi hồi tháng 02/2017, trái với lời đề nghị của các biên tập viên khu vực. Tôi đã nghỉ việc ở tòa soạn này hồi tháng 06/2017.”

Trước đó trong bản đệ trình của mình, bà Tatlow đã kể chi tiết về cuộc trò chuyện của mình với bác sĩ Trần và bác sĩ Đồng.

“Đầu tháng 04/2016, tôi đã tham dự một sự kiện của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc tại Bệnh viện Bắc Kinh, nơi các quan chức y tế cao cấp của nhà nước nói về việc hiến tạng ở Trung Quốc và tưởng nhớ những người hiến tạng. Ngày 05/04 là ngày Thanh Minh, ngày của người đã qua đời ở Trung Quốc. Sau sự kiện buổi sáng, tôi đi ăn trưa với bác sĩ Trần Tĩnh Du (Chen Jingyu), một bác sĩ phẫu thuật ghép phổi của Bệnh viện Nhân dân Vô Tích mà tôi đã viết trước đây.

Bác sĩ Trần dẫn theo một người bằng hữu của ông làm việc ở Bệnh viện Bắc Kinh, một bác sĩ phẫu thuật phổi tên là bác sĩ Đồng (bác sĩ Đồng cho biết trước đây ông đã tiến hành cấy ghép phổi nhưng không thực hiện vào thời điểm đó vì bệnh viện của ông đã ngừng thực hiện thủ thuật này.) Ngoài ra, có mặt tại đây có một ký giả Trung Quốc của tờ Thời báo Hoàn Cầu và một sinh viên sau đại học tại Đại học Thanh Hoa cho biết anh là người đứng đầu một tổ chức sinh viên ở đó nghiên cứu các vấn đề y tế. Chúng tôi là một nhóm gồm 5 người,” bà viết.

“Trong bữa trưa, bác sĩ Trần buộc tội tôi đã gây cho ông ấy nhiều rắc rối với các bài viết của tôi. Gần đây, các nhà tổ chức tại một hội nghị ghép tim và phổi lớn ở Hoa Thịnh Đốn ban đầu đã chấp nhận tấm bích chương của ông, nhưng sau đã từ chối, với lý do nghiên cứu này dựa trên các tử tù. Bác sĩ Trần không phủ nhận điều này nhưng nói rằng đó là lỗi của tôi vì đã khiến ông gặp ‘rắc rối’ với các bài báo của tôi. Tôi nói, tôi không liên quan gì đến tấm bích chương, và nếu việc tấm bích chương bị từ chối do những người hiến tặng không tự nguyện như tử tù thì đó là trách nhiệm của ông, chứ không phải của tôi. Bác sĩ Trần hỏi, ‘Nhưng chúng tôi biết phải làm gì đây?’ Tôi trả lời, ‘Đừng gửi những phát hiện được thu thập từ trước khi ông nói rằng ông đã ngừng sử dụng những người hiến tặng không tự nguyện’ (tức là trước tháng 12/2014.) Ông ấy nhìn tôi như muốn nói, ‘điều đó là không thể,’ nhưng không nói gì thêm với tôi về đề tài này nữa.”

Bà nói tiếp: “Trong cuộc trò chuyện này, bác sĩ Đồng đã chăm chú lắng nghe. Ông quay sang bác sĩ Trần và sau đây là bản ghi lại nguyên văn cuộc trò chuyện ngắn gọn của họ, mà tôi đã viết ra ngay sau đó theo những gì tôi nhớ (bữa trưa này không phải là một sự kiện báo chí) Bác sĩ Đồng: “Không thể dùng tù nhân à?” Bác sĩ Trần: “Không (chúng ta) không thể dùng (họ).” Bác sĩ Đồng: “Còn tù nhân lương tâm thì sao?” Bác sĩ Trần: “Không thể dùng bất kỳ ai trong số họ.” Bác sĩ Đồng nhìn xuống bàn và không nói gì thêm. Bác sĩ Trần cũng im lặng.”

Cuộc trò chuyện này diễn ra bằng tiếng Trung và đã được dịch trong bản đệ trình. Các bác sĩ đó dường như không biết rằng kỷ giả biết tiếng phổ thông.

Bà Tatlow tuyên bố rằng việc ban biên tập tờ New York Times đã bác bỏ bằng chứng về việc sát hại hàng loạt tù nhân lương tâm ở Trung Quốc nhằm lấy nội tạng của họ — bằng chứng vượt qua mọi nghi ngờ hợp lý — vì “ít nhận được sự ủng hộ” là đáng lo ngại. Lập luận của người biên tập mà ký giả đã cùng thảo luận về vấn đề “Pháp Luân Công là phi lý và không đáng tin cậy” là sai lầm từ một số góc độ.

Một là nghiên cứu về lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc với các nạn nhân là tù nhân lương tâm hầu hết là từ những người không phải là học viên Pháp Luân Công, chủ yếu dựa vào bằng chứng không bắt nguồn từ cộng đồng Pháp Luân Công. Ngay cả những bằng chứng đến từ bên trong cộng đồng này hầu hết được người ngoài xác nhận. Tôi, ông David Kilgour, ông Ethan Gutmann, hay bất kỳ ai trong số bảy thành viên của Tòa án Luận tội Trung Quốc đều không phải hoặc đã từng là học viên Pháp Luân Công.

Thứ hai, Pháp Luân Công là một phong trào lớn, bắt đầu ở Trung Quốc với ước tính khoảng 100 triệu học viên trước khi bị đàn áp vào năm 1999, và kể từ đó đã lan rộng ra toàn thế giới. Gọi là phi lý và không đáng tin cậy như vậy đối với một nhóm lớn những người không có điểm gì chung ngoài các bài công pháp họ tập và một hệ thống niềm tin tinh thần nền tảng, được công khai, không liên quan gì đến việc thu hoạch nội tạng, thì bản thân điều đó là phi lý và không đáng tin cậy, và là một hình thức của sự cố chấp.

Điều đáng lo ngại không kém là tuyên bố của bà Tatlow cho biết tờ New York Times không muốn bà đưa tin về vụ lạm dụng này mặc dù bà đã có — và tờ Times biết bà có — bằng chứng chắc chắn rằng điều đó đã xảy ra từ kinh nghiệm cá nhân: sự thừa nhận của một bác sĩ cấy ghép mà bà đã nói chuyện cùng. Trên hết, vì bà viết bài về vấn nạn lạm dụng cấy ghép tạng tại Trung Quốc mà trụ sở tờ Times đã không thăng chức cho bà tại tòa soạn theo đề nghị của nhiều biên tập viên khu vực của bà.

Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, mặc dù chủ yếu biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa, nhưng cũng thông qua nghệ thuật này mô tả việc sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng. Trong hoàn cảnh này, liệu The Epoch Times bày tỏ mối lo ngại rằng việc tờ New York Times đang trù tính đưa tin về Shen Yun là “một bài viết nhằm định hướng dư luận dựa trên thông tin sai lệch” là thực tế hay không? Có vẻ là vậy.

Danh sách các bài viết của bà Didi Kirsten Tatlow về lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc:

 

1) Một bài báo xuất bản ngày 12/11/2015 có nhan đề “Cấy ghép nội tạng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh giao thông vận tải bị đình trệ ở Trung Quốc” (Organ Transplants Suffer Amid China’s Transportation Delays).

2) Một bài báo xuất bản ngày 16/11/2015 có nhan đề “Trung Quốc thất hứa trong việc sử dụng nội tạng của tù nhân để cấy ghép” (China Bends Vow on Using Prisoners’ Organs for Transplants).

3) Một bài báo xuất bản vào ngày 18/11/2015 có nhan đề “Nghi ngờ mới về cam kết sửa đổi chính sách cấy ghép của Trung Quốc” (Fresh Doubt Over China’s Pledge to Amend Transplant Policy).

4) Một bài báo xuất bản vào ngày 25/11/2015 có nhan đề “Trưởng bộ phận cấy ghép ở Trung Quốc phủ nhận việc vi phạm cam kết cấm nội tạng của tù nhân” (Transplant Chief in China Denies Breaking Vow to Ban Prisoners’ Organs).

5) Một bài báo xuất bản ngày 06/04/2016 có nhan đề “Ghi danh hiến tạng ở Trung Quốc có thể là một cuộc chiến khó khăn” (Signing Up Organ Donors in China Can Be an Uphill Battle).

6) Một bài báo được xuất bản ngày 11/06/2016 có nhan đề “Kế hoạch cấy ghép toàn thân của bác sĩ làm dấy lên nghi ngờ ngay cả ở một nước táo bạo như Trung Quốc” (Doctor’s Plan for Full‑Body Transplants Raises Doubts Even in Daring China).

7) Một bài viết có nhan đề “Xôn xao tranh luận về việc Trung Quốc sử dụng nội tạng của tù nhân khi các chuyên gia hội họp ở Hồng Kông” (Debate Flares on China’s Use of Prisoners’ Organs as Experts Meet in Hong Kong), được xuất bản ngày 17/08/2016.

8) Một bài báo mang nhan đề “Sự lựa chọn của Hồng Kông cho Hội nghị Cấy ghép Nội tạng được bảo vệ” (Choice of Hong Kong for Organ Transplant Meeting Is Defended), được xuất bản vào ngày 18/08/2016.

9) Một bài báo được xuất bản vào ngày 19/08/2016 “Tuyên bố của Trung Quốc rằng thế giới chấp nhận hệ thống cấy ghép nội tạng của họ đã bị bác bỏ” (Chinese Claim That World Accepts Its Organ Transplant System Is Rebutted).

10) Một bài báo được xuất bản vào ngày 24/08/2016 có nhan đề “Những tuyên bố giận dữ và lời phủ nhận thịnh nộ về việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” (Angry Claims and Furious Denials Over Organ Transplants in China).

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tân Thế Kỷ

Hân Nhi biên dịch bản gốc từ The Epoch Times.

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm: 

Bí ẩn vụ mất tích MH370: Giả thuyết mới liên quan yếu tố Chính trị

ĐCSTQ đang tác động đến bầu cử của Hoa Kỳ theo cách nào?

Thế hệ Gen Z bị mắc kẹt trong nhà tù ảo, tỷ lệ tự tử tăng cao

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều