spot_img
22 C
Vietnam
Thứ Tư,15 Tháng Năm
spot_img

ĐCSTQ đang tác động đến bầu cử của Hoa Kỳ theo cách nào?

Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2024. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn liệu mục đích của Bắc Kinh là ủng hộ ông Joe Biden, ông Donald Trump, hay là gồm cả việc phá hoại nền dân chủ.

ĐCSTQ đang tác động đến bầu cử của Hoa Kỳ theo cách nào?| Tân Thế Kỷ
Các vị khách đến xem kết quả và chờ đợi sự xuất hiện của ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng Hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, tại bữa tiệc theo dõi đêm bầu cử ở Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, hôm 05/03/2024. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images/EPT)

Bản Đánh giá Mối đe dọa Thường niên của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ giải thích rằng các công nghệ mới đang tạo thuận tiện cho Moscow và Bắc Kinh điều khiển các lối tường thuật, dư luận, và chính sách công cộng.

Cộng đồng Tình báo lấy cuộc chiến ở Gaza làm một ví dụ. Thái độ về cuộc chiến đã trở nên “nghiêm trọng hơn bởi những bài tường thuật được Trung Quốc và Nga thúc đẩy nhằm làm suy yếu Hoa Kỳ trên trường quốc tế,” gây tác động tiêu cực đến “sự hợp tác quốc tế trong các vấn đề cấp bách khác.”

Điều đáng sợ là Cộng đồng Tình báo tuyên bố rằng: “Thế giới trỗi dậy từ thời kỳ náo động này sẽ được định hình bởi bất kỳ ai đưa ra những lập luận thuyết phục nhất về cách thế giới nên được quản lý, về cách xã hội nên được tổ chức.”

Hiện nay, Trung Quốc và Nga, đặc biệt là Trung Quốc, đang nỗ lực thống trị không gian thông tin và gây ảnh hưởng đến cách mọi người suy nghĩ và bỏ phiếu. Những nỗ lực của ĐCSTQ trong lĩnh vực này đang làm xói mòn chất lượng của nền dân chủ và có thể được đề ra để giúp đỡ cho một ứng cử viên cụ thể.

Hàng ngàn trương mục mạng xã hội giả mạo đã bị phát hiện có liên quan đến chính quyền Trung Quốc như một phần của chiến dịch được gọi là “tin nhắn rác trá hình” (spamouflage).

Trớ trêu thay, những trương mục này dù giả vờ là người Mỹ nhưng thi thoảng lại nói hớ những nhóm từ tiếng Hoa. Các trương mục này hoạt động theo giờ làm việc bình thường, từ 8 giờ 50 phút sáng đến 5 giờ chiều theo giờ Bắc Kinh, và họ dường như trở nên im lặng trong giờ nghỉ trưa kéo dài một giờ.

Các trương mục này tung tin đồn, quảng bá các thuyết âm mưu, và gieo rắc sự bất mãn. Ngoài việc giúp phá hoại, họ cũng có thể đang nỗ lực để mang lại kết quả mà họ mong muốn trong cuộc bầu cử năm 2024.

Có nhiều bằng chứng cho thấy một nhiệm kỳ tổng thống [nữa] của ông Trump sẽ không có lợi cho ĐCSTQ vì cựu Tổng thống Donald Trump là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.

Ông Trump đã khởi xướng cuộc chiến thương mại và chưa bao giờ ngại đổ lỗi cho ĐCSTQ về các hoạt động gian lận, bán phá giá, và cưỡng chế thương mại chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh. Doanh số bán vũ khí cho Đài Loan tăng dưới thời cựu Tổng thống Trump.

Trump cũng là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên cử quân nhân chuyên nghiệp của Mỹ đến Đài Loan kể từ năm 1979. Xét đến việc Bắc Kinh có thể e ngại cựu Tổng thống Trump, ĐCSTQ có thể sẽ chỉ thị các chiến dịch truyền thông xã hội của mình để giúp cho Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng.

Tuy nhiên, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) lại có quan điểm khác. Họ cho rằng ĐCSTQ có thể thích một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump hơn vì cựu Tổng thống Trump được dự đoán là không thể đạt được sự đồng thuận trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Mặc dù điều này có thể đúng, nhưng nó cũng đúng dưới thời Tổng thống Biden hay bất kỳ tổng thống nào khác. Nền chính trị Mỹ hiện đang bị phân cực đến mức trừ phi một đảng duy nhất nắm giữ vị trí tổng thống và chiếm đa số ở cả hai viện, nếu không thì một tổng thống sẽ khó mà ban hành được chính sách đối ngoại.

Việc Tổng thống Biden yêu cầu tài trợ thêm cho Ukraine là một ví dụ điển hình. Các khoản tài trợ đang bị trì hoãn vì Đảng Cộng Hòa yêu cầu tài trợ nhiều hơn cho việc bảo vệ biên giới phía Nam. Vì vậy, rõ ràng là một Quốc hội bị chia rẽ có thể ngăn cản cả hai vị tổng thống này đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại.

Một điểm yếu tiềm ẩn khác có thể có lợi cho Bắc Kinh trong một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, như Hội đồng Quan hệ Đối ngoại xác định, là việc ông Trump không có khả năng tập hợp được sự đồng thuận quốc tế. Mặt khác, những kẻ độc tài và những tay giàu quyền lực thì lại tôn trọng cựu Tổng thống Trump và sẽ nghe lời ông, trong khi một số nhà lãnh đạo thế giới đã “xúc phạm” nước Mỹ bằng cách từ chối gặp mặt Tổng thống Biden.

Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, sức mạnh ngoại giao của Hoa Kỳ đã tăng vọt, trở lại mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập niên, có lẽ kể từ Chiến Tranh Lạnh. Sự thống nhất và hợp tác giữa Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu, và các đối tác lớn như Nhật Bản, Úc, và Vương quốc Anh, cũng như các đối tác nhỏ hơn nhưng quan trọng như Philippines và có thể là cả Việt Nam, đã phát triển từ nhu cầu rất thực tế của thế giới trong việc tìm kiếm sự bảo hộ dưới chiếc dù phòng vệ của Hoa Kỳ.

Nói rằng vì một số nhà lãnh đạo Âu Châu không thích những dòng tweet của cựu Tổng thống Trump nên họ sẽ từ chối tham gia vào cuộc bảo vệ Âu Châu do Hoa Kỳ lãnh đạo và chỉ đơn độc chống lại Nga có vẻ là một ý tưởng khá xa vời.

Thêm vào đó, việc tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu và Á Châu đã bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Trump. Ông thách thức các thành viên NATO và gắt gỏng với họ vì không đáp ứng được các mục tiêu chi tiêu quốc phòng.

Kết quả là cựu Tổng thống Trump dọa rút Hoa Kỳ khỏi NATO chứ không phải các đồng minh NATO dọa rút hay ngừng hợp tác với Hoa Kỳ về quốc phòng.

Sự phản đối của ông Trump đối với NATO chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân

Đầu tiên, ông Trump lập luận rằng Hoa Kỳ không nên chịu gánh nặng tài chính cho quốc phòng của châu Âu. T

hứ hai, ông Trump cho rằng còn có những chiến trường khác, chẳng hạn như Trung Đông và châu Á, nơi các mối đe dọa còn cấp bách hơn những mối đe dọa do Nga đặt ra.

Quan điểm này phù hợp với bản Đánh giá Mối đe dọa Thường niên của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ, trong đó xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Hơn nữa, cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông có nguy cơ leo thang đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh ba nước lớn Iran-Trung Quốc-Nga liên kết với nhau.

Do đó, cựu Tổng thống Trump tin rằng để NATO vẫn còn hợp thời, thì tổ chức này nên mở rộng sứ nhiệm của mình để bao gồm việc giải quyết các vấn đề ở Trung Đông và chống lại Trung Quốc.

Tóm lại, phân tích nói trên tập trung vào việc liệu một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump hay ông Biden có phù hợp hơn với lợi ích của ĐCSTQ hay không. Tuy nhiên, câu hỏi căn bản không phải là năng lực của mỗi vị tổng thống mà là ĐCSTQ tin rằng ứng cử viên nào sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình.

Do đó, ĐCSTQ có thể sẽ ủng hộ cho ứng cử viên mà họ cho là có lợi nhất cho các mục tiêu của mình. Ngược lại, nếu ĐCSTQ ôm giữ mục đích phá hoại nền dân chủ, gieo rắc hỗn loạn, và ngăn cản các quốc gia khác theo đuổi các giá trị dân chủ, thì họ có thể chọn ủng hộ cả hai ứng cử viên và gieo rắc bất hòa bất kể kết quả bầu cử có ra sao.

Bài viết của tác giả Antonio Graceffo – Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Thuần Thanh biên dịch theo bản gốc từ The Epoch Times.

Antonio Graceffo – BTV EPOCH TIMES TIẾNG ANH
Tiến sĩ Antonio Graceffo đã có hơn 20 năm làm việc tại Á Châu. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Giao thông Thượng Hải Trung Quốc. Ông Antonio là giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, từng viết bài cho nhiều kênh truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông bao gồm “Beyond the Belt and Road: China’s Global Economic Expansion” (“Vượt Ra Ngoài Vành Đai và Con Đường: Sự Mở Rộng Kinh Tế Toàn Cầu của Trung Quốc”) và “A Short Course on the Chinese Economy” (“Một Khóa Học Ngắn Hạn về Kinh Tế Trung Quốc”).

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Thế hệ Gen Z bị mắc kẹt trong nhà tù ảo, tỷ lệ tự tử tăng cao

Ý kiến chuyên gia: Ngành bảo hiểm Trung Quốc đang trên đà phá sản

Người Trung Quốc tương lai sẽ được tạo ra từ phòng thí nghiệm?

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều