spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Tư,15 Tháng Năm
spot_img

Phù hiệu chữ “Vạn” đã bị Hitler lấy cắp như thế nào?

Ở phương Đông, nếu hỏi một người về biểu tượng chữ Vạn (卍”), bạn có thể nhận được những câu trả lời như: “Đó là ký hiệu của Phật giáo”, là biểu tượng bình an may mắn, hay “Đây là một ký hiệu của món ăn chay”… Hầu hết người Á Đông đều liên tưởng biểu tượng này với tôn giáo, cho rằng đó là phù hiệu đại biểu cho tôn giáo. 

20160119143624 omote manji f8211x 3551990b

Nhưng ở phương Tây, chữ Vạn lại gợi nhớ đến một lịch sử đen tối và tàn khốc – Hitler. 

Người ta nhìn nhận rằng đây là biểu tượng của Đức Quốc xã, hoặc coi đó là biểu tượng của phát-xít.

Tuy nhiên, qua khảo chứng người ta phát hiện rằng từ rất xa xưa, ký hiệu chữ Vạn đã xuất hiện ở các vùng miền khác nhau trên khắp thế giới. Nếu đúng là như thế, thì ký hiệu này hiển nhiên là vượt xa nhận thức thông thường, càng không phải là biểu tượng của đảng Quốc xã do Hitler đứng đầu.

*****

Chữ Vạn “卍” là biểu tượng của Phật gia, có tên gọi là Swastika, hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”. Thực tế, chữ Vạn đã được tìm thấy trên các đồ vật có niên đại từ 4.000-10.000 năm trước Công nguyên. 

images

Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo trong nền văn minh Thung lũng Indus vẫn sử dụng biểu tượng này để chỉ điềm lành linh thiêng hoặc tia nắng mặt trời. 

Trong Phật giáo, một số người tin rằng khi Đức Phật được nhập táng, có một biểu tượng chữ Vạn “卍” này xuất hiện trên ngực của Ngài, được gọi là “Tâm ấn”. Nó mang ý nghĩa cầu may mắn, tốt lành. Đồng thời, trong văn hóa tu luyện của Phật giáo, chữ Vạn còn tượng trưng cho tầng của Phật. Tầng của Phật càng cao thì phù hiệu chữ Vạn “卍” càng nhiều. 

Vậy Đức Quốc xã đã lấy cắp chữ Vạn “卍” để dùng như thế nào? 

Người ta nói rằng khi Hitler còn nhỏ, gần nhà ông ta có một tu viện cổ. Ở lối đi, giếng đá, chỗ ngồi của các nhà sư và tay áo của trưởng tu viện đều được trang trí bằng chữ Vạn “卍”. Hitler rất tôn thờ quyền lực nên coi chữ đó như là biểu tượng cho uy quyền của người đứng đầu. Với hy vọng một ngày nào đó ông ta cũng sẽ có quyền lực tối cao như vậy.

ntdvn nazi 1024x614 1

Trên thực tế, nhân loại chúng ta đã biết đến biểu tượng này một cách rộng rãi từ mấy nghìn năm trước đây, từ thời đại Thích Ca Mâu Ni cũng đã biết đến. Còn Hitler đến Thế chiến thứ II, cách đây mới có mấy chục năm đã trộm lấy mẫu hình chữ Vạn “卍” này để dùng. Nhưng ông ta đã thay đổi nó. Ông ta để đầu nhọn hướng lên trên, chính là hình chữ Vạn ngược. 

Như vậy, phù hiệu chữ Vạn “卍” thực sự là một biểu tượng tôn giáo có lịch sử lâu đời và có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Và khác xa với biểu tượng tà ác, diệt chủng của phát xít Đức. 

**********

Thực tế cho thấy, biểu tượng chữ Vạn “卍” thần bí này đã được sử dụng rộng rãi ở Hy Lạp cổ đại. Những dấu hiệu của nó còn xuất hiện trong các tòa nhà và hiện vật đền đài. Phù hiệu này ban đầu cũng xuất hiện trong Cơ đốc giáo. Ở Ấn Độ cổ đại, Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc và những nơi khác, những nơi coi trọng tu luyện Phật gia đều có hình tượng thiêng liêng này. 

Cũng giống như ở châu Âu, trong một số di tích vào thời kỳ đồ đá mới, các nhà khảo cổ học xác nhận rằng có biểu tượng chữ Vạn tại Trung Quốc ở trong nhiều di tích trên các khu vực rộng lớn. 

Khi kinh sách Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, chữ Vạn được dịch qua Hán ngữ là “Cát tường hỉ toàn” hay là “Cát tường hải vân”. Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ này là ”Đức” (德). Nhưng vào thế kỷ thứ 6, trong Kinh Thập Địa Luận thì Bồ Đề Lưu Chi thời Bắc Nguỵ lại dịch thành Vạn tự (萬字). Trong hai năm trị vì, Võ Tắc Thiên quyết định đọc phù hiệu này là Vạn, có nghĩa là nơi tập trung cát tường vạn đức. Sau đó ký hiệu này cũng được sử dụng như là Hán tự.

Ký tự đặc biệt ấy hiện diện rộng rãi trong các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây, thậm chí trong các nền văn hóa của Châu Phi và Nam Mỹ. 

Ở Châu Phi cũng có dấu vết của biểu tượng chữ Vạn. Người Ghana quan niệm rằng phù hiệu ấy có liên quan đến sinh mệnh và là đồ hình tượng trưng cho sự cát tường. 

Trong ấn tượng của chúng ta, Dải Ngân Hà giống như một dòng sông bạc, nhưng đây chỉ là khía cạnh hình tượng của nó. Quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng cấu trúc bốn nhánh xoắn ốc của Dải Ngân Hà cũng rất giống với ký tự chữ Vạn “卍”.

****

Nhân loại đã có lịch sử lâu dài về tín ngưỡng đối với Thần Phật. Rất nhiều bậc Giác Giả đã lưu lại những dấu ấn thần thánh để dẫn dắt con người nhận thức về vũ trụ và bí ẩn của sinh mệnh.

Phù hiệu chữ Vạn “卍” đã được lưu truyền từ hàng nghìn năm, có thể tìm thấy ở hầu hết mọi quốc gia trên Trái đất, tượng trưng cho cát tường như ý và sự bảo hộ của Thần, cũng đại biểu cho sinh mệnh và sự luân chuyển của bốn mùa. Phù hiệu chữ Vạn “卍” đại diện cho nhiều thứ tốt đẹp và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Và nó khác hoàn toàn với ý đồ đen tối của Đức Quốc xã. 

Minh Đăng

Banner 1

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều