spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

“Anh cả” của nền kinh tế EU có nguy cơ rơi vào suy thoái kéo dài

Tân Thế Kỷ – Các nhà kinh tế cảnh báo, Đức – nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) – đối mặt với những năm đặc biệt khó khăn do nguy cơ suy thoái kéo dài. 

Thomas Mayer, Nhà sáng lập Viện nghiên cứu Flossbach von Storch cho rằng Đức có thể trở thành gánh nặng đối với tiềm năng tăng trưởng của châu Âu như đã từng trong quá khứ. “Tôi nghĩ Đức đang cạnh tranh (với Italy) cho biệt danh ‘Người ốm của châu Âu’ (Sick Man of Europe)”, ông nói.

Biệt danh này được cho là ra đời vào thế kỷ 19, dùng để chỉ một nước thành viên châu Âu đang gặp kinh tế khó khăn nổi bật hoặc nghèo đói. Đức đã từng nắm giữ biệt danh này vào những năm sau 1990, khi quá trình gắn kết Đông Đức và Tây Đức lại với nhau đã làm suy yếu sự năng động của nền kinh tế.

Sản xuất công nghiệp của Đức bất ngờ giảm trong tháng 5. Ảnh: NPR
Sản xuất công nghiệp của Đức bất ngờ giảm trong tháng 5. Ảnh: NPR

Những năm qua, “Sick Man of Europe” thường xuyên bị gắn cho Italy – nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu. Dù kết quả quý II khả quan hơn Đức nhưng Thủ tướng Itlay Giorgia Meloni tuần qua cũng thừa nhận nền kinh tế nước này đang suy yếu và tình trạng suy giảm dân số thậm chí còn đáng báo động hơn.

Đài RT trích dẫn dữ liệu được cơ quan thống kê liên bang Destatis công bố ngày 7/7 cho thấy, sản xuất công nghiệp của Đức giảm bất ngờ trong tháng 5, làm dấy lên lo ngại suy thoái kéo dài ở nền kinh tế lớn nhất EU.

Sản lượng của Đức tháng 5 sụt 0,2% so với tháng trước, do dược phẩm giảm 13% khiến sản xuất phương tiện tăng lên cũng không thể bù đắp được.

Ông Carsten Brzeski – nhà kinh tế trưởng tại ING – cảnh báo, những dữ liệu mới nhất cho thấy “ngành công nghiệp Đức vẫn đang trong tình trạng trì trệ”. Chuyên gia của ING lưu ý thêm, khả năng cạnh tranh quốc tế của Đức đã xấu đi trong những năm gần đây và có khả năng còn xấu hơn nữa.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Destatis cho thấy, sản xuất ở Đức có thể còn sụt giảm lâu dài. “Dữ liệu trong 2 tháng đầu tiên của quý II chưa loại bỏ được nguy cơ nền kinh tế Đức tiếp tục giảm tốc” – ông Brzeski cho hay.

Theo nhà kinh tế của ING, nền kinh tế Đức đã lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng giảm trong hơn 2 quý liên tiếp kể từ năm 2008. GDP của Đức sụt 0,3% trong quý I/2023, sau khi giảm 0,5% trong quý IV/2022.

Ngân hàng Bundesbank trước đó dự đoán suy thoái kinh tế ở Đức sẽ sớm kết thúc và kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khác cảnh báo về khả năng kinh tế Đức tiếp tục  suy giảm. Nhà phân tích Jens-Oliver Niklasch của ngân hàng LBBW nhận định: “Chúng ta có thể chỉ thấy tình trạng trì trệ trong quý II nhưng nhiều khả năng là sản lượng kinh tế sẽ lại sụt giảm”.

Việc Đức có khả năng nhận lại biệt danh không mong muốn trên lần này là do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài làm khó ngành sản xuất trong bối cảnh phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nhân sự và năng suất kém. Họ đã phụ thuộc lâu dài vào khí đốt của Nga và nói không với năng lượng hạt nhân. Do đó, bài toán năng lượng và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn.

Cùng với đó, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt về xe điện đe dọa năng lực sản xuất ôtô của nước này. Nền kinh tế tập trung vào việc sản xuất những chiếc xe hơi chạy xăng trong khi các đối thủ tăng cường sản xuất xe điện cũng là một vấn đề. Nhu cầu của xe Volkswagen ở Trung Quốc thấp hơn một phần là nguyên nhân dẫn đến việc cắt giảm triển vọng doanh số.

Khắc phục tương lai là mối quan tâm hàng đầu Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Giải pháp chính mà nội các của ông đưa ra lúc này là trợ cấp cho các công ty sẵn sàng mở nhà máy. Biện pháp mới nhất được tiết lộ vào tuần trước là gói 20 tỷ euro (22 tỷ USD) để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn và củng cố lĩnh vực công nghệ.

Những thách thức dài hạn như vậy còn diễn ra trong lúc nhu cầu sản phẩm Đức nói chung từ Trung Quốc suy yếu và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Tuần qua, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) để chế ngự lạm phát, đưa lãi suất tham chiếu lên mức cao nhất 23 năm.

IMF và Bundesbank dự đoán GDP Đức năm nay giảm 0,3%. Joerg Kraemer, Kinh tế trưởng của Commerzbank đánh giá hoạt động kém hiệu quả không chỉ là dự đoán mà đã hiện hữu. “Chúng tôi dự báo một cuộc suy thoái mới trong nửa cuối năm nay”, ông nói.

Nghi Vân (t.h)

BN 3 jpeg 2

Xem thêm:

Đồng euro đang đắt đỏ nhất lịch sử

“Ngoại giao sầu riêng”: Chiêu bài mới của chính quyền Trung Quốc

Cậu bé 8 tuổi mắc chứng tự kỷ đã hạnh phúc trở lại nhờ kết duyên cùng Phật Pháp

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều