spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Ông Biden cấm các khoản đầu tư công nghệ Hoa Kỳ vào Trung Quốc

Tân Thế Kỷ – Vào ngày 9/8, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm một số khoản đầu tư mới của Hoa Kỳ vào Trung Quốc trong các lĩnh vực nhạy cảm như chip máy tính, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và chất bán dẫn.

Ông Biden cấm khoản đầu tư công nghệ Hoa Kỳ vào Trung Quốc
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 25/7/2023. Ảnh: Elizabeth Frantz/Reuters

Theo các quan chức chính quyền cấp cao Hoa Kỳ, lệnh hành pháp, khả năng có hiệu lực vào năm tới, sẽ được ủy quyền cho Bộ trưởng Tài chính điều chỉnh các khoản đầu tư được cho là sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ vào các công nghệ Trung Quốc .

Lệnh này nhằm ngăn chặn việc vốn đầu tư và chuyên môn của Hoa Kỳ sẽ giúp Trung Quốc phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ hiện đại hóa quân đội và làm suy yếu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Biện pháp này nhắm đến vốn cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm, liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực xanh.

Trong một lá thư gửi Quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết  – ông đang tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với “mối đe dọa bất thường và đặc biệt” do “các quốc gia đáng lo ngại” đang sử dụng các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ để nâng cao năng lực quân sự và tình báo của họ. Đồng thời ông nói thêm rằng các khoản đầu tư của Hoa Kỳ “có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối đe dọa này”.

“Chính quyền Biden cam kết giữ an toàn cho nước Mỹ và bảo vệ an ninh quốc gia của nước Mỹ” – một quan chức cho biết trong cuộc họp báo ngày 9/8. “Điều đó bao gồm việc bảo vệ thích đáng các công nghệ quan trọng đối với thế hệ đổi mới quân sự tiếp theo”.

“(Trung Quốc) có mục tiêu như đã nêu là thu thập và sản xuất các công nghệ nhạy cảm quan trọng để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến hiện đại hóa quân sự của (nước này), như phát triển vũ khí, và họ đã khai thác các khoản đầu tư của Hoa Kỳ để phát triển năng lực tình báo và quân sự trong nước”.

Vị quan chức nói rằng sắc lệnh hành pháp mới sẽ nhắm vào một “tập hợp con hẹp” các khoản đầu tư vào AI, công nghệ thông tin lượng tử, chất bán dẫn và vi điện tử để lấp đầy “khoảng trống quan trọng” trong an ninh quốc gia.

“Đây là hành động an ninh quốc gia, không phải hành động kinh tế” – quan chức này nói.

BN 3 jpeg 2

Hôm thứ Năm, Trung Quốc cho biết họ “quan ngại sâu sắc” về lệnh này và họ có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả.

Lệnh này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp, đồng thời làm suy yếu trật tự kinh tế và thương mại quốc tế –  Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố.

Bộ này cũng cho biết – họ hy vọng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường và nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, đồng thời kiềm chế việc “cản trở một cách giả tạo trao đổi và hợp tác kinh tế và thương mại toàn cầu, hoặc gây trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này “rất không hài lòng” và “kiên quyết phản đối việc Hoa Kỳ nhất quyết đưa ra các hạn chế đầu tư đối với Trung Quốc”, đồng thời gửi công hàm đại diện chính thức tới Hoa Kỳ.

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ thực hiện lời hứa của Tổng thống Biden về việc không có ý định tách khỏi Trung Quốc hoặc cản trở sự phát triển kinh tế của Trung Quốc – Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Về phía Hoa Kỳ, cũng trong cuộc họp báo ngày 9/8, vị quan chức lưu ý rằng Hoa Kỳ sẽ không theo đuổi bất kỳ hình thức nào để tách khỏi Trung Quốc, thay vào đó mô tả các động thái của họ là để “giảm thiểu rủi ro”.

“Chúng tôi đang theo đuổi chính sách giảm rủi ro liên quan đến [Trung Quốc], bằng cách thực hiện các hành động an ninh quốc gia có mục tiêu” – quan chức này nói. “[Chúng tôi] không tách rời các nền kinh tế của mình và chính sách này phản ánh cách tiếp cận đó”.

Hoa Kỳ tìm cách răn đe phi quân sự

Sắc lệnh hành pháp của ông Biden được đưa ra khi ngày càng nhiều nhà phân tích và chuyên gia thúc giục Quốc hội và cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, phải tăng cường hiệu quả hơn khả năng của quốc gia trong việc ngăn chặn xung đột với Trung Quốc thông qua các biện pháp phi quân sự.

Để ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc, theo Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Mike Studeman, Hoa Kỳ sẽ cần phải làm nhiều hơn ngoài việc đầu tư vào thiết bị quân sự và tận dụng mọi ưu thế của tiềm lực quốc gia.

Sắc lệnh này cũng được đưa ra sau một tuần đầy những thử thách mới đối với mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã căng thẳng, khi các tàu chiến Trung Quốc và Nga tiến hành hoạt động tuần tra chung lớn nhất từ ​​trước đến nay gần bờ biển bang Alaska (Hoa Kỳ).

11 tàu chiến của Trung Quốc và Nga đi qua vùng biển quốc tế gần bờ biển Alaska, đã thu hút sự chú ý và khiến Hoa Kỳ phải cử 4 tàu khu trục hộ tống để đảm bảo rằng các lực lượng này không đi vào lãnh hải Hoa Kỳ.

Mặc dù quy mô của cuộc tập trận là mới, nhưng sự cố này—về bản chất— là không bình thường. Một cuộc tập trận tương tự, nhưng nhỏ hơn đã diễn ra vào tháng 9/2022, với sự tham gia của 3 tàu hải quân Trung Quốc và bốn tàu Nga. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách chỉ cử một tàu Cảnh sát biển duy nhất ra quan sát.

Hoàng Dung (t/h)

Theo The Epoch Times, Reuters

Xem Thêm:

Trung Quốc rơi vào giảm phát

Cú xoay chuyển của Litva khi không khuất phục trước ĐCSTQ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều