spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Chỉ còn 4 ngày đăng ký xét tuyển đại học: Những điều quan trọng thí sinh cần lưu ý

Tân Thế Kỷ – Đến thời điểm này, khi chỉ còn 4 ngày để đăng ký xét tuyển các nguyện vọng lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, thí sinh nên điều chỉnh hay thay đổi nguyện vọng như thế nào để không đánh mất cơ hội vào ĐH?

Không nên để đến “phút thứ 90” mới đăng ký

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho hay: “Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, mặc dù hệ thống xét tuyển được mở từ 10.7 nhưng đến thời điểm này rất bất ngờ khi mới chỉ có 40% thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng (NV).

Điều đó cho thấy còn rất nhiều TS chờ đợi đến những ngày cuối cùng mới quyết định. Các em lưu ý nếu đợi đến “phút thứ 90″ mới đăng ký, giả như gặp trục trặc gì không kịp điều chỉnh thì rất dễ đánh mất cơ hội. Các em cần ngay lập tức lên hệ thống thực hiện các thao tác vì thời gian không còn nhiều nữa”.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cũng cho rằng đến thời điểm này TS đã có đủ căn cứ để quyết định. “Nếu em nào đăng ký rồi thì hãy vào kiểm tra, rà soát lại một lần nữa xem có sai sót gì không. Với TS chưa đăng ký thì nên thực hiện ngay tránh trường hợp tất cả dồn vào mấy ngày cuối mạng rất dễ bị trục trặc”, thạc sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng

Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, khuyên: “Khi điều chỉnh hay đăng ký thêm, TS cũng không nên đặt quá nhiều NV nhưng cũng không quá ít kẻo dễ rủi ro, chỉ nên thêm 3 – 4 NV. Và một thao tác quan trọng là phải đóng lệ phí xét tuyển thì kết quả mới được công nhận”.

Trong trường hợp sắp kết thúc xét tuyển mà TS chưa biết lựa chọn ra sao, theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, trước hết nên chọn ngành và một nhóm ngành, sau đó lên danh sách các trường có đào tạo ngành đó, xem điểm số và điều kiện hoàn cảnh gia đình mình phù hợp với trường nào, sau đó trường nào TS thích nhất thì đưa lên NV 1.

“Các em tuyệt đối không lựa chọn theo kiểu vì yêu thích một trường nào đó nên chọn các ngành của trường đó để đăng ký. Điều này dẫn đến hệ lụy trúng tuyển nhưng không yêu thích, không phù hợp với ngành học, sẽ rất dễ bỏ ngang sau 1 – 2 năm học”, tiến sĩ Hải nhận định.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên cũng cho rằng nếu TS còn băn khoăn, thì cần chọn các ngành trong một nhóm ngành. “Một ngành có thể làm nhiều nghề do chương trình đào tạo của các trường được xây dựng theo tính liên ngành. Vì thế, các em không nên nhất quyết chỉ lựa chọn một ngành học nào đó mà không có thêm các phương án dự phòng ở các ngành gần có mức điểm chuẩn thấp hơn”, thạc sĩ Nguyên khuyên.

Thứ tự nguyện vọng có phải điều kiện để ưu tiên hơn thí sinh khác?

Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu rằng trường đại học có sự phân biệt giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng khác. Chẳng hạn, hai học sinh cùng đăng ký vào một ngành của một trường đại học, nhưng trường có ưu tiên em đặt nguyện vọng 1 hơn thí sinh đặt nguyện vọng 3 hay không?

Trước thắc mắc này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), khẳng định không có sự ưu tiên nào giữa thí sinh đặt nguyện vọng 1 và nguyện vọng thứ 10. Thí sinh nào có điểm cao hơn sẽ trúng tuyển.

hinhanh 584
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT). – Ảnh: Vietnamnet.vn

Trong trường hợp 2 thí sinh bằng điểm nhau, trường không có tiêu chí phụ để phân loại, ví dụ điểm Toán hoặc điểm Văn phải cao hơn, cả hai em sẽ được nhận cùng lúc.

“Thứ tự nguyện vọng không phải điều kiện tiên quyết để ưu tiên hơn thí sinh khác. Việc xét tuyển sẽ thực hiện từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu.

Việc xếp thứ tự nguyện vọng chỉ có ý nghĩa với thí sinh, vì hệ thống xét tuyển sẽ chạy lọc ảo, nếu thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng nào, hệ thống sẽ dừng lại ở nguyện vọng đó. Vì thế, thí sinh cần lưu ý xếp những nguyện vọng mình thích lên trên”, bà Thủy nói.

Mức điểm nào dễ trúng tuyển ?

Về những thắc mắc liên quan đến điểm sàn và điểm chuẩn, đồng thời mức điểm như thế nào thì nên điều chỉnh NV, tiến sĩ Võ Thanh Hải lưu ý: “Các em có điểm thi thấp hơn điểm sàn của ngành mình muốn xét tuyển thì nhất định phải điều chỉnh NV sang ngành học khác. Nên đăng ký những ngành học gần với ngành mà em mong muốn.

Còn nếu bằng với điểm sàn thì cứ mạnh dạn đăng ký làm NV 1 dù cơ hội trúng tuyển thấp, nhưng biết đâu năm nay ngành đó lại có mức điểm chuẩn bằng điểm sàn. Tuy nhiên TS cần có phương án dự phòng là đăng ký thêm một số ngành gần khác có điểm sàn thấp hơn. Còn nếu điểm thi của em cao hơn điểm sàn 2 – 3 điểm thì cơ hội trúng tuyển rất lớn”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, mỗi trường có những thế mạnh ngành nghề khác nhau và thông thường những ngành nghề thế mạnh sẽ có mức điểm chuẩn cao hơn điểm sàn. “Chẳng hạn tại Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhóm ngành công nghệ thực phẩm có mức điểm trúng tuyển cao nhất, sau đó là nhóm ngành kinh tế.

Cac em luu y neu doi den phut thu 90 moi dang ky gap truc trac gi khong kip dieu chinh thi rat de danh mat co hoi.Tien si Nguyen Van Kha
“Các em lưu ý nếu đợi đến phút thứ 90 mới đăng ký, gặp trục trặc gì không kịp điều chỉnh thì rất dễ đánh mất cơ hội”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả.

Tham chiếu điểm chuẩn của trường các năm trước, thì những ngành thế mạnh thường lấy điểm cao hơn điểm sàn 2 – 3 – 4 điểm, trong khi các nhóm ngành khác thì bằng hoặc chỉ cao hơn điểm sàn 1 điểm. Để an toàn, TS nên chọn ngành có điểm sàn thấp hơn điểm thi. Nếu điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn 1 – 2 điểm thì không nên chọn ngành hot của các trường”, tiến sĩ Khả nhìn nhận.

Đợi xét tuyển bổ sung sẽ có nhiều rủi ro

Tiến sĩ Võ Thanh Hải tiếp tục nêu tình huống những năm trước có không ít TS quyết tâm học một ngành duy nhất ở 1 – 2 trường mình yêu thích nên chỉ đăng ký 1 – 2 NV và nghĩ nếu không đậu sẽ có đợt xét tuyển bổ sung.

“Không phải trường nào cũng xét tuyển bổ sung do đa số đều tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt đầu tiên. Vì thế, trong đợt xét tuyển này các em nên đăng ký nhiều NV theo thứ tự NV 1 là ngành yêu thích nhất và lần lượt các ưu tiên tiếp theo.

Nếu không may 3 – 4 ngành yêu thích đầu tiên không trúng mà đến NV 5 mới trúng tuyển, nếu các em không thích thì vẫn có thể quyết định không nhập học và tìm trường nào vẫn còn xét bổ sung để đăng ký ngành mà các em mong muốn. Hoặc các em vẫn có thể nhập học vào NV thứ 5 đó. Ngược lại, nếu ngay từ đầu không đăng ký NV thì các em sẽ mất luôn cơ hội trúng tuyển”, tiến sĩ Hải chia sẻ.

Theo các chuyên gia, các ngành học “hot” thường sẽ không xét tuyển NV bổ sung, nếu ngành nào có tuyển bổ sung thì khả năng điểm chuẩn thường cao hơn đợt 1. Vì thế, TS cần có lựa chọn thông minh để có thể trúng tuyển ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên này.

Ưu tiên ngành học có nhu cầu nhân lực đa dạng

TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Luật, Đại học Huế bày tỏ: “Đây là một quyết định lớn, các em nên suy nghĩ để hiểu được chính mình, nhận biết được mình thích gì, cần gì, đồng thời đặt vào bối cảnh của chính bản thân các em để đưa ra quyết định. Chọn những ngành có nhu cầu nhân lực đa dạng, thậm chí có thể chủ động tạo công việc, sống được với nghề mình học và còn có thể làm chủ, tạo ra việc làm cho người khác”.

Hệ lụy của việc chọn sai nghề là tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc, mất niềm tin vào chính mình, khó có thể phát triển được bản thân sau khi tốt nghiệp đại học ra trường. Trong khi đó, những nhà tuyển dụng cần người có thể làm được việc, thế nên khả năng những ứng viên như vậy có nguy cơ bị loại và dễ bị đào thải kể cả sau khi đã được tuyển dụng.

Thong tin tuyen sinh 2020 Nganh kinh doanh quoc te la gi2
Việc lựa chọn ngành nghề để khi tốt nghiệp được làm đúng với chuyên môn được đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. – Ảnh minh họa. – Nguồn: tuyensinh.lhu.edu.vn

Theo Ngô Trọng Anh, sinh viên ngành Luật đã tốt nghiệp và đang làm trong phòng pháp chế tại một tập đoàn dệt may, việc lựa chọn ngành nghề để khi tốt nghiệp được làm đúng với chuyên môn được đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc.

“Tất cả kiến thức, kỹ năng mình được đào tạo đại học đều áp dụng vào công việc, tránh được rất nhiều bỡ ngỡ, là nền tảng giúp chúng ta đẩy bản thân tiến nhanh hơn trong việc khẳng định năng lực nghề nghiệp. Do đó, cần lựa chọn đúng ngay từ đầu”, Trọng Anh nhấn mạnh.

Tịnh Yên (t/h)

BN 3 jpeg

“Chạy xe ôm công nghệ kiếm 15 triệu không bằng làm văn phòng lương 5 triệu”?

“Cơn ác mộng” đang ám ảnh Trung Quốc: Đến người có bằng thạc sĩ phải làm… nghề phân loại rác

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều