Theo Independent, vào năm 2016, các nhà khảo cổ người Áo trong lúc khai quật ở một khu vực thuộc thành phố Fuschl am See, bang Salzburg, Áo đã tìm thấy một “chiếc điện thoại Nokia”. Nhóm chuyên gia cho biết việc phát hiện ra “chiếc điện thoại” này là tình huống bất ngờ.
Theo kết quả phân tích của các nhà khảo cổ, “chiếc điện thoại Nokia” này đã được khoảng 800 năm tuổi.
Sau khi hình ảnh của nó được công bố, những cuộc thảo luận trên mạng xã hội nhanh chóng nổ ra. Nhiều người cho rằng, “chiếc điện thoại” này là minh chứng cho việc đồ vật có thể “xuyên không”.
Các ý kiến khác lại nghiêng về giả thuyết nó là món đồ của người ngoài hành tinh bỏ quên. Những cuộc tranh cãi chỉ kết thúc khi các chuyên gia công bố sự thật về “chiếc điện thoại Nokia” 800 tuổi.
Hóa ra, “chiếc điện thoại Nokia” này thực chất là một phiến đất sét cổ có hình dáng tương tự. Điểm đặc biệt của phiến đất sét này là nó có đầy đủ màn hình và 12 phím nút bấm như những chiếc điện thoại di động ngày nay.
Những nút bấm này được khắc đầy hoa văn, ký tự lạ mắt. Trên thực tế, các hoa văn này là ký tự chữ tượng hình của người Sumer. Loại chữ này còn được gọi là chữ hình nêm. Chữ hình nêm là một trong những hình thức diễn tả bằng chữ viết được biết tới sớm nhất, khoảng thế kỷ 30 trước công nguyên.
Từ 4.000 năm trước Công nguyên, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, người Sumer đã sáng tạo ra kiểu chữ viết này. Khi cần biểu đạt ý nghĩa phức tạp, người dùng sẽ ghép hai phù hiệu với nhau. Chữ hình nêm thường được khắc vào các viên đất sét thường chỉ rộng vài cm.
Dù vậy, nhiều người vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về nguồn gốc của “chiếc điện thoại Nokia” 800 năm tuổi. Họ đã đưa ra 2 luận điểm như sau:
Thứ nhất, địa điểm tìm thấy “chiếc điện thoại Nokia” là tại Áo chứ không phải là Iran hay quốc gia khác từng là nơi cứ trú của người Sumer hoặc người Mesopotamia cổ. Hơn nữa, khu vực xa nhất từng phát hiện ra dấu tích chữ hình nêm là Tiahuanaco, nay là Bolivia.
Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy người Sumer đã đến Áo nên việc xuất hiện chữ hình nêm ở đây là điều khá vô lý.
Thứ hai, kích thước và thiết kế của phiến đất sét quá giống với một chiếc điện thoại di động. Chính vì sự giống nhau này khiến cho nhiều cư dân mạng nghi ngờ rằng thực chất nền văn hóa Sumer là do người ngoài hành tinh tạo ra. Do đó, họ đã tạo ra một phiên bản “điện thoại Nokia” bằng đất sét quá chân thực như vậy.
Hiện nay, các nhà khảo cổ Áo đang tìm cách giải mã ý nghĩa của những phù hiệu khắc trên phiến đất sét cổ này với hy vọng làm sáng tỏ lý do nó xuất hiện ở quốc gia này.
Theo Nguyệt Phạm.