spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Chính khí hạo nhiên: khí chất phi thường của bậc đại trượng phu

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

Tạm dịch

“Nhân sinh từ cổ ai không chết

Lưu lại lòng son chiếu sử xanh”

Đây là những câu thơ thể hiện chính khí lẫm liệt hiên ngang của một vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử – Văn Thiên Tường. Khí phách và nhân cách hoàn mỹ ấy dường như vượt qua thời không, đến nỗi chúng ta đều có thể cảm nhận một cách sâu sắc rằng, ông chính là một người đã có thể xả thân để thành tựu chữ Nhân. Làm người, trên không thẹn với Trời, dưới không thẹn với đất, không thẹn với lòng mình, đường đường chính chính đứng trong Trời Đất. Tinh thần ấy khiến cho bất kì ai nghe đến câu chuyện của ông cũng đều cảm thấy chấn động và nể phục.

Chân dung Văn Thiên Tường
Chân dung Văn Thiên Tường. (Miền công cộng)

Văn Thiên Tường vốn là một vị quan văn, nhưng khi đất nước bị xâm lược thì ông huy động binh mã, đứng ra làm tướng quân để cứu lấy xã tắc. Tuy thất bại vì chênh lệch lực lượng quá lớn và khí số nhà Tống khi ấy đã tận, nhưng ông không khuất phục cúi đầu. Nguyên Thế Tổ tìm mọi cách thuyết phục ông quy hàng, từ chỗ giam cầm ông suốt mấy năm, cho bạn bè người thân và cả vị vua Tống cuối cùng đến khuyên giải ông, rồi lại tự mình triệu kiến ông, nhưng ông nói rằng, ông chỉ cần cái chết là đủ. 

Hơn 600 năm sau, chúng ta lại cảm nhận được trường chính khí hạo nhiên mạnh mẽ ấy một lần nữa. Trong lời giảng của hiệu trưởng Tưởng Giới Thạch dành cho sinh viên trường quân sự Hoàng Phố, vào lúc đất nước Trung Hoa đang lâm nguy tứ bề vì Nhật Bản và phương tây đều rình rập như hổ đói. Tưởng Công đã dạy:

“Nếu khi gặp tình hình trời đất đảo lộn, thì chúng ta phải đỉnh thiên lập địa mà duy trì chính khí trong trời đất này, và cứu lấy bất hạnh của nhân loại” 

“Bổn phận của quân nhân chúng ta chỉ có một chữ ‘tử’ trong chữ sinh tử mà thôi, mục đích của quân nhân chúng ta cũng chỉ có một chữ ‘tử’. Ngoài chữ “tử” ra, ngược lại thì chính là tham sống sợ chết, nếu như tham sống mà sợ chết thì chẳng những không làm được một quân nhân mà còn là kẻ không có nhân cách, chẳng được coi là chân chính làm người”, “Vì vậy, người xưa nói: Có khi chết nặng tựa Thái Sơn, có khi chết nhẹ tựa lông hồng. Nếu chúng ta có chết thì hãy chết có giá trị như núi Thái Sơn, cái chết xứng đáng có giá trị của nó”

Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.4): Tiếp bước theo con đường Quốc phụ
Nhân vật thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (The Epochtimes)

Tưởng Giới Thạch là một kì tài của thời đại bấy giờ, nhưng trên cả tài năng, ông còn là một vị anh hùng với ý chí mạnh mẽ phi thường và tính cách vô cùng chính trực. Những điều ông dạy quân nhân đã truyền cho họ sức mạnh để họ có thể vượt qua bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đánh bại được quân Nhật Bản xâm lược, giữ lấy tự do độc lập cho dân tộc Trung Hoa. 

Điều quý giá hơn cả mạng sống

Có người nói rằng, chẳng phải người ta đều sợ chết sao. 

Thực ra không phải ai cũng sợ chết. Cổ nhân có vô số người thà chết chứ không chịu khuất phục, thà chết mà giữ được đạo nghĩa.

Hẳn các bạn đã từng nghe câu chuyện về Thôi Trữ Giết Vua. Quan đại thần Thôi Trữ đã giết vua của mình là Tề Trang Công, và ông ta yêu cầu vị quan thái sử không được ghi nội dung này vào trong sử sách, mà phải ghi là vua chết vì bệnh sốt rét. Quan thái sử Bá không chấp nhận, ông ta nhất định phải ghi chép đúng sự thật lịch sử là: Thôi Trữ giết vua.

https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/cau-chuyen-thoi-tru-giet-vua-giao-duc-va-neu-guong-dieu-gi.jpg
Cổ nhân có vô số người thà chết chứ không chịu khuất phục, thà chết mà giữ được đạo nghĩa.

Thôi Trữ rất tức giận, giết chết quan thái sử Bá. Sau đó, ông ta yêu cầu người em của thái sử Bá là thái sử Trọng ghi chép lịch sử theo ý mình. Người em này cũng không đồng ý, vẫn viết y như anh mình là Thôi Trữ giết vua. Thế là Thôi Trữ cũng giết cả thái sử Trọng.

Người em thứ ba là thái sử Thúc giống như hai người anh của mình, không sợ cường quyền, kiên quyết ghi chép sự thật lịch sử, nên cũng bị giết chết.

Chỉ còn lại người em nhỏ tuổi nhất là thái sử Quý. Thôi Trữ yêu cầu anh ta viết theo ý mình, nhưng thái sử Quý vẫn kế thừa ý nguyện của các anh, viết y như cũ: Thôi Trữ giết vua. Đồng thời, thái sử Quý còn nói với Thôi Trữ: “Theo sự việc viết đúng sự thật là trách nhiệm của sử quan. Thất trách mà sống thì sống không bằng chết.”

Thôi Trữ bị chính khí làm cho khiếp sợ, nên từ bỏ ý đồ bẻ cong lịch sử, không xuống tay giết thái sử Quý nữa.

Sau đó, thái sử Quý trông thấy một vị quan chép sử từ phía nam đi tới, bèn hỏi vị ấy có việc gì mà tới đây. Anh ta trả lời: Ta sợ ngươi cũng bị tên Thôi Trữ kia giết, thì không có ai để ghi chép sự thật lịch sử. 

Vị quan ấy nói xong, bèn đưa thẻ tre trong tay cho thái sử Quý xem, thì thấy trên thẻ đã chép sẵn mấy chữ: Thôi Trữ giết vua.

Có thể thấy rằng các vị sử quan trong câu chuyện này có vẻ như không hề sợ chết. Chứng kiến từng người lần lượt ngã xuống, thậm chí xác định tinh thần rằng mình dám nói thật thì cũng sẽ bị giết, nhưng họ vẫn không chọn nói dối. 

Tạ Đạo Uẩn – nữ trung hào kiệt

Không phải chỉ có nam giới mới có đủ lòng dũng cảm và ý chí mạnh mẽ kiên cường để viết nên những bài ca bi tráng như vậy. Thực ra nữ giới trong quá khứ cũng không thua kém về chính khí hạo nhiên. Một trong những người phụ nữ xuất sắc tiêu biểu là bà Tạ Đạo Uẩn.

undefined
Tạ Đạo Uẩn (Ảnh Wikipedia)

Tạ Đạo Uẩn được xếp vào một trong tứ đại tài nữ của lịch sử Trung Quốc. Bà bẩm sinh thông minh và cực kì tài hoa. Chồng của bà là Vương Ngưng Chi, con trai thứ của Thư thánh Vương Hi Chi. Tuy Vương Ngưng Chi xuất thân danh môn nhưng về tài năng thì kém xa Tạ Đạo Uẩn. 

Bà không chỉ có tài văn chương, mà còn là một nữ anh hùng có thể sánh ngang với Hoa Mộc Lan. Cha bà là tướng quân, bà là trưởng nữ trong gia đình coi trọng cả văn lẫn võ, nên khả năng chiến đấu của bà cũng không thua kém nam nhi. 

Năm đó, Vương Ngưng Chi chồng bà làm Thái thú Cối Kê, gặp Tôn Ân nổi loạn, chiến tranh lan đến Cối Kê. Bà từng khuyên chồng nên tăng cường phòng vệ, nhưng bị gạt đi. Vì để bảo vệ thành, bà đã đích thân chiêu mộ mấy trăm gia đinh hàng ngày tiến hành huấn luyện. Sau khi đại quân của Tôn Ân xông vào thành Cối Kê, chồng bà Vương Ngưng Chi và con cái tất cả đều bị giết. Tạ Đạo Uẩn tận mắt thấy chồng con gặp thảm nạn, nhưng vẫn có thể nén nỗi đau thương đó, không chút sợ hãi, cầm binh khí cùng các nữ gia nhân hăng hái giết giặc. Cuối cùng, vì không địch lại số đông nên bị bắt. Tôn Ân muốn giết cháu ngoại bà là Lưu Đào để uy hiếp bà thì bà cao giọng nói: “Chuyện nhà họ Vương, liên quan gì họ khác? Đây là cháu ngoại Lưu Đào, nếu muốn giết thêm nữa, chi bằng giết ta trước!” Tôn Ân sớm nghe nói Tạ Đạo Uẩn tài hoa xuất chúng, nay lại thấy bà có phẩm đức cao thượng, có thể đại nghĩa lẫm liệt như vậy, không sợ hãi chút nào, thì sinh lòng cảm phục, bèn thả bà ra.

Tuy có cuộc đời bi thảm, nhưng Tạ Đạo Uẩn không than thở oán trách số phận. Những tác phẩm của bà đều hàm chứa một tinh thần chính nghĩa sâu sắc, đề cao chính khí con người, không sa vào ai oán thường tình của nữ nhân. Vì thế, người ta đối với bà không phải là thương xót, mà là kính ý và cảm phục. Đây là lí do bà được coi là người đứng đầu trong số tứ đại tài nữ của lịch sử Trung Quốc.

Chính khí ấy từ đâu mà có? 

Khi người ta tin rằng chết là hết, cái chết là kết thúc cuối cùng của đời người, thì người ta sẽ sợ hãi cái chết, và mong muốn mình được sống lâu hơn. 

Nhưng nếu người ta biết rằng cái chết chỉ là khởi đầu của một hành trình mới, thì thay vì lo lắng, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau khi chết của mình.

Phương Tây giảng về thiên đường và địa ngục, người tốt sẽ được lên thiên đường, người xấu phải xuống địa ngục. Phương đông giảng về lục đạo luân hồi, về nhân quả báo ứng tuần hoàn, về việc âm tào địa phủ ghi chép lại công trạng và tội lỗi của người ta vô cùng kĩ lưỡng.

Lục đạo là gì
Sau khi chết sẽ đi về đâu đều dựa vào đức nghiệp mà định (Ảnh Epoch Times)

Có rất nhiều người nhớ được tiền kiếp của mình. Diễn viên điện ảnh nổi tiếng thế giới Sylvester Stallone thậm chí biết được mấy kiếp trước của mình, anh còn nhìn thấy cả nguyên nhân cái chết của mình trước đây. Như vậy chúng ta thấy rằng niềm tin về việc con người có kiếp trước và kiếp sau là có cơ sở. 

Cổ nhân tin rằng nếu làm nhiều việc tốt, họ sẽ tích được đức và đức ấy sẽ mang đến hạnh phúc cho họ trong tương lai. Ngược lại, nếu họ làm những việc sai trái với đạo lí và lương tâm, thì dù cho đó là việc rất nhỏ hoặc không ai nhìn thấy, nhưng trong cõi vô hình, các vị Thần tiên đang nhìn thấy và ghi chép lại rất rõ ràng. 

Đạo đức, chính nghĩa hay nhân cách cao thượng cũng vậy, có người là bẩm sinh mà có, những người đó được gọi là Thánh nhân, cũng có người là do được giáo dục mà thành. Đối với hầu hết mọi người, bản tính thiện lương tốt đẹp là điều mang đến từ tiên thiên, nhưng đạo đức vẫn cần một chỗ dựa để có thể duy trì qua mấy nghìn năm mà không lung lay, suy sụp. Chỗ dựa ấy chính là niềm tin vào Thần. Một khi không tin là có Thần tồn tại, thì đạo đức con người có thể trượt xuống rất nhanh trước cám dỗ của danh vọng, tiền tài và những lợi ích cá nhân khác. Chỉ khi tín Trời kính Thần, tin vào nhân quả, người ta mới có thể duy trì đạo nghĩa và lương tri.

Chỉ cần chúng ta tín Thần, kính Thần, sùng bái Thần thì nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành của chúng ta đều hợp với luân lý đạo đức mà Thần đã quy phạm cho con người, Thần sẽ phú cho chúng ta đại dũng rợp trời.
Chỉ khi tín Trời kính Thần, tin vào nhân quả, người ta mới có thể duy trì đạo nghĩa và lương tri. (Ảnh NTDVN)

Vì sao nói thuyết tiến hóa sẽ khiến đạo đức của con người dần mai một, thuyết vô Thần đang đẩy con người xuống địa ngục? Đây chính là nguyên nhân. 

Bạn nghĩ thế nào về chính khí của người xưa? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi ở phần bình luận nhé. 

Hồng Ngọc 

Banner 1

Xem thêm:

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều