spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Gói 120.000 tỷ đồng không phải để giải cứu bất động sản

Tân Thế Kỷ – Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu rằng, gói 120.000 tỷ đồng nhằm xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội thay vì giải cứu bất động sản.

tien do ecohome 3 tan
120.000 tỷ đồng nhằm xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội thay vì giải cứu bất động sản – Ecohome 3| Tân Thế Kỷ

Cụ thể, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là gói cho vay hỗ trợ với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2% lãi suất trên thị trường. Gói này được thực hiện từ 1/4, nhưng gần hai tháng chưa ai vay.

Gói 120.000 tỷ đồng không phải để giải cứu bất động sản

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói tại cuộc họp về tiến độ giải ngân của gói này hôm 24/5: “Việc triển khai gói 120.000 tỷ không phải để giải cứu thị trường bất động sản mà thực hiện mục tiêu có ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến 2030“.

Theo ông Hà, hầu hết các vướng mắc về quy trình, thủ tục làm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cũng như điều kiện để được mua loại nhà ở này được sửa đổi, bổ sung tại Luật Nhà ở, Luật Đất đai đang được trình Quốc hội. Những vấn đề này sẽ được tháo gỡ toàn bộ sau khi các luật trên có hiệu lực.

Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại 36 địa phương đã được cấp phép. Hơn 85.660 căn hộ từ các dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng.

Chưa ai vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa thể giải ngân sau gần hai tháng triển khai. Trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn vay.

BN 1 jpeg 3

Phát biểu tại hội nghị về triển khai đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội ngày 19/5, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện chưa phát sinh dư nợ thuộc chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng.

Đây là gói hỗ trợ cho vay với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại trên thị trường. Gói tín dụng được triển khai từ 1/4 và kết thúc muộn nhất là 31/12/2030.

Phân tích nguyên nhân gói tín dụng chưa thể giải ngân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng quá trình triển khai còn không ít vướng mắc về bố trí quỹ đất, thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương. Vì vậy, một số doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, do các văn bản hướng dẫn mới được ban hành (trong tháng 4/2023) nên các địa phương vẫn đang lập danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và những đối tượng đủ điều kiện vay vốn.

Trước vướng mắc này, Phó thủ tướng giao các địa phương cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Các địa phương báo cáo định kỳ hằng tháng về tiến độ triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng được yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án, thời gian hỗ trợ lãi suất phù hợp cho các chủ đầu tư, người mua nhà đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Gói 120.000 tỷ sẽ tác động gì đến thị trường địa ốc?

Gói 120.000 tỷ đồng được dự báo thúc đẩy doanh nghiệp ồ ạt xây nhà xã hội để tiếp cận vốn rẻ,  hứa hẹn cải thiện nguồn cung nhà giá thấp.

Gói 120.000 tỷ đồng không phải để giải cứu bất động sản | Tân thế kỷ

Đầu tháng 4/2023, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt đề án xây dựng ít nhất một triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ nay đến năm 2030 (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn).

Ngân hàng Nhà nước cũng hướng dẫn về gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm.

Theo các chuyên gia, gói tín dụng này sẽ có những tác động tích cực đến các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội nhờ mức lãi suất khá cạnh tranh.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu dự báo gói 120.000 tỷ có thể thổi bùng xu hướng các doanh nghiệp địa ốc chạy đua làm nhà ở xã hội nhằm tranh thủ cơ hội tiếp cận dòng vốn vay rẻ này.

Ông Châu phân tích, hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp làm nhà ở thương mại phân khúc bình dân, sản phẩm có giá vừa túi tiền với chỉ số rủi ro thấp (so với nhà ở cao cấp và hạng sang) cũng chỉ tiếp cận được lãi suất tốt khoảng 11-11,5% một năm. Trong khi đó, với mức lãi suất 8,7% mỗi năm kéo dài trong 3 năm, cho thấy doanh nghiệp chuyển sang phân khúc này sẽ được hưởng lợi thế vốn rẻ (trên dưới 3%).

Đối với quá trình xây dựng nhà ở cao tầng (không tính khâu chuẩn bị thủ tục pháp lý), thời gian hoàn thành dự án phổ biến từ 18 đến 36 tháng, tùy vào việc chuẩn bị dòng tiền đến đâu. Do đó, việc doanh nghiệp được tiếp cận lãi suất ưu đãi như trên khá thuận lợi cho các chủ đầu tư chuyển sang làm nhà ở xã hội.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, đánh giá gói 120.000 tỷ đồng có thể giúp lưu thông nhanh tiền tệ trong nền kinh tế nếu các dự án nhà ở xã hội được duyệt pháp lý kịp mốc 30/6 tới đây. Tuy nhiên thực tế cho thấy để duyệt xong pháp lý các dự án nhà ở xã hội với tốc độ nhanh nhất phải mất 12 tháng, tức phải đến năm 2024 mới có dự án nhà ở xã hội đạt chuẩn được giải ngân theo gói này và bước vào quá trình xây dựng, sau đó tạo ra thành phẩm.

Ông Nghĩa cũng cho rằng mức lãi vay 8,2% dành cho người mua nhà xã hội vẫn còn cao. Nếu người thu nhập thấp chần chừ không mua vì lo ngại nặng gánh lãi vay (chỉ duy trì trong 5 năm, sau đó người mua và ngân hàng tự thương lượng lãi suất), có thể làm gián đoạn giải ngân đầu ra gói tín dụng này.

Giám đốc Công ty Lê Thành cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh lãi suất 8,2% một năm cho người mua nhà ở xã hội xuống 5% với cơ chế Nhà nước cấp bù lãi suất trong thời gian dài 20-25 năm, có thể tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực hơn.

Vũ Nam tổng hợp.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ trần lãi suất huy động

Các ngân hàng lớn của Mỹ trước viễn cảnh sụp đổ

Cuộc chiến vô nghĩa về trần nợ Mỹ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều