spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Nghịch lý: Học sinh giỏi ra trường ít về thăm thầy cô hơn học sinh cá biệt

Theo chia sẻ từ nhiều giáo viên từng làm công tác chủ nhiệm, thì trong những lứa học trò đã ra trường, những học sinh cá biệt lại thường quay về thăm thầy cô nhiều hơn học sinh khá giỏi. Đây có phải là một nghịch lý không? Vì trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, những học sinh nghịch ngợm, cá biệt ít nhận được sự quan tâm của thầy cô hơn những học sinh ngoan, có thành tích học tập tốt.

ve tham thay
Về thăm thầy cô

Một giáo viên có hơn 25 năm công tác làm chủ nhiệm đã chỉ ra một lý do số được cho là đã dẫn đến nghịch lý kể trên.

Đầu tiên, giáo viên này cho rằng những học sinh giỏi sau khi bước vào đại học, thường tập trung nhiều hơn vào việc học và phát triển bản thân, từ đó ít có cơ hội để quan tâm tới mối quan hệ xã hội và những mối liên kết với quá khứ, bao gồm cả những kỷ niệm ở trường cũ. Ngoài ra, một số “học bá” hàng đầu thực sự rất bận rộn, có nhiều mục tiêu phải hoàn thành và hoàn toàn không có thời gian rảnh để làm những việc khác.

Một số học sinh không muốn trở lại thăm thầy cô cũ vì họ cảm thấy chưa đạt được những thành tựu như mong đợi và không muốn làm thất vọng những người thầy người cô đã từng kỳ vọng ở họ. Sự tự ái và nỗi sợ hãi về việc không đáp ứng được kỳ vọng có thể là rào cản tâm lý khiến họ trì hoãn việc về thăm trường, thăm thầy cô.

Ở một diễn biến khác, không thể loại trừ trường hợp nhiều học sinh không muốn trở về vì những trải nghiệm không vui hoặc mâu thuẫn với giáo viên trong quá khứ khiến họ không muốn nhớ lại hoặc phải đối mặt với những kỷ niệm đó một lần nữa.

Trong quá trình học tập, không phải lúc nào học sinh và giáo viên cũng có thể hòa hợp với nhau. Có thể có những lúc học sinh và giáo viên xảy ra mâu thuẫn, khiến học sinh cảm thấy khó chịu và không muốn gặp lại thầy cô.

Dù có những lý do khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn là những học sinh giỏi vẫn luôn dành cho thầy cô sự kính trọng và biết ơn. Những bài học, đóng góp và tình cảm mà thầy cô đã dành cho học sinh trong suốt quãng đời học sinh là điều vô giá, và sẽ luôn được ghi nhớ.

Dù không thường xuyên trở về thăm trường cũ, nhưng ngọn lửa tri ân trong tim học sinh vẫn luôn cháy sáng. Mỗi khi nhớ về thầy cô, học sinh luôn cảm thấy bồi hồi và xúc động.

Ở phía thầy cô, sau mỗi chuyến đò đưa từng lớp học trò qua sông, họ chỉ nguyện mong những điều tốt đẹp nhất cho lớp trẻ. Việc học trò có quay trở lại thăm hay không đối với thầy cô không hề coi trọng và quy thành nghĩa vụ.

Nhưng sự gặp gỡ và giao lưu giữa thầy và trò, dù không thường xuyên, vẫn luôn là những khoảnh khắc đầy ý nghĩa và xúc động. Người Việt chúng ta vốn có tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Quay trở về thăm thầy cũng là thể hiện sự tôn sư, cảm ân thầy cô đã dạy dỗ chúng ta qua những tháng năm.

Nhớ trường xưa lớp cũ » Báo Phụ Nữ Việt Nam
Có bao giờ, lòng bạn chợt bừng lên thanh âm ngân nga – nhớ thầy, nhất định con sẽ quay về!

Trong dòng đời đua chen tấp nập, áp lực vì cơm áo gạo tiền, ký ức lớp cũ trường xưa, nơi có người thầy lặng lẽ đưa bao thế hệ học trò qua những chặng đường quan trọng trong cuộc đời,… Có bao giờ, lòng bạn chợt bừng lên thanh âm ngân nga – nhớ thầy, nhất định con sẽ quay về!

Nghi Vân biên tập

Theo Kenh14

option 1

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều