spot_img
30 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ đối thoại với giáo viên cả nước

Tân Thế Kỷ – Ngày 15-8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023.

Chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục đào tạo năm 2023” của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu đặt tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và 63 tỉnh, thành. Cho đến nay, đã có hơn 6.000 ý kiến từ cán bộ, giáo viên bậc phổ thông và cán bộ, giảng viên bậc đại học đã được tập hợp.

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành giáo dục của cả nước. Dự kiến, buổi sáng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ các cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non và phổ thông. Buổi chiều, Bộ trưởng trao đổi với cán bộ, giảng viên đại học.

Trong chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ thông tin về tình hình của ngành, chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, cơ sở giáo dục, trường học trong cả nước trước thềm năm học mới.

Bo truong 9008 1691653920
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải đáp kiến nghị về tiền lương của thầy cô giáo vùng khó khăn tại diễn đàn người lao động tổ chức tại Quốc hội chiều 28/7. Ảnh: Phạm Thắng

Bộ trưởng cũng sẽ lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay, giúp cho việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục đào tạo và thực hiện thành công đổi mới giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng sẽ trao đổi, giải đáp một số vấn đề về chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp lại các ý kiến này. Kết quả tổng hợp cho thấy, với giáo dục phổ thông, các ý kiến tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất liên quan đến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…

Nhóm vấn đề thứ 2 liên quan đến chế độ chính sách nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…

Nhóm thứ 3 liên quan đến điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên như trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…

Đối với khối giáo dục đại học, có khoảng hơn 200 ý kiến của các giảng viên, tập trung vào 4 nhóm vấn đề: tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các nhà trường; vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới…

Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt yêu cầu tổ chức chương trình phải sát với thực tế trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, chân tình, nội dung trao đổi thiết thực, hiệu quả. Chương trình phải tạo không khí phấn khởi cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành.

Cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngay trước thềm năm học mới, trong bối cảnh nhiều vấn đề của ngành được quan tâm. Đó là tình trạng giáo viên nghỉ việc, thiếu giáo viên ở khắp nơi; thực hiện chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới; học phí đại học…

Cô Nguyễn Quyên, 50 tuổi, giáo viên tiểu học ở Hà Giang, rất mong chờ được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến lương và hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

“Khi có những tranh cãi xoay quanh chuyện giữ bằng đại học 9 năm mới được thăng hạng, tôi đã gửi ý kiến đến Bộ chia sẻ khó khăn của những giáo viên lớn tuổi công tác ở vùng sâu vùng xa, yêu nghề nhưng chưa được bù đắp xứng đáng”, cô Quyên nói và hy vọng nhận được chia sẻ từ Bộ trưởng về vấn đề này.

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 2

Tranh luận gay gắt chuyện “muốn lắp điều hòa cho con thì học xong phải tặng lại trường”

Nên tiếp tục hay dừng lại môn tích hợp sau hàng loạt bất cập?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều