spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Lễ xá tội vong nhân người Hoa và câu chuyện “Thần thông không thắng được nghiệp lực”

Chiều 22/8 (7/7 âm lịch), khoảng 500 người Hoa có mặt tại Khánh Vân Nam Viện trong hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ để làm lễ xá tội vong nhân. Đây là đạo quán lớn nhất của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.

Theo quan niệm của cộng đồng người Hoa, tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng cô hồn”, là thời gian Diêm Vương mở quỷ môn quan xá tội, cứu những người đang chịu khổ tại các địa ngục trở về dương gian, phù hộ cho con cháu và có thể đi đầu thai kiếp khác.

Cánh cửa sẽ đóng lại giữa đêm 14/7 âm lịch. Xá tội vong nhân là ngày giữa của “tháng cô hồn”, mọi người lập bàn thờ cúng để mong ban phước cho các linh hồn còn lảng vảng trên trần gian.

Lễ xá tội vong nhân người Hoa và câu chuyện "Thần thông không thắng được nghiệp lực"| Tân Thế Kỷ
Khu vực để bài vị tập trung đông đúc người làm lễ. Mỗi người đều cầm theo cây nhang dài gần nửa mét – VNE

Từ 1/7 âm lịch, các bài vị được đặt trong đạo quán để cúng kính. Tùy theo chi phí cúng dường, bài vị sẽ được đặt riêng bằng giấy và tre hoặc chỉ đơn giản in tên tuổi trên tờ giấy hồng dán trên tường. Có khoảng 450 bài vị được đặt trong đạo quán dịp này.

Một người gốc Hoa ở quận 11 cho biết, đây là năm thứ 10 tham gia lễ xá tội vong nhân cho tổ tiên ở Khánh Vân Nam Viện. “Tôi làm lễ để mong linh hồn của ông bà về với gia đình khi cửa ngục mở và sớm được siêu thoát”, người đàn ông 42 tuổi nói.

Theo người này, mỗi cây nhang thường tượng trưng cho một linh hồn. Trên nhang có gắn phong bao kèm lá bưởi và trắc bạch diệp, với ý nghĩa ma quỷ không đi theo các linh hồn của tổ tiên mình.

Lễ xá tội vong nhân người Hoa và câu chuyện "Thần thông không thắng được nghiệp lực"| Tân Thế Kỷ
Khoảng 15h45, các đạo sĩ, đạo cô đọc kinh, thỉnh lễ bên trong viện. Người dân cầm nhang đứng chờ ngoài sân hoặc trong khu bài vị nhưng không được vào chánh điện – VNE

Sau đó, dòng người tuần tự cầm theo bài của người thân cùng nhang chậm rãi đi ra ngoài sân thực hiện nghi lễ qua cầu. Đây là phần lễ quan trọng trong ngày xá tội vong nhân.

Một người phụ nữ 58 tuổi cầm theo bài vị của cha mẹ ra ngoài sân làm lễ. Bà cho biết, trong suốt thời gian hành lễ, người thân phải giữ cây nhang cháy cho đến khi kết thúc. Linh hồn tổ tiên, người thân sẽ nương theo nhang khói về lại với con cháu.

xa toi vong nhan 2
Dòng người ôm bài vị đi vòng ra cửa sau, không băng ngang qua chánh điện để ra ngoài sân làm lễ qua cầu – VNE

Bên ngoài sân, một cầu làm bằng thép cao nửa mét cho người hành lễ bước qua. Cây cầu theo quan niệm là bắc giữa Dương gian và Âm giới, các linh hồn sẽ được dẫn qua và siêu thoát. Mọi người vừa đi vừa rải tiền lẻ cúng cho các ngạ quỷ giữ cầu ở dưới sông để họ không làm khó vong linh.

xa toi vong nhan 4
Nhiều người vẫn quan niệm rằng, người sống sao thì khi qua đời cũng sẽ có nhu cầu như vậy – Ảnh: VNE

Khánh Vân Nam Viện rộng hơn 2.000 m2, có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, du nhập vào Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển tới hơn 2.000 tín đồ.

Thần thông không thắng được nghiệp lực

Đời sống lâu dần, người ta rồi cũng chỉ nhớ được rằm tháng 7 như là tháng cô hồn, có người thì nhớ thêm là dịp lễ Vu Lan báo hiếu. Nhưng có một câu chuyện sâu xa hơn đáng biết mà được ít người biết, Tân Thế Kỷ xin được dẫn ra đây phục vụ quý đọc giả:


Chuyện cổ Phật gia: Thần thông không thắng được nghiệp lực ( Theo Chánh kiến)

Phật Thích Ca Mâu Ni đã kể câu chuyện sau về Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất cho các đồ đệ của Ông nghe.

Một ngày, khi hai người tu đạo này đi ngang qua một thôn trang thì gặp một nhóm trẻ rất tinh nghịch. Những đứa trẻ quyết định trêu đùa họ. Một trong số chúng đứng giữa đường để chắn lối đi và hỏi: “Khi nào thì trời chuyển sang lạnh?”

”Bất luận là xuân, hạ, thu, đông, khi trời có gió và mưa thì sẽ chuyển sang lạnh”, người tu đạo đi trước cười đáp. Những đứa trẻ bèn tránh đường cho ông đi. Nhưng chúng chạy theo sau ông và chặn không cho người tu đạo thứ hai đi ngang qua. Một đứa trẻ hỏi người tu đạo đi sau: “Khi nào thì trời chuyển sang lạnh?” “Mùa đông là mùa lạnh do sự xoay chuyển của nhật nguyệt tinh tú (mặt trời, mặt trăng và các vì sao). Khi trái đất ở cách xa mặt trời trong mùa đông thì trời lạnh. Chỉ có những kẻ ngu si mới không biết điều đó.”

Sau khi nghe điều này, những đứa trẻ bèn ném đá vào người tu đạo đi sau này. Xá Lợi Phất là người đi trước và Mục Kiền Liên là người đi sau.

Trong số 16 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là những nhân vật xuất chúng, đặc biệt là về thần thông của họ.

Mục Kiền Liên có thần thông thật phi thường. Khi ông đụng đầu ngón chân vào cung điện của Thiên Đế Thích, ông có thể làm cung điện rung chuyển, thậm chí là đổ sụp. Tại sao ông không vận dụng thần thông để đối phó với đám trẻ tinh nghịch này?

Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất thường đi cùng nhau. Họ đi lại giữa thiên đường và hạ giới, địa ngục và cõi súc sinh. Họ vận dụng thần thông để cứu độ người khổ nạn và giáo hóa các chúng sinh ngu si.

Một lần, họ đi xuống tận địa ngục vô gián. Ở đó cực kỳ nóng. Hơi nóng bốc lên từ chảo dầu đầy khắp bầu không khí trong địa ngục. Những kẻ khốn khổ phải chịu nhận hình phạt này đang khóc lóc và kêu la vì đau đớn. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã làm mưa để giảm nhẹ sự thống khổ của họ trong một phút chốc.

Lúc ấy họ trông thấy một tội nhân, với thân thể thô đại cùng cái lưỡi lớn và rất dài. Năm trăm cái cày sắt nằm trên đầu lưỡi của ông ta. Ông ta đang dùng những cái cày được gắn trên lưỡi để cày một mảnh đất hoang. Máu tươi nhỏ giọt từ lưỡi của ông ta. Ngay khi người tội nhân trông thấy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, ông ta chạy đến bên họ và khóc lóc: “Hai vị tôn giả, tôi tên là Bộ Lợi Nô, lúc còn sống là một giáo sĩ truyền tà giáo. Tôi chuyên thuyết tà pháp, phỉ báng Phật giáo, nên mới bị khổ báo thế này đây. Nếu các Ngài đi qua Nam Thiêm Bộ Châu (một trong bốn Châu lớn trên trái đất, theo Phật giáo), thỉnh các Ngài nói với những môn đồ của tôi rằng đừng thờ cúng những thứ tôi đặt trong tháp gỗ nữa. Nó sẽ chỉ làm tăng khổ báo của tôi thôi. Cũng xin các Ngài nói với họ rằng đừng phỉ báng Phật Pháp, theo tà giáo để lừa gạt chúng sinh nữa, nếu không sẽ theo dấu chân của tôi và bị đọa xuống nơi này, nghìn vạn lần van xin các Ngài.”

Sau khi rời khỏi địa ngục vô gián, hai vị tôn giả bèn trở lại thành Vương Xá, và gặp một nhóm ngoại đạo. Tất cả họ đều mang theo gậy chống, gậy lớn làm vũ khí để chặn đánh những người xuất gia. Xá Lợi Phất là người đi trước. Khi những kẻ ngoại đạo kia cầm vũ khí định đánh hai người, Xá Lợi Phất đã nói chuyện với họ bằng ngữ khí ôn hòa. Họ bèn dừng lại và để Xá Lợi Phất đi qua. Nhưng khi Mục Kiền Liên bước tới, họ lại giương vũ khí lên.

“Khoan đã!” Mục Kiền Liên giơ tay lên chặn họ lại và nói: “Hai chúng tôi vừa mới trở về từ ngục vô gián. Chúng tôi đã thấy sư phụ Bộ Lợi Nô của các ông phải chịu khổ báo cực đại như thế nào trong địa ngục. Ông ấy phải dùng lưỡi cày gắn trên lưỡi để cày đất. Máu tươi rỉ ra từ đầu lưỡi của ông ấy. Ông ấy đang phải chịu khổ báo cực đại. Ông ấy nhờ tôi chuyển lời tới các ông rằng hãy dừng phỉ báng Phật Pháp, tuyên truyền tà giáo, nếu không sẽ đi theo bước chân của ông ấy. Đồng thời các ông đừng có triều bái cái tháp gỗ thì mới có thể giảm bớt thống khổ cho ông ấy”. Mục Kiền Liên nói vậy là có hảo tâm muốn họ hối cải và tiêu trừ sự hằn thù giữa hai bên. Nhưng ngay khi ông vừa nói xong, đám ngoại đạo lao vào và tấn công ông vô cùng hung hãn.

“Đánh! Hắn phỉ báng sư phụ chúng ta. Đánh hắn. Đánh sa môn này!”

Gậy gỗ và gậy chống đập vào đầu Mục Kiền Liên như mưa, đến nỗi ông bị thương tích đầy mình.

Nhiều người trông thấy cảnh ngộ của Mục Kiền Liên bèn nảy sinh tâm nghi ngờ về thần thông của ông.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Thần thông của Mục Kiền Liên không phải là điều hư giả, ông có thể lên trời xuống đất, biến hóa khôn lường, thân thể không có chướng ngại, tự do tự tại. Năng lực thần thông của ông là bất khả tư nghị. Thần thông của Mục Kiền Liên không hề bị tiêu mất, nhưng khi đối mặt với nghiệp lực trước mắt, ông biết rằng nợ nghiệp thì tất phải hoàn trả. Đây là luật nhân quả, không ai có thể vi phạm. Khi nghiệp lực tới, người ta phải nhận nó; phù hợp với luật nhân quả mới là đạo lý. Mọi người đều cần phải hiểu rằng khi nghiệp lực tới, đừng cố gắng chạy trốn và mang tâm oán hận. Một người cần phải biết rõ rằng tạo nghiệp là đáng sợ như thế nào. Hãy tu luyện tinh tấn và cẩn thận với hành vi của chính mình.”

Mục Kiền Liên có sở trường về thần thông, nhưng ông đã không dùng nó để che đậy sai lầm của mình và tránh bị nghiệp báo. Ông đã nêu lên một tấm tương tốt cho chúng ta.

 

BN 2 jpeg 4

Hoàng Nam tổng hợp.

Đề xuất ga Sài Gòn thành đầu mối trung chuyển khách

Hai thủ khoa khối A00 trượt nguyện vọng 1 đại học

Niềm vui giản đơn tại vùng quy hoạch làm nhà máy điện hạt nhân

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều