spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Đại đệ tử của Phật Thích Ca thần thông quảng đại, vì sao vẫn bị người phàm đánh đến chết

Tân Thế Kỷ – Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgal yayana) là một trong mười đệ tử hàng đầu của Đức Phật Thích Ca, là người đệ nhất về thần thông. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên hoằng Pháp giảng kinh, tùy tùng đi cùng ở bên trái Ngài chính là đại đệ tử Mục Kiền Liên.

Mục Kiều Liên thần thông quảng đại, vì sao bị người thường ném đá tới chết?

Mục Kiền Liên không chỉ có Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, còn có tha tâm thông, có thể biết trong tâm người khác nghĩ gì, cho dù ở xa bao nhiêu đi nữa, trong nháy mắt ông có thể tới đó, có thể lên trời xuống đất, dìm nước không chết, hỏa thiêu không cháy. Thần thông của Mục Kiền Liên chỉ đứng sau Đức Phật, ông đã từng một chân đặt lên trái đất, một chân đặt lên Phạm Thiên, làm rung chuyển núi Tu Di, lay chuyển trời đất, khiến các vị tỳ kheo không khỏi thán phục.

Nhưng dù thân thông quảng đại, cuối cùng ông lại bị người phàm ném đá đến chết. Việc này khiến các tỳ kheo không thể hiểu nổi. “Một đệ tử của Phật có Thần thông quảng đại, hoằng dương Phật Pháp oanh liệt, sao lại có thể chết thảm như thế này? Tại sao ông không được Phật Thích Ca Mâu Ni bảo hộ?”

Tôn giả Mục Kiền Liên toàn tâm trợ giúp Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật pháp, công đức vĩ đại, do đó cũng bị đố kỵ ghen ghét. Một số người ngoại đạo cho rằng, chỉ cần trừ khử được Mục Kiền Liên thì có thể hủy hoại được thanh danh Phật Thích Ca.

Một lần, Mục Kiền Liên đi đến thành phố La Duyệt để khất thực, và những người ngoại đạo mình trần luôn chờ cơ hội ám sát ông đã lấy đá và gậy gỗ vây quanh ông đánh tơi bời, đá ném rơi xuống như mưa, và ông bị đánh cho máu thịt lẫn lộn, xương đều bị gãy, đau đớn vô cùng, và cuối cùng ông bị đánh cho đến chết.

800px moggallana paranibbana
Mục Kiều Liên bị hành hung đến chết

Các vị tỳ kheo vô cùng thương tâm và không thể chấp nhận được sự thật này, họ không thể hiểu được tại sao một Mục Kiền Liên thần thông quảng đại đến như thế lại không thể chạy thoát trong thời khắc nguy nan đó, mà lại phải chết một cách thê thảm như vậy? Tại sao ông đã cống hiến hết mình cho Phật Pháp như thế mà vào giờ phút sinh tử lại không nhận được sự che chở của Phật Thích Ca? Chẳng lẽ ông ấy không đáng được bảo hộ sao?

Những thắc mắc của các tỳ kheo đều nằm trong dự liệu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Đức Phật đã rất bình tĩnh khai thị cho các tỳ kheo: Rốt cuộc thì thần thông không chống lại được nghiệp lực, và nghiệp báo cuối cùng phải kết toán. Nhìn có vẻ như Mục Kiền Liên vì sự ganh ghét của những kẻ ngoại đạo mà bị ném đá chết thảm, nhưng thực chất là để hoàn trả tội nghiệp mà năm xưa anh ta đã gây ra.

“Trong đời quá khứ, Mục Kiền Liên đã từng bắt cua cá bên bờ biển để mưu sinh, những sinh mệnh bị giết nhiều không đếm xuể. Những món nợ này đều phải trả hết”.

“Ngoài ra trong một đời, vợ Mục Kiền Liên bất hảo đối với cha mẹ chồng bị mù. Một lần, vợ Mục Kiền Liên tố cha mẹ chồng với ông, nói xấu họ. Thế là Mục Kiền Liên bị mê hoặc đã nảy sinh ác niệm: ‘Nếu cha mẹ bị đánh tơi bời như cỏ lau thì tốt quá’. Thậm chí Mục Kiền Liên còn bị ác niệm khống chế, muốn giả dạng kẻ cướp giết chết cha mẹ”.

“Mục Kiền Liên đưa cha mẹ vào trong rừng, sau đó giả dạng kẻ cướp, một mặt thét: “Có cướp, có cướp”, một mặt cầm gậy đánh cha mẹ. Cha mẹ đầu tiên lo lắng cho an toàn của con, lại không nhìn được ai đang đánh mình, họ thét to: “Con trai, mau chạy trốn đi, mau chạy trốn đi”. Mục Kiền Liên cảm động, cuối cùng lương tâm xuất hiện, quỳ trước cha mẹ hối hận khôn nguôi, cuối cùng được cha mẹ tha thứ”.

“Lần tạo nghiệp này khiến Mục Kiền Liên bị rớt xuống địa ngục rất nhiều năm, nghiệp báo vẫn chưa hết. Mục Kiền Liên bị ném đá không thể nào chống lại được, Thần thông đều mất hết, thực tế là có nguồn gốc từ nghiệp lực chưa trả hết này”.

Một người tu luyện thì chết cũng chẳng sợ, sống cũng chẳng mừng, sống chết đều có thể buông bỏ được. Hơn nữa, Mục Kiền Liên từ trước đây đã phát nguyện hiến dâng sinh mệnh cho Phật pháp, nên đời này phải thực hiện lời thề nguyện của mình, trở thành vị Giác giả đầu tiên đổ máu hy sinh cho môn giáo trong lịch sử Phật giáo.

Hết thảy những nhân duyên tao ngộ của chúng sinh đều là nghiệp lực thiện ác, tự làm tự chịu. Dẫu Thần thông lớn đến mấy cũng không thể phá hoại phép tắc nhân quả được.

Thậm chí ngay bản thân Phật Thích ca, cũng bởi vì kiếp trước tạo nghiệp, gõ ba cái vào đầu một con Cá Vua, tuy chưa ăn nó, nhưng sau khi thành Phật cũng phải chịu quả báo ba ngày nhức đầu.

Nhân quả báo ứng không thể tránh

Người gieo nhân nào, gặt quả ấy. Thiện ác thật giả, cuối cùng cũng sẽ phân biệt rõ, người làm thiện, được phúc báo, người làm ác, chịu tai họa.

Nhân quả báo ứng không phải là một truyền thuyết, bất kỳ ai cũng không thể trốn tránh được. Đời người, làm bao nhiêu việc thiện thì có bấy nhiêu phúc khí, có bao nhiêu việc ác thì có bấy nhiêu báo ứng.

Con người ta sống cả đời, trên đầu có Trời xanh, cõi hư vô có Thần linh, làm thiện làm ác Trời tất biết, nhân quả báo ứng không phải là trò đùa.

Làm người như thế nào, tự mình quyết định, muốn cái gì, tự mình lựa chọn.

Hãy luôn nhớ rằng: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo mà thời điểm chưa tới.

Ác nhân tự có ác báo, ác nhân tự có Trời trừng phạt!

Kẻ ngu có phúc ngu của mình, người tốt có mệnh tốt!

Xem thêm: Câu chuyện nhân quả – Nỗi oan của cậu bé 9 tuổi

Nghi Vân (t.h)

Nguồn tham khảo NTDVN, Tinh Hoa, ĐKN

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều