spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước

Hài cốt của một người Ai Cập cổ đại không chỉ lưu lại bằng chứng về bệnh ung thư di căn mà còn có dấu vết của một ca phẫu thuật não gây sốc. 

Sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước
Hộp sọ của một người đàn ông Ai Cập cho thấy dấu vết của cuộc phẫu thuật nhằm cố gắng điều trị các tổn thương di căn do ung thư – Ảnh: Tondini, Isidro, Camarós

Một nhóm nghiên cứu đã phân tích lại một hộp sọ trong bộ sưu tập Duckworth của Đại học Cambridge (Anh) và tìm ra dấu vết của một khối u ung thư lớn trong não cùng hơn 30 tổn thương di căn.

Những tổn thương này được bao quanh bởi các vết cắt, là dấu vết của một nỗ lực loại bỏ bệnh ung thư bằng phẫu trị.

Điều đáng nói là hộp sọ này có niên đại khoảng năm 2686-2345 trước Công Nguyên!

Theo Live Science, từ lâu giới khảo cổ đã biết y học Ai Cập cổ đại hiểu về bệnh ung thư từ rất sớm, chỉ là không ngờ họ đã nghĩ tới việc phẫu trị căn bệnh này vào thời điểm xa xưa đến thế.

Cho đến nay, mô tả lâu đời nhất về bệnh ung thư có từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên, viết trên giấy cói Edwin Smith ở Ai Cập.

Ghi chép này được cho là bản sao của một ghi chép y học từ nhiều thế kỷ trước, mô tả một số khối u vú nhưng nhấn mạnh rằng “không có phương pháp điều trị” nào cho chúng.

Sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước
Phù điêu mô tả một bác sĩ Ai Cập cổ đại ở thành phố cổ Abydos – Ảnh: ANCIENT ORIGINS

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Medicine, phát hiện mới là bằng chứng lâu đời nhất về sự can thiệp phẫu thuật liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư.

“Đây là nơi y học hiện đại bắt đầu” – đồng tác giả Edgard Camarós Perez , nhà cổ bệnh lý học từ Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) nói.

Nhóm nghiên cứu cũng phân tích hộp sọ của một người phụ nữ sống trong khoảng thời gian từ năm 664-343 trước Công nguyên.

Nữ bệnh nhân 50 tuổi này có một tổn thương gợi ý đến bệnh ung thư và 2 tổn thương khác do bị một vật sắc nhọn tác động.

Các dấu vết cho thấy các bác sĩ cổ đại đã điều trị chấn thương cho nữ bệnh nhân rất tốt, mặc dù dường như không điều trị bệnh ung thư.

Điều này cho thấy cho đến thời điểm đó các nghiên cứu của họ nhằm điều trị căn bệnh này vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.

TS Camarós Perez cho biết những phát hiện mới cho thấy ung thư là một “biên giới” trong kiến thức y học của người Ai Cập cổ đại, là căn bệnh mà họ có thể đã mất hàng thế kỷ thử nghiệm nhưng chưa tìm ra phương án điều trị thành công.

Mặc dù vậy, với một căn bệnh còn đầy thách thức ngay cả trong thời hiện đại, những gì người Ai Cập làm được hàng thế kỷ trước Công nguyên là hoàn toàn đáng ngưỡng mộ.

Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tìm kiếm nhiều bằng chứng cổ xưa hơn nữa để biết được bệnh ung thư đã được y học cổ đại tìm hiểu từ khi nào.

“Nếu hơn 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã cố gắng tìm hiểu bệnh ung thư ở cấp độ phẫu thuật thì chúng tôi hoàn toàn tin chắc rằng đây chỉ là bước tiếp theo của một điều gì đó đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước” – TS Camarós Perez nói.

Vi sao co nhan loai 1

Thần Y Hoa Đà: Tinh thông châm cứu bốc thuốc và phẫu thuật

Từ nghiên cứu trên có thể thấy, y học từ hàng ngàn năm trước đã vô cùng phát triển. Tại Trung Quốc cổ đại, Hoa Đà là một thần y nổi tiếng có y thuật cao siêu, được hậu thế ca ngợi là thiên cổ đệ nhất thần y, cũng là một trong tứ đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.

Trong “Tam quốc chí”, Hoa Đà được miêu tả là người “tinh thông bốc thuốc”, nhưng chỉ có một số đơn thuốc được kê đơn, lúc phối thuốc chỉ cần nhẩm tính trong lòng một chút, không cần dùng cân; châm cứu cho người khác, chỉ cần chọn vài huyệt vị là đã có tác dụng huyền diệu.

Hoa dà thần y 2 1
Hoa Đà với tích chữa bệnh cho Quan Vũ (thời Tam Quốc) bằng cách mổ vai nạo chất độc trong khi chơi cờ. Ảnh: tueyduong

Không dừng lại ở đó, Hoa Đà còn là bậc thầy về phẫu thuật, khoảng hơn 1,700 năm trước, ông đã biết sử dụng thuốc gây mê “ma phất tán” và dùng dao phẫu thuật thành công.

Dùng dao phẫu thuật chủ yếu nhằm vào các bệnh gây ngưng trệ trong cơ thể, không thể chữa khỏi bằng châm cứu và thuốc. Đầu tiên Hoa Đà cho bệnh nhân uống rượu với ma phất tán, đợi đến khi bệnh nhân bất tỉnh và được gây mê hoàn toàn, mới mổ bụng và lưng của bệnh nhân để loại bỏ hoặc cắt bỏ chất bẩn tích tụ trong cơ thể. Nếu là bệnh đường tiêu hóa, thì sẽ mổ ruột, tiêu độc và sát trùng, loại bỏ chất bẩn rồi khâu lại, rồi bôi thuốc thần, bốn-năm ngày sau vết thương liền lại, trong vòng một tháng sẽ phục hồi nguyên trạng.

Bởi có y thuật cao siêu như vậy nên danh tiếng của Hoa Đà đã lan xa khắp vùng. Tào Tháo là người cùng quê với Hoa Đà, khi ấy thường hay bị căn bệnh đau đầu quái ác hành hạ, dù đã rất nhiều lần mời thầy thuốc giỏi về chữa trị nhưng cũng không khỏi. Nghe nói Hoa Đà có y thuật cao siêu, Tào Tháo đã cho mời ông về trị bệnh. Hoa Đà chỉ châm một kim thì bệnh đau đầu của Tào Tháo đã biến mất.

Tào Tháo sợ bệnh đau đầu của mình lại tái phát nên đã muốn Hoa Đà phải ở lại Hứa Xương để chữa bệnh cho mình, nhưng Hoa Đà từ chối mà đi khắp nơi để chữa bệnh cứu người. Sau khi bệnh Tào tháo trở năng hơn, ông ta đã sai người dẫn Hoa Đà về để chữa bệnh cho mình.

Không lâu sau, Hoa Đà bị dẫn về Hứa Xương. Lầny chẩn đoán bệnh này, Hoa Đà đã nói: “Bệnh của ngài đã rất nghiêm trọng rồi, châm cứu cũng không thể khỏi được. Tôi nghĩ, cần phải tiến hành phẫu thuật trong não mới mong trị được hết bệnh này”. Tào Tháo vừa nghe những lời này của Hoa Đà thì nổi trận lôi đình, chỉ tay vào Hoa Đà mà quát: “Đầu mổ ra rồi, người còn có thể sống sao?”.

Tào Tháo không tin lời Hoa Đà, cho rằng Hoa Đà muốn âm mưu hại mình nên đã ra lệnh bắt giam Hoa Đà lại chờ xử tử. Cuối cùng Hoa Đà đã chết trong ngục, mà Tào Tháo cũng vì căn bệnh này mà chết.

Trước khi chết, Hoa Đà ở trong ngục đã chỉnh lý lại cuốn sách y học “Thanh nang kinh”, giao cho người cai ngục và nói: “Cuốn sách này truyền lại cho đời sau, có thể cứu được muôn dân trăm họ”. Không ngờ vợ của ngục tốt này lại mang nó đốt đi, người đời sau “thương thay người mất mà sách cũng tuyệt, đời sau chẳng còn thấy Thanh nang”.

Cuộc đời thần y Hoa Đà sở dĩ trở thành bậc thiên cổ truyền kỳ, cố nhiên là vì y thuật tinh thâm. Nghiên cứu thực chất hơn, còn thấy được ông là một người tu Đạo có thành tựu. Thế nhưng, nhân quả tuần hoàn, nghiệp lực luân báo, ai cũng có số mệnh riêng của mình, duyên trần đến lúc tận. Hoa Đà tu luyện đến tầng thứ cao, cuối cùng cũng ngộ được rằng y thuật chỉ có thể chữa khỏi bệnh tạm thời, không như tu Đạo có thể thoát được khổ nạn trên thế gian, phản bổn quy chân, vĩnh viễn tự tại.

Trong điển tịch của Đạo giáo, Hoa Đà sau khi trải qua truyền kỳ giữa nhân gian đã quy vị làm “Chân nhân”, và được xưng là “Thanh Nang Tế Thế Hoa Chân nhân”.

Hoàng Dung (t/h)

Theo NLD, ETViet, DKN

Xem Thêm:

Tuổi thọ của con người là bao nhiêu năm? Làm thế nào để vượt qua giới hạn tuổi thọ?

Hồng Lâu Mộng: Những mối tình dang dở đều là duyên nợ đời trước

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều