spot_img
19 C
Vietnam
Thứ tư,13 Tháng mười một
spot_img

Những dấu tích cho thấy người khổng lồ từng tồn tại trên Trái đất

(Tân Thế Kỷ) Người khổng lồ đã từng tồn tại trên Trái đất? Dù đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của người khổng lồ trong tiền sử, nhưng giới khoa học vẫn chưa dám công khai thừa nhận sự thật này. 

Từ người khổng lồ một mắt Cyclops chạm trán với anh hùng Odyssey trong Thần thoại Hy Lạp tới người khổng lồ trong “Jack và cây đậu thần”, cho đến đất nước của những cự nhân trong “Gulliver phiêu lưu ký”… bạn sẽ thấy có vô số câu chuyện kể về những người khổng lồ. Đến thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của nhân chủng học cận đại, truyền thuyết về người khổng lồ cũng dần dần biến mất, người đời sau đã coi tất cả chỉ là chuyện hoang đường.

Tuy nhiên, những hóa thạch khảo cổ có liên quan lại khiến hậu nhân không ngừng suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: Người khổng lồ có thực hay chỉ là tưởng tượng? Và truyền thuyết có phải chỉ là truyền thuyết hay không?

người khổng lồ, tân thế kỷ
Một bộ xương người kích thước lớn phát hiện ở Nam Phi.

Người khổng lồ trong thần thoại

Từ Tây sang Đông, ở hầu hết các nền văn minh trên thế giới, người khổng lồ đã xuất hiện và được miêu tả gần như tương tự nhau trong thần thoại, cổ tích, các câu chuyện dân gian và thậm chí là ghi chép lịch sử.

Thổ dân da đỏ Anh-điêng ở châu Mỹ có truyền thuyết kể rằng, rất lâu rất lâu về trước, nơi ấy có một chủng tộc người khổng lồ tóc đỏ, họ có thân thể thô kệch và tính cách vô cùng hung dữ. Tổ tiên của người Anh-điêng phải trải qua nhiều năm chinh chiến mới đánh đuổi được những gã khổng lồ này ra khỏi lãnh thổ. Sau đó, người khổng lồ tóc đỏ lẩn trốn trong hang Lovelock Cave ở bang Nevada, cách thị trấn Lovelock, Nevada (Mỹ) 35km về phía tây nam.

Ở Sarawak, Malaysia cũng có truyền thuyết về người khổng lồ. Vào đầu thế kỷ XX, người ta đã phát hiện một số cột gỗ dài 2,5-9m trong rừng rậm Sarawak, những cột gỗ này được cho là công cụ của người khổng lồ.

Trong thần thoại của Hy Lạp, nhân vật “Odyssey” từng bị trôi dạt tới một hòn đảo, sau đó đã gặp một người khổng lồ và chiến đấu với anh ta.

Trong cuốn sách “Thái Bình quảng ký” của Trung quốc có ghi chép câu chuyện về một nhóm người đi thuyền và gặp một trận bão rồi bị trôi dạt vào một hòn đảo. Sau đó họ đã bị những người khổng lồ trên đảo bắt nạt và bị sai khiến may quần áo cho họ.

David đối mặt với Goliath trong bức tranh in thạch bản năm 1888 của Osmar Schindler.
David đối mặt với Goliath trong bức tranh in thạch bản năm 1888 của Osmar Schindler (Nguồn: Wikipedia)

Hay như câu chuyện kể về một người đàn ông tên là Jack trong “Truyện cổ Grimm” đã trèo lên cây đậu để giao tiếp với người khổng lồ.

Những câu chuyện kể trên vẫn được con người lưu truyền cho đến ngày nay. Điều đó khiến chúng ta không khỏi băn khoăn về liệu người khổng lồ trong truyền thuyết có thực sự tồn tại hay không?

Những di chỉ khảo cổ chứng minh người khổng lồ từng tồn tại

Người khổng lồ Goliath

Một triển lãm trưng bày một văn bản khắc chữ Philistine lâu đời nhất cho thấy người khổng lồ Goliath có thể đã tồn tại. Hiện vật là một mảnh gốm vỡ nhỏ được các nhà khảo cổ học trường Đại học Tell es-Safi tìm thấy tại Israel năm 2005.

Theo giáo sư Aaron Demsky, dòng chữ được ghi “Alwt and Wlt” là rất trùng hợp với tên Goliath. Alwt và Wlt là những tên riêng không thuộc văn hóa Semit, theo từ nguyên bản thì giống với tên Goliath. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chạm khắc đã được thực hiện vào khoảng những năm 950 trước Công nguyên, và các học giả Thiên Chúa Giáo mất 70 năm để tìm ra ý nghĩa và tin rằng trận chiến lịch sử đó đã xảy ra.

Hình điêu khắc đá ở ICA

Ở Nam Mỹ có rất nhiều di tích cổ văn minh mà khoa học vẫn chưa giải thích được. Đơn cử như ở phía bắc cao nguyên Nazca của Peru có một thôn làng nhỏ tên là ICA, trong ngọn núi nhỏ gần đó người ta đã phát hiện một lượng lớn các tảng đá có hình điêu khắc đặc biệt.

File:Ica stones1.JPG
(Chân dung Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea cùng với những hòn đá ICA. Ảnh: Brattarb/Wikipedia)

Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea bắt đầu nghiên cứu các tảng đá ICA từ những năm 1960. Trong bảo tàng tư nhân của mình “Museo de Piedras Grabadas”, Tiến sĩ Cabrera đã thu thập trên 11.000 viên đá có hình khắc. Những viên đá này có hơn ngàn năm lịch sử, bề mặt khắc rất nhiều hình vẽ khiến người ta khó có thể tin. Trong những hình khắc ấy, chúng ta có thể thấy con người và khủng long sinh sống cùng nhau, khủng long giống như một loại gia súc được con người thuần hóa. Các nhà khoa học cho rằng khủng long đã biến mất từ hơn 100 triệu năm trước, vậy thì những hình khắc này rốt cuộc là ai làm ra?

File:Ica stones21.JPG
(Hình khắc hai người đang cưỡi trên lưng khủng long trong một viên đá ICA. Ảnh: Brattarb/Wikipedia)

Trên một viên đá có khắc cảnh một người bị khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) tấn công. Con khủng long bạo chúa này giống như tạo hình trong bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Jurassic Park) với hai chân sau vô cùng lực lưỡng, hai chân phía trước nhỏ và ngắn hơn, xem ra rất không tương xứng với cơ thể to lớn của nó.

File:Ica stones8.JPG
(Hình khắc một người bị khủng long tấn công. Ảnh: Brattarb/Wikipedia)

Hiện nay, chúng ta đã tìm ra cách khôi phục hình dáng khủng long: từ những hóa thạch khai quật được, trải qua quá trình phân tích, phân loại, sắp xếp, sau đó lại phục hồi và chắp ghép lại thành bộ xương hoàn chỉnh, từ đó suy đoán hợp lý để miêu tả hình dáng của khủng long. Từ bức hình khắc khủng long bạo chúa tấn công con người kể trên, thiết nghĩ có thể có hai loại khả năng xảy ra:

Một là, những người điêu khắc đá ICA có tri thức tương đương với tri thức khoa học hiện nay, có thể thông qua cách phục hồi hóa thạch để vẽ ra hình dáng khủng long thời tiền sử.

Hai là, đã có thời con người và khủng long cùng sinh sống.

Theo các tài liệu hiện hành, khủng long bạo chúa đứng thẳng có chiều dài thân thể khoảng 12m, đuôi của nó bằng một phần ba chiều dài cơ thể, chiều cao bằng hai phần ba còn lại, tức cao khoảng 8m. Từ tỷ lệ trên bản khắc có thể suy ra hình người này cao khoảng 5m.

Trên bức khắc hình người cưỡi khủng long ba sừng, chúng ta hãy thử tính toán một chút về tỷ lệ giữa người và khủng long. Thông thường một con khủng long ba sừng cao khoảng 4,5m, theo tỷ lệ trên hình khắc thì người này cao khoảng 4m, cao lớn hơn người hiện đại chúng ta.

Ngoài các hình điêu khắc trên đá kể trên, tiến sĩ Cabrera cũng tìm thấy rất nhiều hình khắc ba chiều về khủng long trong khu vực ICA. Những hình khắc này cho thấy đã từng có thời người và khủng long cùng tồn tại, hơn nữa còn triển hiện một cách sinh động tỷ lệ lớn nhỏ giữa con người và khủng long.

Vào cuối những năm 1950, người ta đã phát hiện rất nhiều hóa thạch xương ở thung lũng Euphrates Valley phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Những hóa thạch này trông rất giống với xương người, nhưng kích thước thì lớn hơn nhiều lần. Trong số đó, một hóa thạch xương đùi có chiều dài 1,2m, chủ nhân của nó có thể có chiều cao lên tới 5m! Chẳng phải cũng chính là một người khổng lồ đó sao?

Dấu chân khổng lồ ở Nam Phi

Người phát hiện ra dấu chân khổng lồ này là một thợ săn có tên là Stoffel Coetzee. Vào năm 1912, trong một lần tình cờ đi qua thị trấn Mpuluzi của Nam Phi, nằm ở phía đông bắc của Mpumalanga, gần Swaziland anh đã vô tình giẫm phải dấu chân đó. Người dân địa phương gọi đó là “Dấu chân của Golias”được các nhà khảo cổ học xác định có niên đại khoảng 3,1 tỷ năm tuổi. Hình dạng của nó hoàn toàn tương đồng với bàn chân của con người và dài khoảng 1,2m.

Dấu chân người khổng lồ được phát hiện khắp nơi trên thế giới .
Dấu chân người khổng lồ được phát hiện khắp nơi trên thế giới (Ảnh: dkn.tv)

Klaus Dona nhà nghiên cứu di sản người Áo cùng Michael Tellinger là một nhà văn kiêm nhà thám hiểm người Nam phi đã cùng nhau nghiên cứu về dấu chân của người khổng lồ.

Họ cho rằng nếu đấy thực sự là dấu chân của người khổng lồ thì ước tính chiều cao của họ phải tầm cỡ 7m.

Khối đá mà dấu chân này được khảm lên có tên là granite “phenocrystic”, hay còn gọi là đá granit porphyr thô. Trải qua các giai đoạn ngưng kết khác nhau, khối đá này sẽ hình thành trên bề mặt các hạt có kích thước khác nhau. Hình dáng của dấu chân này cũng tương tự như vậy và nó đã trải qua một quá trình hoá thạch chứ không thể được chạm khắc nhân tạo.

Dấu chân khổng lồ trong ngôi đền Ain Dara

Ngôi đền Ain Dara có lịch sử bắt nguồn từ thời kỳ đồ sắt hàng nghìn năm trước nằm ở phía Tây Bắc của Aleppo, Syria. Tại đây người ta cũng đã phát hiện ra một cặp dấu chân khổng lồ. Một người khai quật tên là Ali Abu Assaf tiết lộ rằng ngôi đến này tồn tại từ 1300 năm trước Công nguyên đến năm 740 trước CN.

Ngồi đền lâu đời này vẫn còn lưu giữ những vết tích của thời kỳ huy hoàng trong quá khứ. Trang trí bên trong có rất nhiều hình tượng chạm khắc sư tử, thiên thần, linh vật, Thần núi, thiết kế hình học..vv.

Ảnh chụp từ video của Epoch Times.
Ảnh chụp từ video của Epoch Times.

4 dấu chân của người khổng lồ được khắc trên nền đá, mỗi dấu chân dài 1m. Hai trong số chúng được đặt ở hành lang lối đi vào, bài trí ở hai bên; cái còn lại ở phía trước của hai cái, còn một cái nữa ở đại sảnh.

Theo điều tra cho biết hai dấu chân này cách nhau 9m và đó là một cặp dấu chân của cùng một người. Một số người suy đoán đây là dấu chân của người khổng lồ lưu lại và ước tính cao khoảng 20m.

Ngón tay khổng lồ của người Ai Cập

Gregory Spörri, một doanh nhân người Thụy Sĩ, đã công bố ảnh di vật ngón tay dài 38cm vào năm 2012 trên trang web “BILD.de” của Đức. Đây được coi là bằng chứng xác thực nhất về sự tồn tại của người khổng lồ. Ông cũng tuyên bố rằng mình đã nhìn thấy ngón tay khổng lồ vào những năm 1980 tại Ai cập.

Ảnh chụp từ video của Epoch Times.
Ảnh chụp từ video của Epoch Times.

Gregory Spörri kể rằng trong một lần du lịch tới Ai Cập đã gặp một ông lão tự nhận là kẻ trộm mộ tại Bir Hooker. Ông lão đề nghị trả cho ông 300 đô la và cho xem một ngón tay khổng lồ.

Ngoài ra ông lão còn cho xem hai tài liệu từ những năm 1960 phim chụp X-quang và giám định thư mà bác sĩ xác nhận đó là ngón tay người.

Theo mô tả của ông thì ngón tay được đặt trong một gói hình bầu dục và có mùi mốc, trong đó còn có những chiếc móng đã bị hư hỏng và vết mốc trên da bị rách.

Tác giả cho biết chỉ chụp được ảnh của ngón tay cùng tờ tiền dài 15cm được đặt cạnh ngón tay để so sánh bởi vì ông lão khẳng định không bán ngón tay này. Spörri sau đó quay trở lại Ai Cập để truy tìm ông lão và ngón tay người khổng lồ, nhưng tất cả đều đã biến mất.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Liên hợp quốc vào năm 1983 một người nam được gọi là người khổng lồ với chiều cao trên 2m. Đó là Makhov với chiều cao 2,32m và một người nữ Hoa kỳ cao 2,32m.

Tờ “Nhật báo Nội Mông” vào ngày 21/3/1987 đưa tin về Gabriel Mojani- một người lao động bình thường 39 tuổi ở Mozambique, Châu Phi, cao 2,63 mét. Đây là những người được liệt kê vào danh sách những người cao nhất thế giới theo “Kỷ lục Guin của Thế giới”.

File:04-Nazca Lines-nX-54.jpg
(Những hình vẽ khổng lồ ở cao nguyên Nazca, Peru. Ảnh: PsamatheM/Wikipedia)

Tuy nhiên sau khi thuyết tiến hoá của Darwin ra đời vào thế kỷ XIX, nhiều người đã không tin rằng trên trái đất đã từng có người khổng lồ tồn tại. Nhưng sau khi các nhà khoa học phát hiện ra khảo cổ liên tục về các bộ xương của người khổng lồ đã khiến nhiều người phải tư duy lại về cách nghĩ trước đây của họ.

Nghi Vân (t.h)

Nguồn Epoch Times, NTDVN, KH

Banner 1 1

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều