spot_img
23 C
Vietnam
Thứ Tư,15 Tháng Năm
spot_img

Niềm vui thật sự phải đến từ bên trong

Niềm vui là gì? Có phải là tu tập bạn bè đi ăn, đi chơi? Có phải là ca hát nhảy múa tưng bừng thoải mái? Có phải được nhìn thấy những điều thú vị và mới lạ? Hay là bỗng nhiên có được thật nhiều tiền?

Đó là những hình thức để dẫn đến niềm vui. Có cái là chủ động, do chúng ta tự tạo ra; có cái phụ thuộc vào may mắn hoặc số mệnh. Có nghĩa là, người ta thường nhờ đến một phương thức nào đó để tìm kiếm niềm vui.

Chúng ta đều biết rằng những gì đến từ bên ngoài, nhờ ngoại vật mà có được thì khi hoàn cảnh đó mất đi, trạng thái vui vẻ cũng sẽ mất đi. Vậy nên đôi khi chúng ta nghe ngôi sao hoặc người giàu có nào đó than thở rằng: Dù tôi có cuộc sống giàu có, tôi vẫn thấy cô đơn,.v..v…. Có khi chúng ta cho rằng họ đầy đủ như vậy còn than thở, điều kiện của mình hơn rất nhiều người rồi còn không biết bằng lòng… Những cảm xúc ấy của họ thực ra không hề khó lí giải. 

gymArtboard 4
Nhân sinh tại thế, nếu không điều thống khổ là nội tâm, người mệt mỏi là chính mình. (Ảnh VĐH)

Nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy không vui là bởi họ chưa tìm thấy cảm giác vui vẻ hạnh phúc thật sự từ bên trong mình. Họ càng đi tìm thì lại càng thất vọng, bởi đó không phải điều người khác có thể cho bạn, cũng không phải điều mà bạn có thể dùng tiền để mua được.

Làm sao để “tâm tồn hỉ lạc”, luôn trong tâm trạng vui vẻ? 

Người xưa nói rằng “tri túc thường lạc” – biết đủ thường vui. Có người cho rằng biết đủ, bằng lòng với những gì mình đang có đồng nghĩa với việc không biết phấn đấu nỗ lực, không cố gắng trong cuộc sống. Thực ra đây là một sự hiểu lầm lớn.

Nếu xét về nghị lực trong cuộc sống, cổ nhân thật ra có thể làm tấm gương cho người hiện đại. Chúng ta từng nghe những câu thơ:

“Như túi đom đóm, như mượn ánh tuyết,

Gia cảnh tuy nghèo, không ngừng học tập.

Như nghề gánh củi, như sách treo sừng,

Thân tuy cực khổ, vẫn đạt thành tựu.”

Đây là bài học số 35 trong sách Tam Tự Kinh, kể về những nhân nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, như Xa Dận triều Tấn, vì gia cảnh rất nghèo khó, không có tiền mua dầu thắp đèn đọc sách, nên đã bắt đom đóm đựng trong túi mỏng, lợi dụng ánh sáng yếu ớt phát ra từ đom đóm để đọc sách. Còn Tôn Khang triều Tấn, vào ban đêm thường lợi dụng ánh sáng phản chiếu của tuyết mà đọc sách.

Hai câu sau là nói về Chu Mãi Thần của triều Hán, gia cảnh bần hàn, làm nghề đốn củi để kiếm sống, thường thường nhân lúc đốn củi xong thì đọc sách, trên đường gánh củi về nhà đều đọc thuộc lòng văn chương. Còn Lý Mật triều Tùy thì dốc lòng cầu học, đem “Hán thư” treo lên sừng bò chịu khó mà đọc. Những người này, sau quá trình học tập không mệt mỏi của mình, đã đạt được rất nhiều thành tựu lưu danh sử sách. Tinh thần vượt khó cầu tiến như thế này, người hiện đại cũng còn phải nể phục.

Các cô gái ngày xưa cũng cực kì chăm chỉ, tháo vát, nhanh nhẹn, có cô giỏi cả văn lẫn võ như Tạ Đạo Uẩn, người đứng đầu trong tứ đại tài nữ Trung Quốc. Có cô còn giúp chồng quản lí tốt cả một đất nước, khiến cho người dân ngày càng no ấm và được giáo hóa về đạo đức rất tốt đẹp, như công chúa Văn Thành. Ngoài ra còn rất nhiều những phụ nữ nổi danh là hiền huệ, khiến cho hậu thế sinh lòng kính ngưỡng. Những thành tựu của họ cũng thể hiện một điều, đó là họ đã nỗ lực rất nhiều, thậm chí là nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tu dưỡng chính mình từ đó có thể giúp đỡ người khác.

Bầu trời của lịch sử: Công chúa Văn Thành
Có cô còn giúp chồng quản lí tốt cả một đất nước, khiến cho người dân ngày càng no ấm và được giáo hóa về đạo đức rất tốt đẹp, như công chúa Văn Thành.

Đã có ý chí và nghị lực như vậy, vì sao người xưa còn nói “tri túc thường lạc”? Biết đủ thường vui, không phải nói là chúng ta học đủ rồi, chúng ta làm việc vừa vừa thôi, hoặc chúng ta cố gắng thế là tốt rồi. “Đủ” ở đây là chỉ những điều mà con người nhận được, những thứ liên quan đến vận mệnh mà con người không thể thay đổi.

Chẳng hạn như một cô gái lấy phải người chồng nghèo, hoặc người chồng sa cơ lỡ vận nên rơi vào cảnh khốn đốn, thì cô ấy vẫn nên vui vẻ lo liệu chu toàn những việc của người phụ nữ trong nhà, đối xử tốt với chồng, an với bổn phận và không ghen tị khi thấy người khác giàu sang hơn mình. Hay một bạn học sinh thấy cha mẹ mình khó khăn thì không nên buồn bực hay xấu hổ, mà cần chăm sóc hiếu thảo với cha mẹ nhiều hơn, và cố gắng học tập cho tốt để không phụ lòng cha mẹ nuôi nấng, cho mình ăn học. Đến cả một vị thầy vĩ đại như Khổng Tử, khi chu du liệt quốc đã gặp biết bao khó khăn trắc trở, nhưng ông chưa từng oán trời trách người. Ông dạy học trò có thể an trong cảnh nghèo mà vui với Đạo (an bần lạc đạo).

Điều quan trọng nhất là tâm của người ta thanh thản. Nội tâm an hoà mới mang đến hạnh phúc thực sự từ bên trong cho một người.

Cách để có được niềm vui đến từ bên trong

Lời dạy của Khổng Tử đã cho chúng ta thấy câu trả lời: Đó là khi con người hoà hợp với Đạo. Người xưa nói về “thiên nhân hợp nhất”, “phản bổn quy chân“… thực ra đều là nhắc nhở con người hãy nâng cao cảnh giới của mình để tìm đến với sự giải thoát thực sự. Các con đường tu luyện khác nhau trên thế giới đều hướng đến một cảnh giới cao hơn, ví như trở thành sinh mệnh ở thiên quốc, hay đến được thế giới Cực Lạc của Phật. Đó là nơi có sự sống với niềm hạnh phúc vĩnh hằng không còn phải trải qua hỉ, nộ, ai, lạc đan xen trong kiếp sống ngắn ngủi trăm năm đời người nữa.

avatar1668985315342 16689853155761159307513
Đạo, thực ra đều bắt đầu bằng việc trở thành một người tốt.

Đạo, thực ra đều bắt đầu bằng việc trở thành một người tốt. Đương nhiên là người tốt thì sẽ khiến người khác vui vẻ hạnh phúc, nhưng đó cũng chính là con đường khiến chính bản thân chúng ta hạnh phúc. Đó không phải là một thứ cảm giác mơ hồ khó nắm bắt mà thực ra “lương thiện” chính là có liên quan mật thiết đến “Đạo”. Có thể nói rằng đó là đặc tính của con người, bản tính của con người – “nhân chi sơ, tính bản thiện”, “đạo làm người”. Cho nên, một người tốt sẽ luôn cảm thấy tâm thanh thản, luôn thấy mình vui từ bên trong, bởi vì trạng thái “lương thiện” đó chính là hoà hợp với Đạo.

Tại sao sống lương thiện nhưng vẫn luôn bị thế giới làm khó?
Lương thiện chính là bản chất của con người – “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (Ảnh minh họa)

Đương nhiên chúng ta muốn vui cũng rất khó, bởi vì nhiều sự việc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta buồn, giận, oán trách… Những cảm xúc này khiến chúng ta rời xa sự bình an trong tâm. Tuy chúng ta có thể nghĩ rằng, mình không giận nữa, mình sẽ tha thứ hết cho họ để cả hai cùng nhẹ nhõm, hoặc mình không nên lưu giữ những cảm xúc tiêu cực trong lòng, nhưng làm được thì rất khó.

Điều may mắn là có một cuốn sách có thể giúp chúng ta buông bỏ được muộn phiền trong tâm, cũng cung cấp cho chúng ta phương thức để hoàn thiện chính mình mỗi ngày. Đây chẳng phải là giải pháp rất tốt để tìm được hạnh phúc bền vững cho cuộc sống đó sao?

Cuốn sách có tên là Chuyển Pháp Luân. Đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới, đã được dịch sang gần 40 ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt và phổ biến ở gần 150 quốc gia. Hiện đang có hàng trăm triệu người khắp thế giới đọc và thực hành theo cuốn sách này mỗi ngày để đạt được nội tâm an vui, tu dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp để trở thành người tốt và tốt hơn nữa. 

Sách Chuyển Pháp Luân có bản online, bạn có thể đọc miễn phí tại đây hoặc để lại bình luận và chúng tôi sẽ giúp bạn đặt mua bản sách in.

Hồng Ngọc 

Banner 1 4

Xem thêm:

Ở đời, càng tính toán lại càng thua thiệt

Trong tâm chỉ có tiền, mắt không nhìn thấy được

Sống có lòng cảm ân, phúc báo ắt tự đến

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều