spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Pháp Luân Công: Ngọn hải đăng soi sáng thế gian 32 năm

Ngày 13/05 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới. 32 năm đã trôi qua kể từ khi Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập pháp môn, truyền ra môn tu luyện này ở vùng đông bắc Trung Quốc vào ngày này năm 1992.

Pháp Luân Công: Ngọn hải đăng soi sáng thế gian 32 năm
Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễn hành để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc, tại thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Larry Dye/The Epoch Times)

Vào ngày 20/07/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, với việc lãnh đạo Đảng đương thời Giang Trạch Dân lập luận cho việc sử dụng thuyết vô thần để đánh bại niềm tin vào thần. Kể từ đó trở đi, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã dấn thân vào một hành trình đầy gian khổ để phản đối cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay.

Tại sao ĐCSTQ lại sợ niềm tin vào thần đến vậy? Đâu là những viễn cảnh và giá trị mà các học viên Pháp Luân Công mang lại cho Trung Quốc và thế giới? “Diễn đàn Tinh anh” (Pinnacle View), một chương trình bình luận Hoa ngữ trên NTD, đã suy ngẫm về lòng dũng cảm và sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công trong nỗ lực ngăn chặn cuộc đàn áp của chính quyền cộng sản trong hai thập niên qua.

‘Ngọn hải đăng soi sáng cho sự phát triển đạo đức của nhân loại’

“Lần đầu tiên tôi biết đến Pháp Luân Công là khi tôi xem một chương trình truyền hình về môn tu luyện này ở London, và đó là lúc tôi cảm nhận được từ: ‘Vĩ đại!’ ông Trương Phác (Zhang Pu), một nhà văn người Trung Quốc sống ở Anh, nói trên Diễn đàn Tinh anh.

Chương trình truyền hình mà ông Trương thỉnh thoảng xem đã ghi lại một cảnh tượng lịch sử vào ngày 25/04/1999, khi khoảng 10,000 học viên Pháp Luân Công tự phát tề tựu tại Văn phòng Kháng nghị gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, kêu gọi chính quyền trả tự do cho một số học viên đã bị bắt giữ phi pháp ở thành phố Thiên Tân gần Bắc Kinh.

Đối diện với sự tàn ác của ĐCSTQ bằng sự ôn hòa và tấm lòng kiên cường, Pháp Luân Công đang ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Các học viên Pháp Luân Công tề tựu xung quanh Trung Nam Hải vào ngày 25/04/1999. (Ảnh: EPT)

“Tôi thấy cả chục ngàn người đứng đó hết sức trật tự. Sau đó, họ thậm chí còn nhặt hết rác trên mặt đất và để lại mặt đường sạch sẽ, rồi giải tán một cách ôn hòa. Lúc đó tôi rất cảm động,” ông Trương nói, ý muốn nói rằng ông cảm động trước sự chân thành và lòng tốt đầy ấn tượng của cộng đồng tín ngưỡng này, một điều hiếm thấy trong xã hội hiện đại.

“Về sau, vài năm trôi qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phổ biến đáng kinh ngạc và sự phát triển tuyệt vời của Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Khi tôi gặp các học viên Pháp Luân Công, dù là ở Vương quốc Anh, Úc, hay Đài Loan, v.v., và khi tiếp xúc với họ, tôi luôn nảy sinh cảm giác tin tưởng họ một cách tự nhiên.”

Kể từ tháng 07/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã phải đối mặt với việc bị cầm tù, bị tra tấn, bị sa thải và trong một số trường hợp còn bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Trong khi đó, trong 25 năm tiếp theo, Pháp Luân Công, với các nguyên lý chân, thiện, nhẫn, đã nhanh chóng lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc, với nhiều học viên sống rải rác ở hơn 130 quốc gia.

Ông Trương cho biết sức ảnh hưởng là sâu rộng đến mức Pháp Luân Công “không còn chỉ là một nhóm dân tộc đơn lẻ mà đã trở thành một hiện tượng toàn cầu,” ông nói, đồng thời cho biết thêm, “Hiện tượng này thường khiến tôi suy ngẫm, rằng Pháp Luân Công có sự trợ giúp của Thần, và nếu không có sự giúp đỡ của Thần thì môn tu luyện này không thể phát triển đến quy mô như hiện nay. Tôi phải nói rằng đây không phải là một hiện tượng đơn giản; đó là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử phát triển của nhân loại.”

Thảo luận sâu hơn về việc các nguyên lý của Pháp Luân Công đã có tác động như thế nào đến Trung Quốc và thế giới, ông Trương lưu ý rằng trong những nỗ lực ôn hòa nhằm ngăn chặn cuộc bức hại của ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự tuân thủ theo tiêu chuẩn đạo đức cao thượng của họ.

“Dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ, việc người dân Trung Quốc im lặng, không dám phản kháng, không dám nói ra sự thật và không dám đối mặt với sự thật là chuyện thường xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng các học viên Pháp Luân Công đối diện với những cỗ máy tà ác và bạo lực bằng một tâm trí mạnh mẽ, đón nhận thế giới bằng trái tim ấm áp và thiện lương.”

Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn bài công pháp thiền định tại Đồi Nghị viện trong lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” ở Ottawa, Canada, hôm 08/05/2024. (Ảnh: Jonathan Ren/The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn bài công pháp thiền định tại Đồi Nghị viện trong lễ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” ở Ottawa, Canada, hôm 08/05/2024. (Ảnh: Jonathan Ren/The Epoch Times)

Theo ông Trương, các nguyên lý đạo đức của Pháp Luân Công là vô cùng có ý nghĩa đối với người dân Trung Quốc và tất cả các dân tộc đang tìm kiếm một tương lai tươi sáng.

“Chân, thiện, nhẫn là ngọn hải đăng soi sáng cho tương lai phát triển đạo đức của nhân loại.”

Chủ nghĩa vô thần và sự chuyên chế dựa trên nỗi sợ hãi

Trên Diễn đàn Tinh anh, bà Quách Quân (Guo Jun), tổng biên tập ấn bản Hồng Kông của The Epoch Times, lưu ý rằng việc ĐCSTQ kiềm chế người dân bằng sự chuyên chế dựa trên nỗi sợ hãi có liên quan đến hệ tư tưởng vô thần và các chính sách tôn giáo cực đoan của đảng này. Bà nói: “Tôi có một người bạn Trung Quốc là nhà tâm lý học và giáo sư đại học. Anh ấy nói với tôi rằng điều tồi tệ nhất mà Đảng Cộng sản đã làm là diệt trừ tôn giáo và một lượng đáng kể tù nhân bị giam trong các nhà tù trong những năm 1960 và 1970 là những người có đức tin bên trong người dân, bao gồm các linh mục, mục sư, và tín đồ của Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc Giáo. Ví dụ, linh mục Công giáo Cung Phẩm Mai (Gong Pin-Mei) ở Thượng Hải đã bị cầm tù cho đến những năm 1980, và Ban Thiền Lạt Ma thứ mười của Tây Tạng đã bị giam cầm 10 năm, và thậm chí còn hơn thế nữa trong trường hợp của Đạo Giáo.”

Các thành viên và những người ủng hộ Hiệp hội Tây Tạng Nam California và nhóm Những người bạn của Tây Tạng ở Los Angeles tuần hành nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy đầu tiên của người Tây Tạng nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc và việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trốn thoát lưu vong ở Los Angeles, California, vào ngày 10/03/2009. (Ảnh: David McNew/Getty Images)
Các thành viên và những người ủng hộ Hiệp hội Tây Tạng Nam California và nhóm Những người bạn của Tây Tạng ở Los Angeles tuần hành nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy đầu tiên của người Tây Tạng nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc và việc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trốn thoát lưu vong ở Los Angeles, California, vào ngày 10/03/2009. (Ảnh: David McNew/Getty Images)

Chính sách căn bản là loại bỏ tôn giáo của ĐCSTQ đã dẫn đến sự suy thoái đạo đức nói chung trong xã hội Trung Quốc. “ĐCSTQ là một giáo phái có mục đích kiểm soát không chỉ hành vi của người dân mà quan trọng hơn là tâm trí của họ. Đảng Cộng sản cai trị bằng sự chuyên chế dựa trên nỗi sợ hãi, và sau hàng chục năm huấn luyện, nỗi sợ hãi này đã ăn sâu vào tận xương tủy người dân, đến nỗi một khi bị ĐCSTQ khủng bố thì họ sẽ quy phục,” bà Quách nói.

Mặt khác, niềm tin vào thần có tác động tích cực đến nhân tâm và giúp duy trì các chuẩn mực đạo đức. “Tin vào Thần, người ta sẽ tránh xa cái ác và làm việc tốt để sau khi qua đời có thể đến được một thế giới tốt đẹp. Tín ngưỡng giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi đối với cái chết.”

Vì vậy, theo bà Quách, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay không giải quyết được nỗi sợ đối với cái chết của con người và cổ vũ những tội ác không có ranh giới đạo đức. Ví dụ, vì sợ chết, một số người sẵn sàng thu hoạch nội tạng của những người còn sống để kéo dài tính mạng của họ.

Bà Quách nói: “Kể từ khi được truyền ra công chúng vào ngày 13/05/1992, Pháp Luân Công đã mang lại lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần cho vô số người dân Trung Quốc và đã giúp rất nhiều người dân Trung Quốc sống theo những quy tắc đạo đức bất biến, vốn là một việc rất có lợi cho xã hội Trung Quốc.”

“Nhưng điều này là không thể chấp nhận được đối với ĐCSTQ vì nếu người dân Trung Quốc có thể thoát khỏi khủng bố thì toàn bộ sự cai trị của ĐCSTQ sẽ không còn tồn tại nữa.” Bà Quách tin rằng ĐCSTQ cho rằng sức mạnh tinh thần của đức tin làm suy yếu sự kiểm soát của đảng đối với người dân, vì vậy ĐCSTQ đã không từ thủ đoạn nào để đàn áp Pháp Luân Công.

(Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tân Thế Kỷ).Vi sao co nhan loai

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều