spot_img
24 C
Vietnam
Thứ Hai,9 Tháng Chín
spot_img

Phát hiện kho tiền xu 2000 năm tuổi ở Nhật Bản

Các nhà khảo cổ ở Nhật Bản đã khai quật được một kho tàng khổng lồ khoảng 100.000 đồng xu ở Maebashi, một thành phố cách Tokyo khoảng 100 km về phía Tây Bắc.

Phát hiện 100.000 tiền xu từ thời nhà Tần ở Nhật Bản |TTK NEWS| Tan Thế Kỷ
Hình ảnh những chồng tiền xu Nhật Bản được bó lại trên một tấm thảm dệt bằng rơm đặt trên mặt bàn màu trắng.

The Asahi Shimbun, một tờ báo ở Nhật Bản đưa tin, Kho báu này được tìm thấy trong quá trình khai quật trước khi xây dựng một nhà máy. Thông tin cũng cho thấy cho đến nay qua có 334 đồng xu được kiểm tra, thì đồng xu cổ nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc và có niên đại từ năm 175 trước Công nguyên. Và đồng xu gần đây nhất có niên đại vào năm 1265 sau Công nguyên.

Các đồng xu được tìm thấy trong 1.060 bó, mỗi bó chứa khoảng 100 đồng xu, The Asahi Shimbun cho biết.

Đồng xu cổ nhất có dòng chữ Trung Quốc “Banliang” hay còn gọi là “Bán Lạng”được khắc trên đó.

Bán Lạng (tiếng Trung: 半 兩; bính âm: bàn liǎng; tiếng Anh: Ban Liang) là loại tiền tệ thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đúc và phát hành lần đầu vào khoảng năm 210 TCN bởi Tần Thủy Hoàng.

Thực tế loại tiền xu này đã được lưu hành trong Nhà Tần trước khi thống nhất Trung Quốc. Tiền xu Bán lạng có hình tròn với lỗ vuông ở giữa. Trước thời điểm đó, nhiều loại tiền xu đã được sử dụng ở Trung Quốc, thường ở dạng lưỡi dao, nên được gọi là tiền dao. Trên thực tế, tiền xu tròn có lỗ vuông được sử dụng đầu tiên dưới thời Nhà Chu, trước khi bị Tần tiêu diệt vào năm 249 TCN.

Bán lạng có trọng lượng tương đương với “nửa lạng” (半 兩), hoặc 12 thù/Zhu (銖, khoảng 0,68 gam). Nó thường nặng từ 6 đến 10 gam, gần như tương đương với xu bạc Stater của Hy Lạp.

Việc đúc và lưu hành tiền xu tròn lỗ vuông là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của Tần Thủy Hoàng, nhầm thống nhất trọng lượng, độ lớn của tiền tệ trong toàn Đế chế Đại Tần.[3][4] Tiền xu Bán lạng tiếp tục được sử dụng dưới thời Tây Hán cho đến khi nó được thay thế bởi các loại tiền Tam thù và Ngũ thù vào năm 118 TCN.

Ethan Segal , phó giáo sư lịch sử tại Đại học bang Michigan, người không liên quan đến phát hiện này, nói với Live Science qua email rằng một số kho lưu trữ tiền xu, bao gồm cả những ví dụ lớn hơn cái này, đã được tìm thấy trên khắp Nhật Bản.

Phát hiện 100.000 tiền xu từ thời nhà Tần ở Nhật Bản |TTK NEWS| Tan Thế Kỷ
Một kho tiền cổ được khai quật ở Maebashi, Nhật Bản – ARTnews.com

Ông nói: “Các kho lưu trữ tiền xu bị chôn vùi, chủ yếu từ thời trung cổ của Nhật Bản – thế kỷ 13 đến thế kỷ 16 – đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm xung quanh quần đảo”.

Segal cho biết, phải đến cuối thế kỷ thứ bảy người Nhật mới bắt đầu sản xuất đồng tiền kim loại của riêng họ. Người Nhật làm mẫu các đồng tiền này theo kiểu đồng xu Trung Quốc có lỗ vuông ở giữa.

Từ những hình ảnh về kho tích trữ, có thể thấy nhiều đồng xu có lỗ vuông, Ông Segal cho biết thêm: “Cái lỗ này được sử dụng để mọi người có thể xâu chuỗi một lượng lớn đồng xu lại với nhau, thường là 100 xu mỗi chuỗi”.

Theo các chuyên gia, người Nhật đã tự sản xuất tiền xu cho đến giữa thế kỷ thứ 10 nhưng đã dừng lại vào thời điểm đó do những thay đổi trong nền kinh tế và nguồn cung quặng đồng không đủ. Segal cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu nhiều đồng xu có niên đại từ thời Bắc Tống (960 đến 1127).

Nhà Tống đã sản xuất một lượng lớn tiền xu, vào đầu thế kỷ 12 họ sử dụng chúng để mua hàng hóa ở nước ngoài hơn.

Một số kho lưu trữ tiền xu lớn đã được tìm thấy ở Nhật Bản, nhưng lý do tại sao chúng được cất giữ vẫn là chủ đề tranh luận giữa các học giả.

William Farris , giáo sư danh dự về lịch sử Nhật Bản tại Đại học Hawaii ở Mānoa, người không liên quan đến phát hiện này, nói: “Các kho tích trữ có thể hoạt động như một ngân hàng. Một giả thuyết khác cho rằng việc tích trữ có ý nghĩa biểu tượng, có thể là tôn giáo”. Nhưng các chuyên gia cho rằng họ ủng hộ giả thuyết cho rằng hành động chôn tiền xu này là để cất giữ an toàn.

Phát hiện 100.000 tiền xu từ thời nhà Tần ở Nhật Bản |TTK NEWS| Tan Thế Kỷ
Trong một cuộc khai quật tại địa điểm khảo cổ Sosha Village East 03 ở thành phố Maebashi, Nhật Bản, các nhà khảo cổ học tình cờ phát hiện ra một phát hiện đáng chú ý – nơi lưu trữ hơn 100.000 đồng xu cổ, một số có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã hơn 2.000 năm tuổi. Phát hiện này xảy ra trong khi xây dựng một nhà máy mới ở quận Sojamachi.

Một ý kiến ​​khác cũng cho rằng người Nhật đã chôn cất chúng trong thời chiến. Vì chúng nặng và cồng kềnh để mang theo bên mình, nên nếu người ta phải chạy trốn các thế lực thù địch thì họ có thể chôn nó và đánh dấu lại địa điểm ở nơi nào đó.

Tuy nhiên, một số học giả lại có cách tiếp cận khác nằng, việc chôn tiền xu là để dâng lên các vị thần. Tuy nhiên các chuyên gia chưa thấy căn cứ khoa học cho giả thuyết này.

Hiện tại các chuyên gia có thể xác định thời điểm kho báu được chôn cất. Với việc đồng xu mới nhất có niên đại năm 1265, cho thấy kho báu đã được chôn sau thời điểm đó.

Theo Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vị trí và khoảng thời gian của kho báu cho thấy những người chôn tiền này là những chiến binh thời Kamakura trong khu vực.

Hiện tại một số các đồng xu đang được trưng bày tại sảnh của bộ phận bảo vệ văn hóa Maebashi.

BN 2 jpeg 1

Hoàng Nam.

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều