spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Thảm sát Thiên An Môn: Những bằng chứng mới được công bố

35 năm đã trôi qua kể từ vụ thảm sát ngày 4/6/1989, người ta vẫn không ngừng suy đoán bao nhiêu người đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc đàn áp đẫm máu đó. Chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn cố tình che dấu, làm lu mờ và xuyên tạc sự kiện lịch sử này. Nhiều người Trung Quốc, nhất là giới trẻ dường như không biết về vụ thảm sát Thiên An Môn năm đó. 

Theo tuyên bố từ nhà chức trách, số người chết trong vụ việc ngày 4/6 là hơn 400 người, trong khi nguồn tin từ một số người trong cuộc ước tính số người chết là khoảng 5.000 người… Nhưng những bằng chứng mới được công bố hay bị rò rỉ mới đây nhất đã phơi bày sự thật lịch sử này.

Tài liệu mật cho thấy có 30.000 người đã chết trong cuộc đàn áp

Theo thông tin từ trang Vision Times, mới đây nhất, một tài liệu mật của ĐCSTQ nghi lộ do rò rỉ, cho thấy hơn 30.000 người đã chết trong vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, cụ thể là 31.978 người. Trong số đó có 10.974 sinh viên, 7.992 người dân thường, và 11.865 người không thể xác định danh tính. Bên quân đội cũng bị thương vong. Một cựu quan chức ĐCSTQ tham gia trực tiếp hoạt động đàn áp ngày 4/6 đã chia sẻ những gì người này biết được – khiến công luận quốc tế chú ý, tên vị này được biết đến là Lý Hiểu Minh (Li Xiaoming).

tham sat thien an mon
Sau cuộc đàn áp. (Nguồn: kho lưu trữ HRIC, do Gail Butler, Libby Schmalz cung cấp.)

Nếu phân loại theo vị trí, người chết vào thời điểm đó nằm rải rác ở nhiều khu vực lân cận, như một bên của Đại Lễ đường Nhân dân có 3.569 người chết (xác người chất đống), 2.544 người ở phía nam Đài tưởng niệm (xác người chất đống), 4.633 người ở phía bắc Đài tưởng niệm (xác người chất đống), 9.531 người ở khu đường Trường An (xác người chất đống), 39 người ở khu vực đường Vạn Thọ (Wanshou), 17 người tại Đại học Bắc Kinh, 23 người tại Đại học Thanh Hoa, 21 người bên ngoài khách sạn Bắc Kinh, 27 người bên ngoài khách sạn Yến Kinh, 289 người ở cầu Kim Thủy, 57 người bên ngoài khách sạn Dân Tộc, 53 người trên phố Tiền môn, từ Tây Đơn đến cổng Tân Hoa là 389 người, khu cổng Sùng Văn là 29 người, 12 người tại Di Hòa Viên, 19 người tại cổng Kiến Quốc, từ vòng ngoài cổng Kiến Quốc đến cổng Triều Dương là 33 người. Tình hình bi thảm đến mức ngay cả những người chạy trốn đến khu dân cư hoặc văn phòng cũng không thoát chết.

Về vấn đề này, nhân chứng (55 tuổi) Lý Hiểu Minh (lúc đó có hàm Trung úy là Trạm trưởng Trạm Radar của Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo phòng không Sư đoàn 116 của Quân đội) đã chia sẻ những gì ông biết trong khi tham gia cuộc đàn áp ngày 4/6. Thông tin cho rằng Lý Hiểu Minh lúc đó là sĩ quan cấp thấp của thiết quân luật, đã được lệnh đi theo quân đội đến Quảng trường Thiên An Môn để tham gia đàn áp biểu tình. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận nếu lúc đó không có tư cách quân nhân thì có thể ông đã xuống đường biểu tình.

Ông kể lại rằng quá trình trấn áp đã không ngừng bị người biểu tình vây quanh, thời gian trôi qua thì các vụ xả súng chết người lần lượt xuất hiện, trong khi đó những người biểu tình không ngừng hô vang các khẩu hiệu như “phát xít” và “đao phủ”… Xung đột không ngừng căng thẳng hơn, khiến quân đội nổ súng liều lĩnh và người dân bỏ chạy tứ tán. Xe tăng tiến vào Thiên An Môn bắt đầu bắn đạn pháo, mãi đến 7 – 8h tối quân đội mới rút dần.

Nhớ lại chuyện cũ, ông Lý Hiểu Minh thừa nhận ông cảm thấy rất hối hận, nhận rõ hơn sự quý giá của cuộc sống. Nhưng ngày nay chính quyền ĐCSTQ chặn mọi thông tin về tội ác đó, những người có liên quan lần lượt bị bắt hoặc bỏ tù. Cho đến nay, rất ít tài liệu lịch sử vụ việc còn được bảo tồn, gây khó khăn cho việc tiến hành điều tra sâu hơn.

Theo Storm Media (Đài Loan), năm 1983, ông Lý Hiểu Minh thi đậu vào Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông nhập ngũ năm 1987, 2 năm sau trở thành thành viên của đội quân được triệu tập đến Bắc Kinh để thi hành thiết quân luật, khi đó những gì ông thấy và nghe hàng ngày được ông ghi lại. Sau này, vào những năm 1990 khi cả nước Trung Quốc đều nhạy cảm với vụ Thảm sát Thiên An Môn, ông vẫn nghĩ đến một ngày nào đó sẽ đến một đất nước dân chủ để đền đáp công lao của những người đấu tranh. Năm 2002, gia đình ông di cư sang Úc theo nguyện vọng của ông.

Một bức ảnh về cuộc thảm sát lần đầu tiên được công bố

Vào ngày 28/5 trên nền tảng mạng xã hội X (tên cũ là Twitter), ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), một học giả Trung Quốc, người đích thân trải qua ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh, đã công bố một bức ảnh chụp ba người đã khuất. Theo ông Ngô, đây là lần đầu tiên bức ảnh này được công bố, người chụp ảnh không muốn tiết lộ danh tính vì lý do an toàn cho cá nhân.

id103885414 1e4572f12fe0fcf5dbf46be4e3f816ec
Bài đăng trên tài khoản X của ông Ngô Nhân Hoa vào ngày 28/5/2024. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Ngô Nhân Hoa cho biết bức ảnh này được chụp vào trưa ngày 4/6/1989, tại tòa nhà giảng dạy của Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc (CUPL). Ngày hôm đó, ông Ngô và đồng nghiệp Lưu Tô Lý (Liu Suli) cũng đã tận mắt nhìn thấy những thi thể này.

Khi cuộc thảm sát ngày 4/6/1989 xảy ra, ông Ngô Nhân Hoa đang là trợ lý nghiên cứu tại Viện Chỉnh lý Cổ thư Pháp luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc.

Ông Ngô Nhân Hoa cho biết trong bài đăng này rằng, 3 thi thể sinh viên trong bức ảnh này được đưa về từ khu Lục Bộ Khẩu ở Đại lộ Tây Trường An. Khoảng 6h sáng hôm đó, 3 chiếc xe tăng của Sư đoàn xe tăng số 1 thuộc Khu đồn trú Thiên Tân đã đuổi theo nhóm các học sinh, sinh viên đang rút lui khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Trong đó, chiếc xe tăng số 106 đã quay đầu lao vào học sinh, sinh viên và giết chết 11 người cũng như làm nhiều người khác bị thương. Một tài xế tự do ở Bắc Kinh đã chủ động dùng xe tải chở thi thể 5 sinh viên đến Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc nhằm dùng làm bằng chứng để sau này khởi kiện quân đội vì thảm sát người dân.

Một bức ảnh lần đầu tiên được công bố về cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn
Bên trái là bức ảnh lần đầu tiên được công bố về cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, do ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), một học giả Trung Quốc, đăng vào ngày 28/5/2024 trên nền tảng X. Bên phải là một tờ báo giấy ở Hong Kong đưa tin rằng, trong cuộc thảm sát năm 1989 có hơn 10.000 người thiệt mạng. (Ảnh chụp màn hình / Tổng hợp)

Ban đầu, thi thể của 5 sinh viên này được đặt trên một dãy bàn phía trước tòa nhà giảng dạy của Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc. Vào khoảng 10h sáng hôm đó, ông Ngô Nhân Hoa và ông Lưu Tô Lý dẫn khoảng 20 sinh viên từ Quảng trường Thiên An Môn trở về Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp Trung Quốc. Vừa bước vào cổng trường, họ đã nhìn thấy 5 thi thể sinh viên được xếp thành hàng trên dãy bàn phía trước tòa nhà giảng dạy. Trên mặt bàn và dưới mặt đất có một vũng máu.

Sau đó, do bên ngoài nắng gắt nên thi thể của 5 sinh viên này được chuyển vào bên trong tòa nhà giảng dạy. Đến trưa hôm đó, có 2 thi thể đã được xác định danh tính và bị nhà trường đưa đi. Cuối cùng, có một thi thể rất lâu không xác định được danh tính nên cứ đặt mãi ở trong tòa nhà giảng dạy đó, các giảng viên và sinh viên đã đặt những khối đá lạnh xung quanh thi thể này.

Trong một bài đăng tiếp theo trên nền tảng X, ông Ngô Nhân Hoa đã công bố danh tính của hai người trong bức ảnh trên:

  1. Lâm Nhân Phú (Lin Renfu), nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh (trước đây là Học viện Sắt thép Bắc Kinh).
  2. Vương Bồi Văn (Wang Peiwen), sinh viên đại học tại Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc (trước đây là Trường Đoàn Thanh niên Trung ương).

Món nợ máu của Giang Trạch Dân

Thực tế các tài liệu được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật đầu năm 2017 cũng tiết lộ rằng để trấn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn thì ĐCSTQ đã triển khai 300.000 binh sĩ trong và ngoài Bắc Kinh để thiết quân luật, sẵn sàng cho hoạt động trấn áp giải tán người biểu tình.

Tờ Next Weekly của Hồng Kông năm 2014 đưa tin, trong quá trình xem xét hồ sơ mật của Nhà Trắng vào thời điểm đó, người ta phát hiện ra rằng Washington đã lấy được tài liệu nội bộ từ Trung Nam Hải thông qua những người cung cấp thông tin trong quân đội thiết quân luật ĐCSTQ, theo đó ước tính số thương vong trong Thảm sát Thiên An Môn 4/6 tới 40.000 người, trong đó hơn 10.000 người bị thảm sát.

Có thông tin cho rằng Thủ tướng ĐCSTQ thời đó là ông Lý Bằng đã xác định hoạt động biểu tình của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn là tình trạng bất ổn, ông ta đã ký thiết quân luật. Còn Giang Trạch Dân là người đầu tiên gọi điện bày tỏ lập trường kiên quyết ủng hộ việc đàn áp sinh viên.

Tà ác vô độ | I - 2: Giang Trạch Dân thăng tiến chóng mặt nhờ tận lực thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn
Nhờ dốc lòng ủng hộ và chỉ đạo vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp sau đó. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, mọi bình luận liên quan đến “Thảm sát Thiên An Môn” đều bị chặn và nghiêm cấm. Khi Giang Trạch Dân rời chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước vào năm 2002, ông ta đã đặt ra một số quy định đối với các thành viên Thường vụ Bộ Chính trị, một trong số đó là họ không được phép lật lại vụ án lịch sử biến cố Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Nghi Vân (Theo Vision Times, NTDVN tiếng Trung)

Xem lại:

Những di sản tai tiếng của ông Giang Trạch Dân

Ông Giang Trạch Dân chết để lại di sản gì?

Tại sao ông Tập nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn trong đám tang Giang Trạch Dân?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều