spot_img
20 C
Vietnam
Thứ Tư,15 Tháng Năm
spot_img

Thần Y Tôn Tư Mạc và học thuyết dưỡng sinh cho hậu thế

 

1 14
Thần Y Tôn Tư Mạc – Ảnh: Internet

Nhiều danh y trong lịch sử Trung Quốc đều là người tu đạo. Tôn Tư Mạc cũng vậy, ông còn được mệnh danh là ông tổ Trung y, được mệnh danh là một trong tứ đại danh y Trung Quốc. Ông đã để lại cho hậu thế kiệt tác dược phương có một không hai, mỗi bài thuốc đều đáng giá ngàn vàng. Đặc biệt, ông còn để lại học thuyết dưỡng sinh và nguyên lý trong đạo tu luyện của mình rất đáng để người đời suy ngẫm.

Kiệt tác lưu danh hậu thế của Tôn Tư Mạc

 Tôn Tư Mạc, còn được gọi là Dược vương Tôn Thiên Y, là thầy thuốc nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc và cũng là một nhà khí công ứng dụng vào thuật dưỡng sinh. Ông sinh vào thời Tây Ngụy, tương truyền rằng ông sống đến 141 tuổi rồi đi tu tiên. Tôn Tư Mạc thủa nhỏ bởi vì bệnh mà học nghề y, uyên bác thông hiểu kinh sử học thuyết trong thiên hạ.

Ông lúc 7 tuổi thì đã có thể “Mỗi ngày đọc thuộc lòng 1000 chữ”, được người ta gọi là “Thánh đồng”. Cuối cùng tới năm 20 tuổi, ông có thể đĩnh đạc đàm luận về học thuyết Lão Tử, Trang Tử, cũng tinh thông việc biên soạn kinh điển của Phật gia. Vào thời Tùy Đường, Tôn Tư Mạc từng từ chối không ra làm quan, Đường Thái Tông từng tự mình thân chinh lên núi tiếp kiến. Không chỉ có thế, ông càng thêm nổi danh với việc tổng kết kinh nghiệm lâm sàng và lý luận y học từ thời Đường trở về trước, biên soạn thành hai bộ kiệt tác y học: “Thiên kim yếu phương” và “Thiên kim dực phương”.

Tôn tư mạc 1 1024x580 1
Cuốn sách “Thiên kim dực phương” – Ảnh: Internet

Cả đời Tôn Tư Mạc biên soạn hơn 80 bộ sách, ngoại trừ “Thiên kim yếu phương” và “Thiên kim dực phương” ra, còn có “Lão Tử chú”, “Trang Tử chú”, “Chẩm trung tố thư” 1 quyển, “Hội tam giáo luận” 1 quyển, “Phúc lộc luận” 3 quyển, “Nhiếp sinh chân lục” 1 quyển, “Quy kinh” 1 quyển.

Bộ sách “Thiên kim yếu phương” gồm 30 quyển, chia làm 232 môn, khá gần với phương pháp phân loại của y học lâm sàng hiện đại. Ông cho rằng: “Nhân mạng là đáng quý nhất, ngàn vàng dẫu quý, một phương thuốc trị bệnh cho người, Đức còn hơn thế”. Thành ngữ “Thiên kim” nghĩa là ngàn vàng cũng từ đó mà ra đời. Toàn bộ sách nói về 5300 bài thuốc, tập hợp các phương thuốc phổ biến, nội dung phong phú, là một kiệt tác tiêu biểu cho sự phát triển của y học thời Đường. Nó có ảnh hưởng và cống hiến sâu sắc đối với y học đời sau, nhất là Phương tề học. Cũng có tác dụng tích cực đối với y học Nhật Bản, Triều Tiên.

“Thiên kim dực phương” 30 quyển, là một trong những tác phẩm của Tôn Tư Mạc lúc tuổi già. Nó có quan hệ bổ sung toàn diện cho “Thiên kim yếu phương”. Toàn bộ chia làm 189 môn, hợp phương, luận, kể rõ hơn 2900 bài thuốc, ghi lại 800 vị thuốc, đặc biệt chữa trị cho các chứng bệnh như thương hàn, trúng phong, các bệnh vặt và ung nhọt rất có hiệu nghiệm.

Quan niệm về việc hành nghề y và các cống hiến y học

Tôn Tư Mạc trong sách “Đại y tinh thành” từng viết: “Chữa bệnh cần phải làm yên lòng bệnh nhân, không tham cầu, đầu tiên phải có lòng trắc ẩn, thệ nguyện cứu người thoát khổ, nếu có người bệnh tật đến cầu cứu, không được hỏi xem sang hèn giàu nghèo, già trẻ, học sỹ hay nông dân, người thân hay kẻ thù, người Hoa hay ngoại quốc, người trí hay người ngu, tất cả đều bình đẳng, xem như người thân thiết nhất…”. Không đủ ngôn từ để diễn đạt y đức cao thượng và lòng nhân ái sâu sắc của ông.

ntdvn mac
Tôn Tư Mạc có y đức cao thượng và lòng nhân ái sâu sắc – Ảnh: Epoch Times

Ông kiên trì biện chứng phương pháp trị bệnh. Ông cho rằng nếu người bệnh khéo chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thì sẽ có thể vô bệnh. Chỉ cần “Lương y trị bệnh với các phương thuốc và châm cứu”, thì “Thân thể có thể hết bệnh, trời đất có thể tiêu tai ương”. Ông coi trọng y đức, không phân biệt “Sang hèn giàu nghèo, già trẻ, sỹ nông, thân hữu kẻ thù, người hoa cũng như nước ngoài, người ngu cũng như kẻ trí” đều đối xử bình đẳng. Nói rõ: “Nhân mạng là tối quan trọng”. Ông cực kỳ coi trọng việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, viết “Phụ nhân phương” 3 quyển, “Thiếu tiểu anh nhụ phương” 2 quyển, đưa vào đầu tiên trong bộ “Thiên kim yếu phương”.

“Thiên kim yếu phương” là bộ bách khoa toàn thư y học sớm nhất của Trung Quốc, từ cơ sở lý luận đến các khoa lâm sàng, lý, pháp, bài thuốc, vị thuốc đầy đủ. Một loại sách tư liệu cổ, một bộ bài thuốc dân gian và cho sẵn.

Bộ sách hấp thu các tinh hoa ở mọi phương diện, được phổ biến rộng rãi mãi đến tận ngày nay. Rất nhiều nội dung vẫn có tác dụng chỉ đạo, có giá trị học thuật cực kỳ cao, quả thật là báu vật ngàn vàng của Trung y. “Thiên kim yếu phương” có cống hiến to lớn cho sự phát triển của khoa Phương tề học (khoa học về các phương thuốc). Trong sách thu thập kinh nghiệm lâm sàng từ thời Trương Trọng Cảnh cho đến thời Tôn Tư Mạc, liệt kê từng thành tựu của các bài thuốc trong hàng trăm năm, thể hiện ra sự uyên bác tột bậc và kỹ năng y học tinh xảo của Tôn Tư Mạc. Người đời sau gọi “Thiên kim yếu phương” là ông tổ của các sách y học.

Thành tựu về học thuật của Tôn Tư Mạc

Tại phương diện nghiên cứu dược học, Tôn Tư Mạc đã bỏ ra nhiều tâm huyết. Từ chỗ thu thập dược liệu, bào chế đến nhận thức về tính năng, từ tổ hợp và phối hợp dược liệu trong các bài thuốc đến trị liệu lâm sàng, Tôn Tư Mạc tham khảo tài liệu y dược của những người đi trước, đồng thời kết hợp với các hiểu biết của mình thu được trong hơn 10 năm kinh nghiệm lâm sàng, từ đó viết thành 2 bộ kiệt tác y học có giá trị học thuật trọng yếu là “Thiên kim yếu phương” và “Thiên kim dực phương”.

Trong đó “Thiên kim yếu phương” ghi lại 5000 bài, trong đó ghi chép phương pháp chẩn đoán, triệu chứng và lý luận y học, lại có lâm sàng các khoa: nội, ngoại, phụ, nhi; còn đề cập đến giải độc, cấp cứu, dưỡng sinh, liệu pháp ăn uống, châm cứu, xoa bóp, đạo dẫn, thổ nạp, có thể nói là bản tổng kết tốt nhất về sự phát triển của y học từ thời Đường trở về trước. Còn “Thiên kim dực phương” ghi lại gần 3000 bài, nội dung đề cập tới thảo mộc, phụ nữ, trẻ em, thương hàn, phương cách dưỡng tính, những điều bổ ích, trúng phong, bệnh lặt vặt, ung nhọt, xem sắc diện, xem mạch cùng với châm cứu, là phần bổ sung thiết yếu và hữu ích cho bộ “Thiên kim yếu phương”.

than y ton tu mac 700x366 1
Tôn Tư Mạc được Đường Thái Tông ban cho danh hiệu là Dược Vương – Ảnh minh họa: Sohu

Tôn Tư Mạc tôn sùng dưỡng sinh, cũng tự mình thể nghiệm, chính nhờ thông hiểu thuật dưỡng sinh mà hơn trăm tuổi vẫn tai nghe mắt thấy tinh tường. Ông đem tư tưởng dưỡng sinh của nho gia, Đạo gia, Phật gia kết hợp với lý thuyết dưỡng sinh của Trung y, đưa ra rất nhiều phương pháp dưỡng sinh thiết thực mà dễ làm. Cho đến ngày nay, chúng vẫn còn chỉ đạo được sinh hoạt thường ngày của người ta. Ví dụ như tâm tính cần phải bảo trì sự cân bằng, không nên cứ một mực theo đuổi danh lợi, ăn uống cần phải điều độ, khí huyết cần phải chú ý lưu thông, không nên lười biếng lười vận động, sinh hoạt thường ngày cần phải ổn định, không nên trái với quy luật tự nhiên… Tôn Tư Mạc còn là người đầu tiên phát minh ra y thuật Dẫn niệu trên thế giới.

Đạo tu luyện lấy đức làm gốc

Tôn Tư Mạc lấy Đức dưỡng tính, lấy Đức dưỡng thân, Đức hạnh và y thuật đều cao siêu. Ông đã trở thành một nhân vật cực kỳ vĩ đại và nổi tiếng, được giới y học và trăm họ tôn sùng.

Tôn Tư Mạc cám cảnh phong khí xã hội tụt dốc hàng ngày, người thế tục truy cầu danh lợi, tranh giành chiếm đoạt, tham lam vô đáy, cuối cùng phóng túng mà chết. Ông nói, chỉ có tu dưỡng “đạo đức”, không cầu thiện báo mà tự có phúc báo, không cầu trường thọ mà thọ mệnh tự kéo dài.

Thời Tuyên Đế nhà Hậu Chu, Tôn Tư Mạc với nguyên do vương thất nhiều biến cố nên đã đến núi Chung Nam ẩn cư. Thời kỳ Tùy Văn Đế phụ chính, Văn Đế đã truyền lệnh cho ông làm Quốc tử Bác sỹ, nhưng ông xưng có bệnh nên không nhận. Ông còn nói với những người thân cận xung quanh rằng: “50 năm nữa sẽ có một Thánh nhân xuất hiện, lúc đó ta sẽ trợ giúp ông tế thế cứu người.”

50 năm sau, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi Hoàng Đế, cho vời Tôn Tư Mạc đến kinh thành. Thái Tông vô cùng kinh ngạc và ca ngợi dung mạo trẻ trung của ông và nói với ông rằng: “Gặp khanh, trẫm nhờ vậy mà biết được rằng người tu Đạo thực sự đáng được tôn trọng, ngưỡng mộ. Các vị Thần Tiên như Quảng Thành Tử quả thực là không phải truyền thuyết hư cấu.” Thái Tông nhiều lần muốn trao tước vị cho Tôn Tư Mạc, ông đều kiên quyết từ chối.

ntdvn 1623441976750
Tôn Tư Mạc cho rằng: Đạo tu luyện lấy đức làm gốc – Ảnh: SOH tổng hợp

Năm Hiển Khánh thứ tư đời Đường, Đường Cao Tông cho vời Tôn Tư Mạc đến, mời ông làm Giám nghị Đại phu. Ông thác bệnh xin về quê. Cao Tông ban cho ông ngựa tốt, đồng thời ban cho ông thành ấp Bà Dương Công Chúa (địa danh đặt theo tên công chúa nhà Tấn) để ông cư trú.

Tôn Tư Mạc cả đời vừa hành nghề y vừa hái thuốc, ông đã đến núi Thái Bạch, Chung Nam ở Thiểm Tây, núi Thái Hành ở Sơn Tây, núi Tung Sơn ở Hà Nam và núi Nga My ở Tứ Xuyên. Ông đã thu thập rộng rãi những tri thức sử dụng dược liệu và các phương thuốc đơn phương, nghiệm phương.

Về phương diện nghiên cứu dược học ông đã để lại hai bộ trước tác lớn là Thiên Kim Yếu Phương và Thiên Kim Dực Phương cho hậu thế. Hai bộ trước tác này được ca ngợi là Bách khoa Toàn thư Y học Cổ đại Trung Quốc, có tác dụng lịch sử kế thừa từ đời Hán Ngụy tiếp nối đến thời thời Tống Nguyên. Ở Nhật Bản vào những năm Thiên Bảo, Vạn Trị, Thiên Minh, Gia Vĩnh và Khoan Chính đã từng nhiều lần xuất bản sách Thiên Kim Yếu Phương. Tôn Tư Mạc sau khi ông quy Tiên, mọi người đổi tên núi Ngũ Đài Sơn nơi ông ẩn cư thành Dược Vương Sơn, đồng thời xây miếu dựng tượng ông trên núi, dựng bia lưu truyền. Hàng năm vào ngày mồng 03 tháng 02 Hoàng Lịch (âm lịch), người dân địa phương đều tổ chức lễ hội kỷ niệm ông, thời gian lễ hội kéo dài nửa tháng.

Chân Tâm (t/h) 

Tham khảo Minh Huệ Net

Banner Visaoconhanloai Footer 5

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều