spot_img
31 C
Vietnam
Thứ Hai,29 Tháng Tư
spot_img

Truyền thống văn hóa kính Thần kính Trời qua một số tập tục đón Tết phương Đông

Tinh hoa của văn hóa truyền thống phương Đông là kính Thần kính Trời. Rất nhiều tập tục năm mới được đời đời truyền lại, đóng một vai trò truyền thừa vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện rõ qua nhiều tập tục đón Tết Nguyên đán ở phương Đông.

Truyền thống văn hóa kính Thần kính Trời và tập tục Tết Nguyên đán phương Đông
Truyền thống văn hóa kính Thần kính Trời và tập tục Tết Nguyên đán phương Đông. (Getty Images)

Ngày mùng một đầu năm trong thời cổ đại gọi là “Nguyên Đán”, “Tam Nguyên”. Tam Nguyên là chỉ ngày mồng một Tết là khởi đầu của thời gian, khởi đầu của tháng và khởi đầu của năm. Nguyên Đán là bắt đầu năm mới trong Hoàng lịch. Trong “Công dương truyện – Ẩn công nguyên niên” có ghi: “Nguyên là gì? Là năm khởi đầu của vua. Xuân là gì? Là khởi đầu của năm”. Là ý nói, sự khởi đầu của một thời kỳ, vạn tượng đổi mới.

Năm mới Hoàng lịch là chỉ ngày mồng một tháng Giêng Hoàng lịch, còn gọi là năm Âm lịch, tục xưng là “Tết”. Nó bắt nguồn từ thời đại Ân Thương, khi đó mọi người đều sùng tín quỷ Thần, hàng năm đến cuối năm đều cử hành nghi thức tế tự long trọng.

Tập tục ăn Tết bắt nguồn từ lễ tế Lạp (Chạp) thời thượng cổ, cách nay 4-5 ngàn năm lịch sử, được dùng để cúng tế Thần Nông và trăm vị Thần, tiên tổ. Cứ mỗi độ xuân về, người dân lại giết gia súc, cúng tế tổ tông và Thượng Thiên, cầu năm mới có thể mưa thuận gió hoà, vô tai vô họa, mùa màng bội thu.

Tể tướng triều Bắc Tống Vương An Thạch đã từng mô tả cảnh tượng năm mới trong bài thơ “Nguyên nhật” rằng:

Bộc trúc thanh trung nhất tuế trừ,
Xuân phong tống noãn nhập đồ tô.
Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật,
Tổng bả tân đào hoán cựu phù.

Tạm dịch thơ:

Hết một năm rồi, tiếng pháo đưa
Gió xuân thổi ấm chén đồ tô
Ngàn cửa muôn nhà vừa rạng sáng
Đều đem đào mới đổi bùa xưa.

(Bản dịch của Trần Trọng San – thivien.net)

Bài thơ này miêu tả một cách tinh xảo cảnh tượng người dân dọn cũ đón mới để ăn Tết: tiếng pháo tiễn đưa năm cũ, uống rượu Đồ Tô mới cảm nhận được hơi thở của mùa xuân. Mặt trời mới lên chiếu sáng thiên gia vạn hộ, những tấm bùa đào trên cửa mỗi ngôi nhà được thay bằng những tấm bùa mới. Tạm biệt cái cũ và chào đón cái mới, biết ơn trời đất và tràn đầy hy vọng về tương lai, chính là ý nghĩa văn hóa của ngày Tết.

Khắp nơi tràn ngập không khí hân hoan vui vẻ, chuẩn bị đón Xuân mới. (Ảnh: Shutterstock)
Khắp nơi tràn ngập không khí hân hoan vui vẻ, chuẩn bị đón Xuân mới. (Ảnh: Shutterstock)

Nói riêng về rượu Đồ Tô, ngoài việc ăn một bữa cơm tất niên, đốt một bánh pháo, cổ nhân Trung Quốc còn có một tập tục là cả nhà cùng uống một thứ rượu tên là Đồ Tô để phòng trừ ôn dịch. Điều này còn để lại dấu vết trong sách: “Kinh Sở Tuế thời ký”. Rượu Đồ Tô tương truyền do danh y Hoa Đà đời Hán sáng chế. Trần Diên trong “Tiểu phẩm phương” ghi rằng: “Rượu này uống vào Tết Nguyên Đán, tránh được tất thảy các bệnh tà xâm nhập”. Lý Thời Trân trong “Bản Thảo cương mục” cũng nói: “Uống vào nguyên đán, tránh được bệnh tật”.

Phong tục tập quán Tết Nguyên đán trong văn hóa truyền thống Á Đông:

Dọn nhà

Khắp nơi tràn ngập không khí hân hoan vui vẻ làm công tác vệ sinh, đón Tết sạch đẹp.

Hai mươi bốn tháng Chạp, phủi bụi quét dọn nhà cửa, theo “Lã Thị Xuân Thu” ghi chép, từ thời đại Nghiêu Thuấn đã có phong tục quét bụi vào năm mới. Theo dân gian: Bởi vì “bụi” (尘) và “trần” (陈) gần âm (cùng đọc là “chén”), xuân mới quét bụi có ý nghĩa là “trừ trần đón mới”, dụng ý là muốn đem hết thảy vận nghèo, hết thảy điều xúi quẩy quét ra cửa. Tập tục này thể hiện mong muốn của con người là phá bỏ cái cũ và xây dựng cái mới, từ bỏ cái cũ và chào đón cái mới. Mỗi khi Tết đến Xuân về, mỗi gia đình đều quét dọn vệ sinh môi trường, rửa sạch các loại đồ dùng, tháo giặt đệm chăn màn cửa, vẩy nước quét nhà, phủi phất trần quét mạng nhện, khơi thông mương cống… Khắp nơi tràn ngập không khí hân hoan vui vẻ làm vệ sinh, sạch sẽ đón Xuân mới.

Thông thường, các gia đình đều dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng trong những ngày trước thềm năm mới. Lau chùi cửa sổ, quét sàn, lau rửa đồ đạc, để chuẩn bị đón năm mới và quét sạch những điều xui xẻo trong năm qua. Ngoài ra, trong ngày Tết người ta thường tránh dọn bụi vì sợ những điều may mắn sẽ bị cuốn trôi.

Chuẩn bị đồ Tết

Sau đó từng nhà chuẩn bị đồ Tết. Đồ Tết bao gồm gà, vịt, thịt cá, trà rượu dầu tương, đường và trái cây… đều chọn mua đầy đủ. Đồng thời còn chuẩn bị một số quà để thăm họ hàng, bạn bè trong ngày đầu năm mới. Trẻ con thì muốn được mua quần áo và mũ mới để mặc trong ngày Tết.

Được diện quần áo mới ngày Tết là niềm vui to lớn đối với trẻ nhỏ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Được diện quần áo mới ngày Tết là niềm vui to lớn đối với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Tranh Tết, đèn lồng và pháo

Hình hậu năm mới và câu đối cửa hậu đều bắt nguồn từ thần hậu đàn ông. Tranh Tết xuất hiện sớm nhất từ ​​thời Nghiêu và Thuấn. Trong số các loại tranh ngày Tết, tranh cửa có nguồn gốc sớm nhất, hình thành từ tranh thần cửa thời xa xưa.

9 vat dung trang tri nha ngay tet mang y nghia tot lanh ai cung can biet

Dán tranh tết và dán câu đối hai bên cửa đều bắt nguồn từ dán hình Môn Thần. Tranh Tết bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ Nghiêu Thuấn. Trong số các loại tranh ngày Tết, tranh cửa có nguồn gốc sớm nhất, hình thành từ tranh Thần cửa thời cổ.

Câu đối hai bên cửa còn được gọi là câu đối cửa, câu đối xuân, câu đối, bùa đào… Câu đối thường tinh tế, đối ngẫu, ngắn gọn, biểu đạt nguyện vọng tốt đẹp.

Một tên gọi khác của Tết Nguyên Đán được gọi là “Quá niên”. Theo truyền thuyết, “niên” là một con vật trong tưởng tượng mang đến vận khí xấu. Năm cũ cây cối khô héo, hoa cỏ không mọc. Năm mới đến, vạn vật sinh trưởng, muôn hoa đua nở.

Vậy làm sao để năm cũ trôi qua? Cần nổ pháo, thế là có tập tục đốt pháo. Pháo Tết được làm bằng giấy đỏ cuộn thuốc súng, khi nổ xong sẽ để lại một ít giấy đỏ trên đường mòn. Theo truyền thống, người ta tin rằng tiếng pháo nổ rất lớn, có thể xua đuổi quỷ hồn tà ác. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các thành phố đều cấm đốt pháo vì lý do an toàn.

Cả nhà đoàn viên đón giao thừa

Tết Nguyên Đán là ngày lễ vui vẻ, an lành, cũng là ngày đoàn tụ gia đình, những người con xa quê đều muốn về quê ăn Tết. Đêm trước giao thừa là đêm 30 tháng 12 Âm lịch của năm cũ, còn gọi là đêm giao thừa hay còn gọi là đêm đoàn viên. Lúc này là thời khắc chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, đón giao thừa là một trong những hoạt động quan trọng nhất của năm mới. Đêm giao thừa, cả nhà già trẻ đều cùng đoàn tụ đón giao thừa, cùng hưởng niềm vui gia đình.

Giữ gìn truyền thống giúp trẻ hiểu được giá trị của cuộc sống và biết cách yêu thương (Ảnh: Sưu tầm internet)
Giữ gìn truyền thống giúp trẻ hiểu được giá trị của cuộc sống và biết cách yêu thương (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kính Thần Phật và chúc Tết

Tết Nguyên đán là khoảng thời gian bận rộn của các ngôi chùa. Người dân thường đến chùa thắp hương vào ngày mùng 3 Tết và cầu xin Thần linh phù hộ độ trì trong năm mới. Nhiều ngôi chùa lớn cũng sẽ tổ chức lễ hội múa lân sư rồng ở sân đình.

Sau khi tiếng chuông giao thừa vang lên, pháo nổ trên đường phố nối tiếp nhau vang lên, gia đình nào cũng tràn đầy niềm vui. Năm mới đã bắt đầu, nam nữ, trẻ em đều mặc quần áo mới, lễ bái Thần Phật, và sau đó gửi lời chúc mừng năm mới đến những người lớn tuổi trong gia đình. Trong lời chúc Tết, trước tiên thế hệ trẻ phải chúc Tết người lớn tuổi, chúc người lớn tuổi trường thọ an khang, người lớn tuổi có thể phát tiền mừng năm mới đã chuẩn bị trước cho con cháu. Tương truyền rằng tiền mừng tuổi năm mới có thể trấn áp tà khí, con cháu nhận được tiền mừng tuổi thì cả năm bình an.

Không khí náo nức của ngày lễ không chỉ tràn ngập trong từng hộ gia đình mà còn lan tỏa khắp các ngõ phố, ngõ xóm, có nơi còn diễn ra các phong tục như múa lân, rước đèn rồng, đốt lửa xã, chợ hoa, đình chùa hội chợ.

Nghi Vân (theo Vision Times, NTDVN)

Banner 1 4

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều