spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Vì sao thời đại Giang Trạch Dân ‘di hoạ’ cho người dân Trung Quốc?

20141020054104480

Giang Trạch Dân đã để lại 2 di sản chính trị là Hủ bại trị quốc và Trấn áp Pháp Luân Công, cho nên khi nghĩ đến Giang Trạch Dân, chúng ta dễ dàng nghĩ đến những việc xấu mà ông ta đã làm.

Nhưng có người sẽ nói rằng: ‘Khi nhìn vào sự việc phải xét hai mặt tốt xấu, thời đại Giang Trạch Dân chẳng phải có một số người giàu lên, nhiều người có cuộc sống tốt hơn ư’. Vậy thì nhìn nhận về thời đại Giang Trạch Dân như thế nào?

Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày đăng ngày 2/12/2022, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đưa ra phản biện vấn đề trên, đồng thời cuối bài viết còn có kèm theo một nhìn nhận rất sâu sắc như sau.

Một chút suy nghĩ

Giáo sư Chương nói rằng, liên quan đến vấn đề thị phi của Giang Trạch Dân, gần đây trên mạng có rất nhiều thảo luận, điều này liên quan đến vấn đề bình giá đối với nhân vật chính trị. Giáo sư Chương nhìn nhận, người hoài niệm về thời đại Giang Trạch Dân không phải là hoài niệm Giang Trạch Dân, mà là hoài niệm về cuộc sống bản thân trong thời đại đó, trong thời kỳ Giang Trạch Dân chấp chính, cuộc sống của họ từng bước tốt lên.

Nhưng việc này lại không liên quan quá lớn đến Giang Trạch Dân, bởi vì thời kỳ ấy Trung Quốc mở cửa đón lượng lớn đầu tư nước ngoài, cụ thể hơn thì Giáo sư Chương không giảng. Nhưng những người hoài niệm về thời đại Giang Trạch Dân phần lớn lại không biết: trong thời đại đó còn có rất nhiều người vô tội, mà sự bất hạnh của họ là do Giang Trạch Dân tạo ra. Giang Trạch Dân đã hạ lệnh thông qua cơ cấu lớn mạnh của chính phủ mà tạo thành sự bất hạnh cho họ.

Người ta thường nói rằng: ‘Bụi trần của thời đại rơi trên lầu một người sẽ trở thành một ngọn núi’. Vào thời đại Giang Trạch Dân đã có mấy chục vạn người, mấy trăm vạn người, mấy trăm vạn hộ gia đình tan nát vì Giang Trạch Dân. Có người bị bức hại, tiếng thét xé tận tâm can, có người chết vô tung vô tích. Đây chính là cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân khởi xướng.

Nếu mọi người biết được những việc xấu Giang Trạch Dân làm, chúng ta sẽ biết rằng những kẻ suy đồi ‘tội ác chồng chất’ nhất định sẽ gặp ác báo. Kỳ thực những người có tín ngưỡng chân chính đều hy vọng mỗi người đều có chốn về tốt đẹp, nhưng chốn về của mỗi người đều do bản thân quyết định, đều là kết quả của những hành vi thiện ác. Điều mà chúng ta có thể làm, bao gồm cả những người làm nội dung Youtube như Giáo sư Chương, chính là ‘khuyến thiện’.

Những ‘ác quả’ của Giang Trạch Dân ‘di hoạ’ cho người dân Trung Quốc 

Kim thuẫn công trình

Pháp Luân Công bị Giang Trạch Dân bức hại vào năm 1999. Từ năm 1999 đến năm 2002, những thông tin về cuộc trấn áp và kháng nghị của học viên được rất nhiều người biết đến. Nhưng đến năm 2002, ĐCSTQ dùng phương pháp có phần im ắng hơn, nên nhiều sự tình mọi người đều không biết. Đến ngày hôm nay, trải qua gần 24 năm, cũng không có mấy kênh truyền thông đưa tin về sự việc này, cho nên nhiều người không biết năm đó đã xảy ra chuyện gì.

SYZP campaign2 336x280 v3
Giáo sư Chương nhìn nhận rằng: hầu như căn nguyên của các vấn đề xã hội của như phong toả internet (dẫn đến mọi người phải vượt tường lửa), không có tự do ngôn luận, bị bắt vào trại tập trung, vấn đề Tân Cương, hay là bị giam trong container, các chủng các dạng khổ hình, bị bắt rồi tiêm thuốc mất trí trong các bệnh viện tâm thần, đạo đức sa đoạ, tham ô hủ bại v.v. đều là do Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công mà tạo thành.

Nếu biết được những tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, mọi người sẽ thấy tội ác của Giang Trạch Dân còn lớn hơn của Hitler, Mussolini, Tojo Hideki… cộng lại.

Lấy ví dụ về phong toả internet, năm đó khi Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công, internet trở thành một kênh quan trọng nhất để truyền tải thông tin, bởi vì thời đó rất nhiều du học sinh Trung Quốc học ngành công nghệ cao ở Mỹ đều là học viên Pháp Luân Công, gồm cả Giáo sư Chương khi học Tiến sĩ ở Mỹ là học ngành Double E (Eletrical Engineering), cũng là học về internet. Ở trong nước Trung Quốc như Đại học Thanh Hoa, cũng có rất nhiều phần tử tri thức cũng là người tu luyện Pháp Luân Công, cho nên thông qua internet có thể liên lạc thông tin với nhau.

Sau này Giang Trạch Dân phát hiện điều đó, thế là ông ta lệnh cho con trai là Giang Miên Hằng khởi động ‘Kim thuẫn công trình’ (金盾工程), sau này chính là vạn lý Trường Thành lửa. ‘Kim thuẫn công trình’ chính là ngăn chặn quyền người dân nhận được tin tức chân thực, hoặc chặn những phát ngôn tự do trên mạng. Vào cuối năm 2005, đầu tư tích luỹ cho ‘kim thuẫn công trình’ đã đạt đến 800 triệu đô-la Mỹ (khoảng 20 ngàn tỷ đồng). Hơn nữa, 800 triệu đô-la đầu tư cho kim thuẫn công trình chỉ là đầu tư cố định, còn tiền mua thiết bị giám sát, xây nhà cải tạo, huấn luyện nhân viên, tiền lương, chi phí quản lý… đều chưa tính.

Từ đó trở đi, mạng internet bị chặn giữa trong nước Trung Quốc và hải ngoại. Các công ty công nghệ cao phương tây như Cisco, Nortel… cũng giúp Giang Miên Hằng phát triển công nghệ phong toả internet. Sau này các học viên Pháp Luân Công phát triển các chủng các dạng phần mềm giúp người dân Trung Quốc Đại lục vượt tường lửa.

Cho nên nhiều người hoài niệm về thời đại Giang Trạch Dân trên thực tế là một vấn đề sai lầm, phong toả internet là bắt đầu từ thời đại Giang Trạch Dân và con trai Giang Miên Hằng.

Với đạo lý đồng dạng, khoảng năm 2004, thì internet đã chuyển sang internet 2.0. Internet 1.0 trên cơ bản là một trang web tĩnh, nơi đưa thông tin một hướng, tức chủ trang web muốn đưa tin gì thì đưa tin nấy. Nhưng đến internet 2.0, thì mỗi người đều có thể sáng tạo nội dung, sau đó đưa lên mạng, giống như: blog, Weibo, Youtube, Youku… như thế mỗi người đều có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung.

Khi mọi người có thể sáng tạo nội dung trên internet, ĐCSTQ ban đầu chưa có phản ứng. Đến khi ĐCSTQ phát hiện thuộc tính xã hội của các phương tiện truyền thông, người ta có thể sáng tạo nội dung, tổ chức này lại bắt đầu phong toả kiểm duyệt thông tin.

Từ những phân tích về bản chất, Giáo sư Chương đưa ra nhìn nhận rằng: không phải ĐCSTQ từ thời đại Giang Trạch Dân mới bắt đầu xấu đi, mà là bản chất của tổ chức này là muốn bóp nghẹt tiếng nói của người dân, bản chất ấy từ xưa đến nay vẫn không thay đổi. ĐCSTQ chưa chặn là vì chưa biết cách chặn, chứ nếu biết cách, nó sẽ không cho người dân được nói lên tiếng lòng. Cho nên về phương diện này mọi người phải hết sức rõ ràng.

‘Đóng cửa’ khiếu nại

Trước đây ĐCSTQ có ‘Tín phỏng Ban công thất’ (信訪辦公室: phòng nhận khiếu nại, Phòng Thỉnh nguyện), chủ yếu là vì sau cách mạng văn hóa có thật nhiều án oan, ĐCSTQ vì tạo hình tượng ‘sẽ thay đổi’ cho nên đã bình phản cho những án oan đó, thế là thành lập phòng để nhận khiếu nại trực tiếp hoặc qua thư. Cơ cấu Phòng Khiếu nại do Văn phòng Trung ương và Quốc vụ viện liên hợp thành lập.

Khi xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã dùng Phòng Khiếu nại này để tố tụng, gồm cả sự việc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999 cũng là để khiếu nại đến Quốc vụ viện. Lúc này ĐCSTQ phát hiện, những người khiếu nại đa số là các học viên Pháp Luân Công, thế là sau đó ĐCSTQ quy định: Bắt tất cả những học viên Pháp Luân Công đi khiếu nại. Thời ấy bên ngoài Phòng Khiếu sẽ có người chuyên hỏi: ‘Đến khiếu nại việc gì?’. Người kia đáp: ‘Kêu oan cho học viên Pháp Luân Công’, thì lập tức bị bắt đi ngay, nếu không phải học viên Pháp Luân Công thì cho phép vào. Thời ấy chính là trạng thái như thế.

Các quan chức địa phương thấy điều này rất hữu ích, ai muốn đưa cáo trạng kêu oan cho Pháp Luân Công thì lập tức bắt đi. Cho nên dần dần sẽ là: ai đến vì bất cứ việc gì cũng không được phép, thế là đóng cửa Phòng Khiếu nại.

Chúng ta thấy rằng rất nhiều cơ chế tội ác hầu như có quan hệ với việc Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công như: phong toả internet, chặn khiếu nại, đóng tất cả Phòng Khiếu nại. Do đó dù là Phòng Khiếu nại hay là Viện Kiểm sát… người ta không có nơi nào để khiếu nại, đây đều là những ác quả mà Giang Trạch Dân làm.

Trại tập trung

Tiếp đó để bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn đầu tư một lượng lớn tiền của để xây dựng rất nhiều trại tập trung, lao giáo sở (勞教所: trại lao động cưỡng bức), phòng học tập Pháp chế (đây là tiền thân của trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, lấy hình thức là nơi học tập dạy nghề, nhưng trên thực tế là nhà tù)…

Theo ước tính của những nhân sĩ và các đoàn thể điều tra độc lập: có hơn 1 triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt vào những cơ cấu đó. Những học viên Pháp Luân Công không chỉ sống trong những điều kiện ác liệt tồi tệ, họ còn bị các chủng các dạng khổ hình tra tấn, lao động cực hạn như nô lệ, họ bị tra tấn đến chết hoặc làm việc kiệt sức đến chết. Chúng ta nghĩ xem, một người không được phép ngủ, còn bị tẩy não, còn bị lao động đến kiệt sức trong những điều kiện độc hại không có bảo hộ lao động… Điều kiện sống của những học viên Pháp Luân Công trong các trại tập trung đó cực kỳ ác liệt.

Đặc biệt nếu học viên Pháp Luân Công nào không chịu chuyển hoá, tức không chịu từ bỏ Chân – Thiện – Nhẫn, thì kết cục của họ vô cùng thảm. Trong cuốn ‘Tổ chức điều tra quốc tế về bức hại Pháp Luân Công’, trên mạng Minh Huệ cũng có những báo cáo liên quan, chúng ta sẽ thấy những khổ hình mà các học viên phải chịu là như thế nào.

Học viên bị ngâm trong nước thải đến ngang ngực, bốn bức tường đều mọc mốc trắng, khiến thân thể của họ bị thối rữa. Sau đó họ còn bị cắn bởi các loài động vật như chó, chuột, rắn… Họ bị đem vào nơi cực lạnh hoặc cực nóng để bị đóng băng hoặc thiêu đốt. Họ bị đốt bằng đầu thuốc lá hoặc bàn ủi, bị xông hơi độc, bị sốc điện bằng dùi cui 60.000 nghìn Vôn.

Một số học viên nữ gặp phải những khổ hình đến nỗi không thể nói ra bằng lời, bởi vì những hành động ấy cực kỳ tàn nhẫn và vô liêm sỉ. Những người khỏe mạnh bị nhốt trong các bệnh viện tâm thần, bị ép uống một lượng lớn độc dược phá hoại thần kinh, cho nên từ một người bình thường họ đã biến thành người ngốc nghếch mất trí.

Những điều này đều do Giang Trạch Dân trực tiếp hạ lệnh cho các quan chức địa phương để thi hành. Và những cảnh sát bức hại học viên Pháp Luân Công tàn nhẫn độc ác nhất lại được Giang Trạch Dân tiếp kiến và trọng thưởng.

Vào năm 2001, khi lương của mỗi người chỉ tầm 1000-2000 NDT (khoảng 3,5 đến 7 triệu đồng), thì trong Lao giáo sở Mã Tam Gia có một Sở trưởng tên là Tô Kính, vì bà sử dụng những thủ đoạn trên để bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã Đích thân đến Bắc Kinh để thưởng cho bà 50.000 NDT (khoảng 170 triệu). Mà tiền này là tiền thuế của người dân lương thiện, ĐCSTQ lấy tiền thuế người dân để thưởng cho kẻ bức hại người lương thiện.

Do đó toàn bộ những khổ hình tra tấn học viên Pháp Luân Công đều do Giang Trạch Dân hạ lệnh. Chúng ta nghĩ xem, Giang Trạch Dân xấu xa đến mức độ nào, ông ta thù hận Chân – Thiện – Nhẫn, ông ta mới có thể hạ lệnh cho cấp dưới dùng những khổ hình như vậy.

Thu hoạch tạng sống

Kế đến Giang Trạch Dân còn hạ lệnh thu hoạch tạng sống. Khi Bạc Hy Lai còn làm Bộ trưởng Thương mại, Tổ chức điều tra quốc tế về bức hại Pháp Luân Công từng gọi điện đến khách sạn của Bạc Hy Lai hỏi: ‘Ai đã ra lệnh thu hoạch tạng sống?’. Bạc Hy Lai nói: ‘Giang Trạch Dân’. Hơn nữa việc thu hoạch tạng sống là bắt đầu từ tỉnh Liêu Ninh, khi đó Bạc Hy Lai làm Tỉnh trưởng của Liêu Ninh, Giang Trạch Dân đã để Bạc Hy Lai làm việc đó.

Liêu Ninh là nơi diễn ra thu hoạch tạng sống nghiêm trọng nhất, cho nên khi ấy ở thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh thành lập rất nhiều nhà máy nhựa hoá. Mọi người có thể thấy những thứ này vô cùng đáng sợ, họ coi người như vật triễn lãm (*), sau đó còn có thành phố Thẩm Dương, đây đều là những nơi thu hoạch tạng sống nghiêm trọng nhất.

Mỗi năm có mấy vạn nội tạng được thu hoạch sống theo cách như thế, đây là giết mấy vạn người theo yêu cầu. Vì sao? Bởi vì Giang Trạch Dân hạ lệnh đối với học viên Pháp Luân Công như thế này: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, huỷ hoại thân thể”, còn có một câu là ‘giết người không tính là giết người, người bị giết được tính là tự sát, không điều tra nguyên nhân, mà trực tiếp đem thiêu’. Nói trắng ra, khi có người chết thì không cần điều tra nguồn gốc tử vong, ĐCSTQ sẽ lấy cơ quan nội tạng bán kiếm tiền. Đây đều là do Giang Trạch Dân trực tiếp hạ lệnh.

Hơn nữa khi Giang Trạch Dân hạ lệnh thì không dám viết trên giấy vì sợ lưu lại bằng chứng, ông ta dùng khẩu lệnh bảo làm như thế như thế. Người nào càng tàn nhẫn, thì Giang Trạch Dân sẽ đề bạt người ấy. Cho nên mọi người thấy những người được Giang Trạch Dân đề bạt như: Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, La Cán… đều là những người bức hại Pháp Luân Công vô cùng tàn nhẫn.

Chúng ta biết rằng con người làm điều xấu sẽ bị báo ứng, biết bao nhiêu người vô tội chết oan uổng, biết bao gia đình tan nát vì mất người thân trong cuộc bức hại… những thống khổ của họ thì Giang Trạch Dân có bồi thường được không? Không được, tội nghiệp quá to lớn ‘trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa hết mùi’. Tội nghiệp do Giang Trạch Dân tạo ra, đặc biệt là thù hận Phật Pháp, thù hận Chân – Thiện – Nhẫn, mọi người thử nghĩ xem linh hồn của ông ta sẽ đi đâu? Điều quan trọng hơn là Giang Trạch Dân bức hại đoàn thể những người vô tội, những người muốn làm người tốt.

Phá huỷ hết thảy hệ thống duy trì công chính 

Khi bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân có một câu nói trong nội bộ (có người ghi lại) như sau: “Tương đối mà nói, các môn khí công khác không dễ giải quyết, sẽ đem đến độ khó lớn cho công tác của chúng ta, sẽ khởi tác dụng phá hoại đối ổn định với xã hội, không khởi được tác dụng cảnh cáo. Pháp Luân Công giảng Chân – Thiện – Nhẫn, công tác trấn áp của chúng ta có thể phóng tay mà tiến hành, sau này lợi dụng kinh nghiệm trấn áp Pháp Luân Công để vận dụng có hiệu quả đối với những tổ chức khí công khác”.

Giang Trạch Dân thấy rằng, bạn là người tốt, bạn dễ bị bắt nạt, cho nên ông ta muốn trấn áp Pháp Luân Công. Nhưng ông ấy không biết rằng, người tốt trong tâm có tín ngưỡng, nên họ mới kiên trì giảng chân tướng (nói sự thật) về cuộc bức hại cho đến hôm nay.

Chúng ta biết rằng xã hội cần có một hệ thống duy trì công chính, nhưng Giang Trạch Dân đã làm một việc là: phá huỷ toàn bộ hệ thống duy trì công chính của xã hội, từ tự do tín ngưỡng đến tự do ngôn luận, từ khiếu nại đến tư pháp (toà án)… Khi xã hội mất đi hết thảy cơ chế duy trì công bình chính nghĩa, thì những người xấu nhất, tàn nhẫn nhất, tà ác nhất mới có thể bò lên vị trí cao. Ở Trung Quốc đại lục có rất nhiều tham quan, họ dựa vào điều gì mà dám làm? Chính là vì hết thảy cơ chế có thể chế ước họ đều bị Giang Trạch Dân phá hoại.

Lúc này ác quả của xã hội bắt đầu hiển hiện xuất lai, và hết thảy người ở Trung Quốc đều đang gánh chịu những ác quả đó. Bạn không lên mạng nước ngoài được, bạn phải vượt tường lửa, đây là bức tường do Giang Trạch Dân kiến lập. Bạn muốn khiếu nại thì bị chặn, đây là do Giang Trạch Dân chặn khiếu nại. Bạn muốn khởi tố, Giang Trạch Dân nói ‘không được biện hộ cho học viên Pháp Luân Công’, toà án đã bị Uỷ ban Chính trị và Pháp luật khống chế.

Người Tân Cương bị bắt vô các trại tập trung (với mỹ từ là ‘trường dạy nghề’), đây là tổng kết từ kinh nghiệm bức hại Pháp Luân Công. Bạn bị giam trong các phòng container, một lượng lớn người bị mất tích, bị mất nội tạng v.v. đây đều là từ cuộc bức hại Pháp Luân Công mà khuếch trương ra bên ngoài.

Vì sao khoan dung với kẻ ác mà hà khắc với người vô tội? 

Nếu chúng ta minh bạch được đạo lý này, chúng ta có hoài niệm Giang Trạch Dân hay không? Tất nhiên là không.

Nhưng sau khi Giang Trạch Dân chết, có một người dùng mạng nói rằng: ‘Các vị nói xem, Giang Trạch Dân có những cống hiến nào? Không tốt ở những điểm nào v.v.’. Giáo sư Chương đã phản biện rằng: ‘Vậy thì cống hiến của Hitler nằm ở đâu? Tôi cho rằng một cá nhân hễ phạm tội tra tấn, tội phản nhân loại, tội diệt chủng, thì người ấy có cống hiến gì cũng không quan trọng nữa’.

Cũng có người để lại tin nhắn trên kênh Youtube của Giáo sư Chương rằng: ‘Chẳng phải trước đây ông nói rằng ‘một mã là một mã ‘ (一碼是一碼) sao?’. Một cá nhân làm việc tốt là việc tốt, việc xấu là việc xấu, đây là ‘một mã là một mã’.

Giáo sư Chương nói, đúng là bản thân mình đã nói như vậy, nhưng điều đó đúng đối với người bình thường. Nhưng chúng ta biết rằng, trong tôn giáo hoặc trong thể hệ của Thần có một từ là ‘thập ác bất xá’, khi một người làm việc xấu đến một mức độ nhất định, thì hết thảy những việc khác đều không được tính, toàn bộ đều không có gì nữa. Giang Trạch Dân thuộc về ‘thập ác bất xá’, cho nên khi nói về những việc tốt của ông ta đã không còn trọng yếu nữa.

Cũng có ý kiến cho rằng Giáo sư Chương có thù hận với Giang Trạch Dân chăng, tâm lượng nhỏ hẹp, thì Giáo sư Chương muốn nói rằng: ‘Vì sao bạn lại khoan dung với kẻ phạm tội ác phản nhân loại như Giang Trạch Dân, nhưng lại hà khắc với người vô tội?’. Có một số người bao biện cho Giang Trạch Dân, nhưng trên thực tế là họ chưa liễu giải được tội ác của Giang Trạch Dân mà thôi.

Mạn Vũ (ĐKN)

Chú thích: 

(*) Năm 2018 ở Nhà văn hoá Thanh Niên, TP.HCM cũng có ‘triển lãm cơ thể thật bị nhựa hoá’. Triển lãm này nhận được nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ hộ, nhưng cũng có người phản đối vì thấy vô nhân đạo.

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều