spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,8 Tháng mười
spot_img

Vụ sạt lở đèo Bảo Lộc có liên quan gì đến đồi sầu riêng giữa rừng?

Tân Thế KỷTruyền thông trong nước đưa tin, toàn bộ khu vực sạt lở trên đèo Bảo Lộc nằm gọn trong khoảnh đồi trồng sầu riêng. Ngay cạnh đó là khu đất trồng rừng.

Liên quan vụ sạt lở, chiều tối 31/7, UBND tỉnh Lâm Đồng phát thông cáo báo chí, cho biết: khoảng 14h30 ngày 30/7 do mưa lớn liên tục, gây sạt lở mái taluy dương tại Km103+100 (khu vực có đồi sầu riêng), Quốc lộ 20 với khối lượng đất đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m). Vụ sạt lở làm vùi lấp 1 trụ sở trạm cảnh sát giao thông nằm giữa đèo Bảo Lộc, vùi lấp 4 người (gồm 3 chiến sỹ công an và 1 người dân), hư hỏng 3 xe ô tô; chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc.

Đồi sầu riêng có phải nguyên nhân gây sạt lở?

Trong một ảnh chụp bằng flycam cho thấy, đất đá sạt lở đều thuộc khoảnh đất trồng sầu riêng. Khối đất đá đổ xuống chôn vùi Trạm CSGT Madaguoi, làm 4 người tử nạn.

doi sau rieng
hụp bằng flycam cho thấy, đất đá sạt lở đều thuộc khoảnh đất trồng sầu riêng. (Ảnh Dân Trí)

Câu hỏi đặt ra là, vì sao lại xuất hiện vườn sầu riêng trong khu vực đất trồng rừng. Vườn sầu riêng có liên quan gì đến vụ sạt lở hay không?

Dân Trí đưa tin, Ông Đặng Văn Chinh, chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết vườn sầu riêng nói trên thuộc sở hữu của bà Đặng Thị L. (trú thị trấn Đạ M’ri).

Sạt lở đèo Bảo Lộc: Địa phương nói gì về vườn sầu riêng giữa rừng? - 2
Toàn bộ khối lượng đất đá sạt lở đều nằm ở khu vực trồng sầu riêng (Ảnh: Hải Long – Dân Trí)

Theo ông Chinh, bà L. đã sinh sống tại khu vực này từ khá lâu và bắt đầu canh tác trên ngọn đồi nói trên từ năm 1985 đến nay. Toàn bộ khu đất này đã đưa ra quy hoạch ngoài 3 loại rừng từ năm 2008, theo quyết định 450 của UBND tỉnh Lâm Đồng (Đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất để sử dụng đất phát triển kinh tế, xã hội của địa phương).

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, toàn bộ diện tích của chốt cảnh sát giao thông hơn 500m2, và một phần nhỏ đồi sầu riêng phía sau (nối liền với khuôn viên trạm) là đất ngoài lâm nghiệp.

Chủ vườn dẫn nước từ các con suối về để tưới vườn sầu riêng, chứ không khoan giếng như nhiều thông tin trước đó.

Trao đổi về việc có phải khu trồng sầu riêng phía sau trạm là nguyên nhân chính gây sạt lở, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng không có cơ sở. Sạt lở là tổ hợp nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính do kết cấu đất bazan và mưa lớn cực đoan gây biến đổi kết cấu chung trong khu vực.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng cho rằng, xung quanh là đất rừng, vốn có kết cấu vững chãi hơn để chống xói mòn và lở đất, việc vườn sầu riêng xuất hiện ngay trong khu đất rừng liệu có thể phá vỡ kết cấu tự nhiên vốn có không?

Theo đó, nguyên nhân vụ sạt lở vẫn đang tiến hành điều tra. Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đã chỉ đạo mời các chuyên gia địa chất xác định nguyên nhân vụ sạt lở. Đồng thời, đánh giá địa chất toàn bộ tuyến đèo Bảo Lộc và các tuyến đèo quanh tỉnh Lâm Đồng để có giải pháp lâu dài, theo Tuổi Trẻ.

Đèo sạt lở, phương tiện giao thông nên di chuyển theo hướng nào?

Do vẫn đang trong quá trình khắc phục và kiểm tra, để xử lý các điểm có nguy cơ sạt trượt nên các phương tiện không thể lưu thông qua đèo Bảo Lộc cho đến khi có thông báo của cơ quan chức năng. Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện đến và ra khỏi địa bàn tỉnh.

Theo đó, hướng từ TP.HCM đi Đà Lạt, các phương tiện di chuyển theo hướng đường Tỉnh lộ 721 qua huyện Đạ Tẻh và Tỉnh lộ 725 qua huyện Bảo Lâm đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc lên TP.Đà Lạt. Nếu các phương tiện di chuyển theo cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết thì qua Quốc lộ 28B lên Đà Lạt.

Với hướng từ Đà Lạt đi TP.HCM, các phương tiện di chuyển từ Đà Lạt đến ngã ba Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc rẽ phải đi huyện Bảo Lâm qua đèo Con Ó qua huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai (thông qua Tỉnh lộ 721) rẽ phải đi TP.HCM.

Ngoài ra, các phương tiện có thể di chuyển từ Đà Lạt đến huyện Đức Trọng rẽ qua Quốc lộ 28B và đi TP.HCM; hoặc từ Đà Lạt đến huyện Di Linh rẽ qua Quốc lộ 28 đi về TP.HCM.

Nghi Vân (t.h)

BN 2 jpeg

Xem thêm:

Sạt lở đè trạm cảnh sát giao thông khiến 3 chiến sĩ và 1 người dân mất tích trên đèo Bảo Lộc

Siêu bão Doksuri làm nắng nóng ở miền Bắc gay gắt hơn

Cậu bé ăn xin nhận ra mẹ sau 3 năm bị bắt cóc, nhưng vì sao bị mẹ từ chối?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều