spot_img
24 C
Vietnam
Thứ Hai,9 Tháng Chín
spot_img

Hàng chục nghìn báo cáo khoa học giả mạo của Trung Quốc bị tạp chí quốc tế rút lại

Việc làm giả nghiên cứu khoa học và đạo văn trong các bài báo học thuật của Trung Quốc đã trở thành một vấn nạn xã hội và đang lan rộng ra lĩnh vực quốc tế. Mới đây, tạp chí khoa học đa ngành hàng đầu thế giới “Nature” đưa tin rằng hơn 10.000 bài báo của các “học giả” Trung Quốc đã bị nhiều tạp chí tiếng Anh rút lại vào năm ngoái.

Hàng chục nghìn báo cáo khoa học giả mạo của Trung Quốc bị tạp chí quốc tế rút lại
Hàng chục nghìn báo cáo khoa học giả mạo của Trung Quốc bị tạp chí quốc tế rút lại. Ảnh: istockphoto

Tạp chí Nature đưa tin vào hồi tháng trước rằng – Tất cả các nhà xuất bản quốc tế đã thông báo rút lại khoảng 14.000 bài báo, trong đó có đến 3/4 bài báo liên quan đến các “học giả” Trung Quốc. Chỉ riêng Công ty xuất bản Syndivi đã rút lại khoảng 8.200 bài báo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mục đích của việc rút lại là để thanh lý các báo cáo khoa học được cho là đã làm giả khi bình duyệt.

Hiện tượng gian lận học thuật (tiếng Trung là: luận văn tạo giả) luôn tràn lan ở Trung Quốc và “các nhà máy làm giả luận văn nghiên cứu” đã trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn tại nước nay. Truyền thông Hoa Kỳ từng đưa tin, trong thập kỷ qua, số lượng “luận văn tạo giả” của Trung Quốc đã chiếm tới 55% tổng số trên thế giới.

(Trong đó “luận văn tạo giả” có nghĩa là nhà nghiên cứu đã bịa đặt hoặc đưa ra thông tin không tồn tại trong quá trình nghiên cứu, bao gồm dữ liệu; hình ảnh hoặc kết quả, đồng thời công bố những thông tin hoặc kết quả nghiên cứu hư cấu này ra ngoài)

BN 2 jpeg

Bà Lý, giáo sư đã nghỉ hưu của một trường đại học ở Chiết Giang, cho biết ở các trường đại học Trung Quốc, giáo sư không phải là chức danh được ưa chuộng và vấn đề gian lận học thuật bắt nguồn từ chính hệ thống quan liêu của các trường đại học.

Bà Lý nói: “Một người nghiên cứu học thuật thực sự rất khó để có được một dự án. Nó (dự án) phải gắn liền với chức vụ của anh ta. Một người có chức vụ cao, kết hợp cùng hệ thống này, sẽ khiến ra mọi nguồn lực chảy vào người có chức vụ đó. Người có tên tuổi (dựa theo kết quả nghiên cứu khoa học) là người đứng đầu, nhưng họ không phải là người thực sự nghiên cứu khoa học. Có một số người căn bản là không xứng đáng với trình độ của mình, vậy nên để đạt được chức danh nghề nghiệp cao hơn hoặc đạt được chức vụ lãnh đạo nào đó, thì chẳng phải lúc đó anh ta sẽ làm giả nghiên cứu hay sao?”

Nhà bình luận chính trị Lý Đại Vũ cho rằng, kể từ khi ĐCSTQ thúc đẩy “công nghiệp hóa giáo dục” vào cuối những năm 1990, sinh viên Trung Quốc không còn có nhiệt huyết hay tham vọng cao cả như hồi “Sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989”, mà thay vào đó là tập trung vào tiền bạc, cùng với mong muốn nhanh chóng thành công, nạn đạo văn đã trở nên phổ biến.

Vào giữa tháng trước, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường đại học nộp danh sách các bài báo bị rút khỏi các tạp chí tiếng Anh và tiếng Trung trong ba năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết quả xem xét nào được công bố. Lý Đại Vũ tin rằng các quan chức Trung Quốc chỉ làm đang làm cho có để đánh lừa dư luận mà thôi.

Ông Lý nói: “Chiến dịch giả mạo này giống như một cuộc trấn áp các quan chức tham nhũng. Về phần ĐCSTQ, khi một sự kiện nào đó phát sinh, họ sẽ tiến hành một số thủ tục nghe có khoa trương đối với vụ việc này và thông qua các kiến ​​nghị. Nhưng về cơ bản là nó vẫn cố gắng che đậy”.

Hoàng Dung biên dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Bắc Kinh cảnh báo Hàn Quốc sau nhận xét về ‘đụng độ’ ở Biển Đông

Quân đoàn chó robot của Trung Quốc: Thứ nguy hiểm hơn UAV

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều